Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 418 Bài tập Di truyền quần thể (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

418 Bài tập Di truyền quần thể (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

418 Bài tập Di truyền quần thể (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P6)

  • 5506 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở một quần thể cây trồng sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locus 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,46AA+0,28Aa + 0,26aa. Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:

(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.

(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể.

(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng.

(4) Tỷ lệ các cơ thể thuần chủng sẽ tăng dần theo thời gian.

(5) Quần thể có thể đang xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.

(6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4 Số lượng các nhận xét đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền à sai.

(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở một số các cây trong quần thể. à đúng.

(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ được gia tăng. à sai

(4) Tỷ lệ các cơ thể thuần chủng sẽ tăng dần theo thời gian. à đúng

(5) Quần thể có thể đang xảy ra hiện tượng thoái hóa giống. à đúng

(6) Tần số alen trội trong quần thể p = 0,6 và tần số alen lặn q = 0,4 à đúng.


Câu 2:

Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

(1) 0,5AA : 0,5aa.       

(2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.         

(3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.

(4) 0,75AA : 0,25aa.          

(5) 100% AA.                     

(6) 100% Aa.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) 0,5AA : 0,5aa. à không cân bằng

(2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. à cân bằng

(3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. à không cân bằng

(4) 0,75AA : 0,25aa. à không cân bằng

(5) 100% AA. à cân bằng

(6) 100% Aa. à không cân bằng


Câu 3:

Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường lấy từ quần thể ngẫu phối, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến trên?

Xem đáp án

Đáp án C

A: mỏ bình thường, a: dạng đột biến

100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường lấy từ quần thể ngẫu phối, thu được 1500 gà con à mỗi cặp gà bố mẹ đẻ 15 gà con.

Muốn có gà con có KH đột biến thì gà bố mẹ đều có KG Aa

Gà con có KH đột biến à có KG aa = 15 con = 0,01

Muốn gà con có KG aa à gà bố mẹ có KG Aa x Aa

ó Aa x Aa x 1/4= 0,01

ó Aa = 0,2

à Số lượng gà bố mẹ dị hợp tử (có 100 cặp) = 100*2*0,2 = 40 con


Câu 7:

Không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdy – Vanbec

Xem đáp án

Đáp án A
Không phải điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdy – Vanbec là có hiện tượng giao phối không ngẫu nhiên trong quần thể


Câu 9:

Giả sử có một quần thể ong mắt đỏ (là một loài côn trùng ngẫu phối có tác dụng diệt sâu hại cây trồng) đang ở trạng thái cân bằng di truyền.Trong quần thể này,có một locus gồm 3 alen. Alen A1 quy định tính trạng cánh có vết xẻ sâu,alen A2 quy định cánh có vết xẻ nụng còn alen A3 quy định cánh không có vết xẻ.Các alen có quan hệ trội,lặn hoàn toàn theo thứ tự A1>A2>A3, ngoài ra, sự có mặt của các alen này không làm thay đổi sức sống và sinh sản của cá thể. Trong 1000 con ong mắt đỏ phân tích ngẫu nhiên từ quần thể, người ta thấy 250 con cánh không xẻ, 10 con cánh xẻ sâu. Khi cho lại giữa 10 con cánh xẻ sâu này với các con cánh không xẻ sinh ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu. Tần số kiểu hình cánh xẻ nông và tỷ lệ về khả năng kết cặp ngẫu nhiên giữa hai cá thể có kiểu hình cánh xẻ được mong đợi trong quần thể này là:

Xem đáp án

Đáp án A
- A3A3 = 250/1000 = 0,25 à A3 = 0,5
- Ta thấy 10 con xẻ sâu mà lai với ko xẻ đều ra xẻ sâu
à 10 con đó là thuần chủng 
à A1A1 = 10/1000= 0,01 => A1 = 0.1
Vậy tần số alen: A1 = 0,1 ; A2 = 0,4 ;A3 = 0,5
tần số k.hình xẻ nông = 0,42 + 2*0,4*0,5 = 0,56
- Tần số kiểu hình cánh xẻ trong quần thể : 1 - 0,5^2 =0,75
Xác xuất để 1 con xể là 0,75 , vậy để 2 con kết cặp ngẫu nhiên = 0,752 = 0,5625 ≈ 0,563.


Câu 10:

C của quần thể ở thế hệ xuất phát là: 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1, sau bao nhiêu thế hệ thì tỷ lệ thể đồng hợp trong quần thể chiếm 95%

Xem đáp án

Đáp án B

0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1

Tỉ lệ đồng hợp chiếm 95% à tỉ lệ dị hợp = 5%

Gọi số thế hệ tự thụ là x à tỉ lệ KG dị hợp qua x thế hệ = 0,05

à x = 3 à sau 3 thế hệ thì tỷ lệ thể đồng hợp trong quần thể chiếm 95% 


Câu 12:

Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử. à sai, thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ thay đổi theo hướng tăng đồng hợp, giảm dị hợp.


Câu 14:

Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Trong số nữ giới của hòn đảo, khả năng có ít nhất 1 người bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

M-bình thườg, m-bệnh.

Gọi pM, qm là tần số tương đối alen M, m.

Giới cái: p2 XMXM : 2pq XMXm : q2 XmXm

Giới đực: p XMY + q XmY .

Nam mù màu: q XmY=196/2800=0,07= qXm à XmXm = 0,0049.

X/s 1 nữ mù màu XmXm = 0,0049

=> x/s 1 nữ không mù màu = 1 - 0,0049 = 0,9951

x/s để 3000 nữ k mù màu = (0,9951)^3000

x/s để ít nhất 1 nữ mù màu =1 - (0,9951)^3000


Câu 15:

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào KHÔNG chính xác: Tỷ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ giảm dần qua mỗi thế hệ khi quần thể duy trì hiện tượng ngẫu phối. (đây là hiện tượng xảy ra ở tự phối).


Câu 21:

Cho biết tần số f(A) ở quần thể I = 0,5 và f(A) ở quần thể II = 0,6. Tốc độ di nhập gen từ quần thể II vào quần thể I là 10% cho các nhận định dưới đây về quần thể I:

(1). Nếu không xét đến các nhân tố tiến hóa khác di nhập gen, quần thể luôn xảy ra hiện tượng tiến hóa cho đến khi sự chênh lệch tần số alen giữa quần thể nhập cư và quần thể I không còn nữa.

(2). Tần số alen a của quần thể I sau 1 thế hệ nhập cư là 0,51

(3). Giá trị tốc độ di nhập gen được tính bằng số lượng cá thể của nhóm nhập cư chia tổng số cá thể sau nhập cư ở quần thể nghiên cứu.

(4). Tần số alen A của quần thể I sẽ tăng dần cho đến khi đạt tỷ lệ 100%

Số nhận định đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể 1: fA= 0,5

Quần thể 2: fA= 0,6

(1). Nếu không xét đến các nhân tố tiến hóa khác di nhập gen, quần thể luôn xảy ra hiện tượng tiến hóa cho đến khi sự chênh lệch tần số alen giữa quần thể nhập cư và quần thể I không còn nữa. à đúng.

(2). Tần số alen a của quần thể I sau 1 thế hệ nhập cư là 0,51 à sai

Gọi m là số lượng cá thể quần thể I: Ta có số allen A là: 0,5m; số allen a là: 0,5m
Số cá thể chuyển từ quần thể II sang là 0,1m: Có 0,6x0,1m = 0,06m allen A và 0,4x0,1m = 0,04m allen a.
Sau một thế hệ nhập cư, quần thể I có: Số allele A: 0,5m + 0,06mA = 0,56m ; số allele a: 0,5m + 0,04m = 0,54m. 
Vậy fa = 0,54m/(0,56m+0,54m) = 0,49

(3). Giá trị tốc độ di nhập gen được tính bằng số lượng cá thể của nhóm nhập cư chia tổng số cá thể sau nhập cư ở quần thể nghiên cứu. à đúng

(4). Tần số alen A của quần thể I sẽ tăng dần cho đến khi đạt tỷ lệ 100% à sai, alen A của quần thể I sẽ tăng dần nhưng không bao giờ đạt 100% nếu chỉ xét di nhập gen.


Câu 24:

Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ thứ nhất (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Trong số các nhận định về quần thể này, nhận định nào là chính xác? 

Xem đáp án

Đáp án B

0,6AA: 0,4Aa (aa chết ngay sau khi sinh ra) ngẫu phối

Áp dụng công thức tính tần số alen của quần thể ngẫu phối sau n thế hệ khi kiểu gen aa bị chết trước tuổi trưởng thành.

qn = (q0)/(1+n*q0)
trong đó, q0 là tần số alen a ở thế hệ ban đầu và qn là tần số alen a ở thế hệ thứ n.

A. Tần số alen trội ở thế hệ thứ năm của quần thể đạt giá trị 7/8 à sai,

tần số alen lặn a ở thế hệ thứ 5 = 0,2/(1+5x0,2) = 0,1

à tần số alen trội A = 0,9

B. Tần số alen lặn so với alen trội của quần thể ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 1/9 à đúng, a/A = 0,1/0,9 = 1/9

C. Tỷ lệ cây đồng hợp ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 2/9 à sai

AA = (0,9*0,9)/(1-0,12) = 9/11

D. Tần số kiểu gen dị hợp ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 1/4 à sai

Aa = (2*0,1*0,9)/(1-0,12) = 2/11


Câu 25:

Một quần thể tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền dạng 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa. Các hợp tử đồng hợp lặn có sức sống chỉ bằng 1 nửa so với các kiểu gen khác. Tổng tỷ lệ giao tử chứa alen lặn do các cây F1 tạo ra là: 

Xem đáp án

Đáp án A

P: 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa. (tự thụ)

0,2 AA à 0,2 AA

0,4 Aa à 0,1 AA: 0,2 Aa: 0,1/2 aa

0,4 aa à 0,2 aa (hợp tử aa có sức sống = 1/2 các cá thể khác)

à F1: 2/5 AA: 4/15 Aa: 1/3 aa à tỉ lệ giao tử a = 7/15


Câu 26:

Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu sự di truyền của 3 locus với các thông tin cụ thể như sau:

Locus 1: Nằm trên NST thường, có 3 alen với mối quan hệ trội lặn A1 > A2 = A3

Locus 2: Nằm trên NST thường, có 5 alen với mối quan hệ trội lặn B1 > B2 = B3 = B4> B5.

Locus 3: Nằm trên NST thường, có 4 alen với mối quan hệ trội lặn D1 = D2 > D3 > D4.

Locus 2 và 3 cùng nằm trên 1 cặp NST thường khác với locus 1.

Cho các nhận xét dưới đây liên quan đến kiểu gen và kiểu hình của các locus nói trên:

(1). Có tối đa 1260 kiểu gen khác nhau liên quan đến 3 locus xuất hiện trong quần thể.

(2). Có tối đa 60 loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra trong 1 quần thể.

(3). Có tối đa 160 loại kiểu hình khác nhau xuất hiện trong quần thể này.

(4). Có tối đa 1587600 kiểu giao phối trong quần thể liên quan đến các kiểu gen của 3 locus này.

Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu sự di truyền của 3 locus với các thông tin cụ thể như sau:

Locus 1: số KG = 6; số KH = 4

Locus 2 và 3 (nằm trên cùng 1 cặp NST thường): số KG = 15x10 + 10x6 = 210

Số KH của B = 8; số KH của D = 5

Locus 1: Nằm trên NST thường, có 3 alen với mối quan hệ trội lặn A1 > A2 = A3

Locus 2: Nằm trên NST thường, có 5 alen với mối quan hệ trội lặn B1 > B2 = B3 = B4> B5.

Locus 3: Nằm trên NST thường, có 4 alen với mối quan hệ trội lặn D1 = D2 > D3 > D4.

Locus 2 và 3 cùng nằm trên 1 cặp NST thường khác với locus 1. Cho các nhận xét dưới đây liên quan đến kiểu gen và kiểu hình của các locus nói trên: 

(1). Có tối đa 1260 kiểu gen khác nhau liên quan đến 3 locus xuất hiện trong quần thể.  à đúng, 6x210 = 1260

(2). Có tối đa 60 loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra trong 1 quần thể. à đúng, các loại giao tử = 3x5x4 = 60

(3). Có tối đa 160 loại kiểu hình khác nhau xuất hiện trong quần thể này. à đúng, số KH = 4x8x5 = 160

(4). Có tối đa 1587600 kiểu giao phối trong quần thể liên quan đến các kiểu gen của 3 locus này. à số kiểu giao phối = 12602 = 1587600


Câu 27:

Nghiên cứu sự di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát có dạng 0,3aaBB: 0,6AaBb: 0,1AaBB. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các giao tử, hợp tử đều có sức sống và phát triển bình thường. Trong số các nhận định dưới đây về thế hệ F1:

(1). Chỉ có thể xuất hiện tối đa 9 loại kiểu gen ở F1.

(2). 50% số cá thể ở đời F1 khi tự thụ phấn không có hiện tượng phân ly kiểu hình ở đời con.

(3). Không xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử 2 locus ở đời con.

(4). Tỷ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus xuất hiện với tỷ lệ 3,75%.

Số nhận định chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án B

P: 0,3aaBB: 0,6AaBb: 0,1AaBB. (tự thụ phấn bắt buộc)

F1: 0,3aaBB à 0,3 aaBB

0,6 AaBb à 0,0375 AABB: 0,075 AaBB: 0,075 AABb: 0,15 AaBb: 0,075 Aabb: 0,075 aaBb: 0,0375 AAbb: 0,0375 aaBB: 0,0375 aabb

0,1 AaBB à 0,025 AABB: 0,05 AaBB: 0,025 aaBB

(1). Chỉ có thể xuất hiện tối đa 9 loại kiểu gen ở F1. à đúng

(2). 50% số cá thể ở đời F1 khi tự thụ phấn không có hiện tượng phân ly kiểu hình ở đời con. à đúng, đó là các KG 0,0375 AABB+ 0,0375 AAbb: 0,0375 aaBB: 0,0375 aabb + 0,3 aaBB + 0,025 AABB + 0,025 aaBB = 0,5 = 50%

(3). Không xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử 2 locus ở đời con. à sai, có xuất hiện AABB; AAbb; aaBB; aabb

(4). Tỷ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus xuất hiện với tỷ lệ 3,75%. à đúng.


Câu 29:

Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 31:

Ở người, kiểu gen HH qui định bệnh hói đầu, hh qui định không hói đầu, kiểu gen Hh qui định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Ở một quần thể đạt trạng thái cân bằng về tính trạng này, trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gen đồng hợp là 0,1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Những người có kiểu gen đồng hợp trong quần thể có tỉ lệ là 0,84.

(2) Tỉ lệ người nam bị bệnh hói đầu cao gấp 18 lần tỉ lệ người nữ bị hói đầu trong quần thể.

(3) Trong số người nữ, tỉ lệ người mắc bệnh hói đầu là 10%.

(4) Nếu người đàn ông hói đầu kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh hói đầu trong quần thể này thì xác suất họ sinh được 1 đứa con trai mắc bệnh hói đầu là 119/418.

Xem đáp án

Đáp án A

Đặt tần số alen H là x

Quần thể cân bằng di truyền : x2 HH : 2x(1 - x) Hh : (1 – x)2hh

Tỉ lệ nam : nữ = 1 : 1→

Nam hói đầu (HH + Hh) là : x2/2 + x(1 – x).

 Nữ hói đầu (HH) là : x2/2

Trong tổng số người hói đầu, tỉ lệ người có KG đồng hợp là : 

Câu trúc quần thể : 0,01 HH : 0,18Hh : 0,81 hh

Xét các nhận định

(1) sai. Những người có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là 0,82

(2) sai. tỉ lệ nam bị hói đầu/ nữ bị hói đầu là :

(3) sai. ở nữ, tỉ lệ người mắc hói đầu là : 0,005 : 0,5 = 0,01 = 1%

(4) : ♂ hói đầu x ♀ không bị hói đầu

♂ hói đâu có dạng : (0,005HH : 0,09Hh) ↔ (1/19HH : 18/19Hh). ♀ không hói đầu có dạng: (0,09Hh : 0,405hh) ↔ (2/11Hh : 9/11hh). Cặp vợ chồng : (1/19HH : 18/19Hh) x (2/11Hh : 9/11hh). Đời con theo lý thuyết: 10/209HH : 109/209Hh : 90/209hh

Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh đứa con trai bị mắc bệnh hói đầu là: (10/209 + 109/209) : 2 = 119/418→ phát biểu (4) đúng


Câu 33:

Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp. Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét hai gen, mỗi gen có 2 alen. Gen thứ nhất nằm ở vùng tương đồng X và Y, gen thứ hai nằm trên vùng không tương đồng của X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

Xem đáp án

Đáp án B

- Trên mỗi cặp NST thường chứa 2 cặp gen dị hợp:

+ Trên cặp NST thường số 1: các con đực có kiểu gen AB//ab và Ab//aB → giảm phân cho 4 loại tinh trùng trong quần thể.

+ Trên cặp NST thường số 2: các con đực có kiểu gen DE//de và De//dE → giảm phân cho 4 loại tinh trùng trong quần thể.

+ Trên cặp NST thường số 3: các con đực có kiểu gen GH//gh và Gh//gH → giảm phân cho 4 loại tinh trùng trong quần thể.

- Trên cặp NST giới tính XY:  → giảm phân cho tối đa 4X + 2Y = 6 loại giao tử trong quần thể.

→ Tổng số giao loại tinh trùng của các con đực tạo ra = 4 × 4 × 4 × 6 = 384.


Câu 35:

Trong một quần thể bướm sâu đo bạch dương (P) có cấu trúc di truyền là: 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa = 1 (A qui định cánh đen và a qui định cánh trắng). Nếu những con bướm cùng màu chỉ thích giao phối với nhau và quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì theo lý thuyết, ở thế hệ F2, tỉ lệ bướm cánh trắng thu được là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

P: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.

F1: 0,75((1/3AA:2/3Aa) × (1/3AA:2/3Aa)) + 0,25(aa × aa) = 1.

→ 0,75(4/9AA + 4/9Aa + 1/9aa) + 0,25aa = 1 → 1/3AA + 1/3Aa + 1/3aa = 1.

F2: 2/3((1/2AA:1/2Aa) × (1/2AA:1/2Aa)) + 1/3(aa × aa) = 1.

→ 2/3(9/16AA + 6/16Aa + 1/16aa) + 1/3aa = 1 → 3/8AA + 2/8Aa + 3/8aa = 1.

→ Ở F2, tỉ lệ con aa = 3/8 = 37,5%.


Câu 37:

Ở một quần thể sinh vật, sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen vẫn được duy trì không đổi là 0,36AABB: 0,48AAbb: 0,16aabb. Nhận xét nào sau đây về quần thể này là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong quần thể này, tần số các loại giao tử bao gồm: 0,36 AB: 0,48 Ab: 0,16ab.

Nếu sự ngẫu phối xảy ra thì thành phần kiểu gen sẽ thay đổi nên đây không phải là quần thể ngẫu phối. Do vậy, phương án C sai.

Quần thể này không phải là quần thể ngẫu phối nên không có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Do vậy, phương án A sai.

Nếu các yếu tố ngẫu nhiên diễn ra sẽ làm tần số các alen biến đổi đột ngột nên quần thể không thể duy trì thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. Do vậy, phương án D sai.

Quần thể chỉ bao gồm các kiểu gen đồng hợp và được duy trì thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ thì quần thể này có thể là quần thể tự phối hoặc sinh sản vô tính. Do đó, phương án D là phù hợp.


Câu 38:

Một quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền là: 0,25AA:0,3Aa:0,45aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 trong trường hợp ngẫu phối:

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen A của quần thể là: 0,25 + 0,15 = 0,4; tần số alen a = 1 - 0,4 = 0,6

Vì quần thể đã cho ngẫu phối nên tuân theo công thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

Thay số vào ta được cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa

Quần thể cân bằng nên không thay đổi cấu trúc qua các thế hệ → cấu trúc di truyền ở thế hệ F3 : 0,16AA:0,48Aa:0,36aa


Câu 39:

Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm nổi trội là

Xem đáp án

Đáp án C

- Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu có đặc điểm nổi trội là đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.


Câu 40:

Ở người, tính trạng thuận tay là do một locus trên NST thường chi phối, alen A quy định thuận tay phải là trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Ở một quần thể người, người ta nhận thấy có 16% dân số thuận tay trái, nếu quần thể này cân bằng di truyền về locus nghiên cứu thì xác suất để một cặp vợ chồng đều thuận tay phải trong quần thể nói trên sinh ra hai đứa con đều thuận tay phải là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

- A-thuận tay phải, a – thuận tay trái.

- Quần thể CBDT: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

- q2 = 0,16 → q = 0,4; p = 0,6 → 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

- ♂ (3/7AA : 4/7Aa) ×  ♀ (3/7AA : 4/7Aa)

+ TH1: 4/7Aa  ×  4/7Aa → con: 16/49(3/4A-:1/4aa).

+ TH2:                            → con: 33/49(A-)

→ Xác suất vợ chồng sinh 2 đứa con đều thuận tay phải:

TH1 + TH2 = 16/49 × (A-)2 + 33/49 × (A-)2 = 16/49 × (3/4)2 + 40/49 × (1)2 = 85,71%.


Câu 43:

Ở một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,7; b là 0,6. Biết các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này

(1) có 4 loại kiểu hình.                                     (2) có 8 loại kiểu gen.

(3) có tỉ lệ kiểu gen AaBb lớn nhất.                  (4) có tỉ lệ kiểu gen aaBB nhỏ nhất.

Số dự đoán đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

A = 0,7; a = 0,3; B = 0,4; b = 0,6.

- Quần thể đang cân bằng di truyền: (0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa)(0,16BB: 0,48Bb: 0,36bb) = 1.

(1) đúng, số loại kiểu hình = 2 × 2 = 4.

(2) sai, số loại kiểu gen = 3 × 3 = 9 kiểu gen.

(3) sai, tần số kiểu gen lớn nhất là AABb = 0,49 × 0,48 = 0,2352.

(4) đúng, tần số kiểu gen nhỏ nhất là aaBB = 0,09 × 0,16 = 0,0144.


Câu 44:

Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB : 0,48Bb : 0,16bb. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì xu hướng biến đổi tần số các alen là

Xem đáp án

Đáp án C

- Quần thể ban đầu: 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1 có tần số B = 0,6; b = 0,4.

- Khi các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì áp lực của chọn lọc tự nhiên lên 2 alen B và b là như nhau quần thể có xu hướng trở về dạng 0,25BB + 0,5Bb + 0,25bb = 1 có tần số alen B = 0,5 và b = 0,5 tần số 2 alen B và b có xu hướng bằng nhau.


Câu 45:

Trong các xu hướng sau:

(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.

(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.

(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.

(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.

(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.

(6) Đa dạng về kiểu gen.

(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.

Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là

Xem đáp án

Đáp án A

Quần thể tự thụ phấn và giao phấn gần có xu hướng làm cho tần số alen không đổi qua các thệ và thành phần kiểu gen theo hướng tăng đồng giảm dị, qua đó quần thể phân hóa thành các dòng thuần qua đó tạo cơ hội cho alen lặn được biểu hiện thàn kiểu hình.


Câu 46:

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 47:

Một quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền là:0,25 + 0,15 = 0,4 . Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ  trong trường hợp ngẫu phối:

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen A của quần thể là:0,25 + 0,15 = 0,4  ; tần số alen a = 1 - 0,4 = 0,6

Vì quần thể đã cho ngẫu phối nên tuân theo công thức:

Thay số vào ta được cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng: 0,16AA:0,48Aa: 0,36aa

Quần thể cân bằng nên không thay đổi cấu trúc qua các thế hệ => cấu trúc di truyền ở thế hệ


Câu 48:

Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế hệ thì theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng màu thân do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.

Xem đáp án

Đáp án D

- A xám >> a đen

- Quần thể cân bằng di truyền: Tỉ lệ  0,36A- + 0,64aa = 1 → tần số a = 0,8.

=> P: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa

- Chỉ cho các cá thể giống nhau giao phối qua các thế hệ = xám x xám + đen x đen

+ P giao phối: 0,36. [(1/9AA : 8/9Aa)   x   (1/9AA : 8/9Aa)] + 0,64 (aa x aa)

=> F1 : 0,36 (25/81AA + 40/81Aa + 16/81aa) + 0,64aa = 1.

=> F1 : 5/45AA + 8/45Aa + 32/45aa = 1.

+ F1 giao phối: 13/45[(5/13AA : 8/13Aa) x (5/13AA : 8/13Aa)] + 32/45(aa x aa)

=>  F2 : Tỉ lệ con đen (aa) = 13/45 x 4/13 x 4/13 + 32/45 = 48/65


Câu 50:

Một quần thể P tự thụ phấn có tần số kiểu gen ban đầu là: 0,1AA: 0,5Aa: 0,4aa. Biết rằng các cá thể có kiểu gen aa đều bị mất khả năng sinh sản hoàn toàn, còn các cá thể có kiểu gen khác đều sinh sản bình thường. Ở F3, tần số alen a trong quần thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

- Cây P: 0,1AA + 0,5Aa + 0,4aa = 1.

- Cây P sinh sản: 1/6AA + 5/6Aa = 1, tự thụ.

- Cây F1: 9/24AA + 10/24Aa + 5/24aa = 1.

- Cây F1 sinh sản: 9/19AA + 10/19Aa = 1, tự thụ.

- Cây F2: 23/38AA + 10/38Aa + 5/38aa = 1

- Cây F2 sinh sản: 23/33AA + 10/33Aa = 1.

- Cây F3: 51/66AA + 10/66Aa + 5/66aa = 1.

→ Ở F3, tần số alen a = 5/66 + 5/66 = 10/66 = 15,15%.


Bắt đầu thi ngay