IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 7. Ôn tập chuyên đề sự điện li có đáp án

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 7. Ôn tập chuyên đề sự điện li có đáp án

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 11 Chủ đề 7. Ôn tập chuyên đề sự điện li có đáp án

  • 358 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

So sánh khả năng dẫn điện của các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M sau: HNO3, Na2CO3, K3PO4, Al2(SO4)3?

Xem đáp án

Đáp án A

Nồng độ mol các ion có trong các dung dịch HNO3, Na2CO3, K3PO4, Al2(SO4)3 lần lượt là 0,2; 0,3; 0,4; 0,5M

nên độ dẫn điện HNO3 Na2CO3 K3PO4 Al2(SO4)3


Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

(a)Chất điện li bao gồm axit, bazơ, muối

(b)Dãy các chất: HF, NaF, NaOH đều là chất điện li mạnh

(c) Dãy các chất: C2H5OH, C6H12O6, CH3CHO là các chất điện li yếu

(d) Những chất khi tan trong nước cho dung dịch dẫn điện được gọi là những chất điện li

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

(a)Đúng

(b)Sai vì HF là chất điện li yếu

(c)Sai vì đây là không là các chất điện li

(d)Sai vì có những chất tan trong nước cho dung dịch dẫn điện nhưng không gọi là chất điện li (Ví dụ SO3, CaO,…)


Câu 3:

Thêm từ từ từng giọt dung dịch axit sunfuric vào dung dịch Ba(OH)2 đến dư. Độ dẫn điện của hệ sẽ biến đổi thế nào ?

Xem đáp án

Đáp án D

Ba(OH)2    →   Ba2++ 2OH-

H2SO4    →   2H++ SO42-

H++ OH-   →    H2O

Ban đầu khi cho H2SO4 vào Ba(OH)2 thì nồng độ mol các ion giảm dần nên độ dẫn điện giảm. Khi Ba2+ và OH- hết thì nồng độ ion tăng lên làm độ dẫn điện tăng.


Câu 4:

Có 4 dung dịch (đều có nồng độ mol 0,1 mol/l). Mỗi dung dịch có chứa một trong 4 chất tan sau: NaCl, C2H5OH, CH3COOH, K2SO4. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

C2H5OH ko là chất điện li nên khả năng dẫn điện kém nhất

CH3COOH là chất điện li yếu nên tổng nồng độ các ion 0,2 mol

NaCl → Na++ Cl-

0,1        0,1        0,1 Tổng nồng độ các ion là 0,2M

K2SO4→ 2K++ SO42-

0,1        0,2        0,1 Tổng nồng độ các ion là 0,3M

Do đó độ dẫn điện C2H5OH CH3COOH NaCl K2SO4


Câu 5:

Hòa tan 50 gam tinh thể đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước được 200 ml dung dịch A. Tính nồng độ các ion trong A?

Xem đáp án

Đáp án B

nCuSO4.5H2O= 50250=0,2 mol nên CMCuSO4= 0,20,2 =1M=[Cu2+]= [SO42-]


Câu 6:

Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án B

[OH-]= (0,5.2.0,1+0,1.0,5)/0,2= 0,75M


Câu 7:

Trộn lẫn 117 ml dung dịch có chứa 2,84 gam Na2SO4 và 212 ml dung dịch có chứa 29,25 g NaCl và 171 ml H2O. Nồng độ mol của ion Na+ trong dung dịch thu được là:

Xem đáp án

Đáp án C

nNa2SO4= 0,02 mol;    nNaCl=0,5 mol;    nNa+= 0,02.2+0,5= 0,54 mol

[Na+]= 0,54(0,117+0,171+0,212)= 1,08M


Câu 8:

Tính nồng độ mol NO3- trong dung dịch HNO3 10% (D=1,054 g/ml)

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử có 1000 ml dung dịch HNO3 10%

mdd HNO3 = V.D= 1000.1,054=1054 gam

mHNO3= 1054.10/100=105,4 gam;    nHNO3=1,673 mol

CMHNO3 = 1,6731= 1,673M= [NO3-]


Câu 9:

Tính nồng độ H+ trong dung dịch thu được khi hòa tan 8 gam SO3 vào 200 ml nước?

Xem đáp án

Đáp án C

SO3+ H2O   →    H2SO4

nH2SO4= nSO3= 0,1 mol;    nH+= 0,2 mol;    [H+]= 0,20,2=1M


Câu 10:

Trong một dung dịch CH3COOH người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3,0.10-3 M và nồng độ CH3COOH bằng 3,93.10-1 M. Nồng độ mol ban đầu của CH3COOH là:

Xem đáp án

Đáp án C

CH3COOH ↔ CH3COO- + H+

CMCH3COOH ban đu = CMCH3COOH phn ng + CMCH3COOH  dư

= 3,0.10-3+ 3,93.10-1=0,396M


Câu 11:

Trong 2 lít dung dịch CH3COOH 0,01M có 12,522.1021 phân tử và ion. Phần trăm số phân tử axit CH3COOH phân li thành ion là:

Xem đáp án

Đáp án D

Số mol CH3COOH ban đầu là 0,01.2 = 0,02 mol

Tổng số mol phân tử và ion sau khi phân li là: (12,522.1021)/(6,023.1023) = 0,02079 mol

       CH3COOH CH3COO- + H+

Ban đầu 0,02 mol

Phản ứng        x        x        x mol

Sau        0,02-x        x        x mol

Tổng số mol sau phân li là: 0,02 - x + x + x=0,02079 mol suy ra x=7,9.10-4 mol

Số phân tử CH3COOH phân li ra ion là 7,9.10-4.100%0,02=3,95%


Câu 12:

Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là :

Xem đáp án

Đáp án A

Các ion muốn tồn tại thì không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.

Ở đáp án A từng cặp ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên tồn tại 4 dung dịch đó.

Ở đáp án B có AgCl là chất kết tủa

Ở đáp án C có Al2(CO3)3 không tồn tại, bị thủy phân ngay theo phương trình

Al2(CO3)3+ 3H2O→ 2Al(OH)3+ 3CO2

Ở đáp án D có Ag2CO3 là chất kết tủa


Câu 13:

Có 4 dung dịch riêng biệt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong dãy sau: Na+, Pb2+, Ba2+, Mg2+, Cl-, NO3-, SO42-, CO32-. Xác định thành phần của từng dung dịch.

Xem đáp án

Đáp án A

Các dung dịch BaCl2, Pb(NO3)2, MgSO4, Na2CO3 tồn tại được do các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.

Các ion muốn tồn tại thì không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.

Ở đáp án A từng cặp ion không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu nên tồn tại 4 dung dịch đó.

Ở đáp án B có BaCO3 là chất kết tủa

Ở đáp án C có PbCl2 là chất kết tủa

Ở đáp án D có PbSO4 là chất kết tủa


Câu 14:

Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl vừa tan trong dung dịch KOH là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các chất vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với KOH là các chất lưỡng tính

NaHCO3+ HCl   →    NaCl + CO2+ H2O

Ca(HCO3)2+ 2HCl   →    CaCl2+ 2CO2+ 2H2O

Al2O3+ 6HCl    →    2AlCl3+ 3H2O

2NaHCO3+2 KOH   →    Na2CO3+ K2CO3+ 2H2O

Ca(HCO3)2+ 2KOH   →    CaCO3+ K2CO3+ 2H2O

Al2O3+ 2KOH   →    2KAlO2+ H2O


Câu 15:

Các chất trong dãy nào sau đây vừa tác dụng với dd kiềm mạnh vừa tác dụng với dd axit mạnh?

Xem đáp án

Đáp án B

NaHCO3, Zn(OH)2, NaHS là các chất lưỡng tính nên vừa tác dụng với axit mạnh vừa tác dụng với kiềm.


Câu 16:

Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của nước) có chứa tất cả bao nhiêu loại ion?

Xem đáp án

Đáp án C

H3PO4   ↔    H++ H2PO4-

H2PO42-   ↔    H++ HPO42-

HPO42-   ↔    H++ PO43-

Vậy có tất cả số ion là: H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-


Câu 17:

Có 5 dung dịch đựng riêng biệt trong 5 ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl3, Cr(NO3)3, K2CO3, AlCl3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 5 dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là:

Xem đáp án

Đáp án D

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2    →    BaSO4+ 2NH3+ 2H2O

2FeCl3+3 Ba(OH)2    →    2Fe(OH)3+ 3BaCl2

2Cr(NO3)3+ 3Ba(OH)2    →    2Cr(OH)3+ 3Ba(NO3)2

2Cr(OH)3+ Ba(OH)2    →    Ba(CrO2)2+ 4H2O

K2CO3+ Ba(OH)2    →    BaCO3+ 2KOH

2AlCl3+ 3Ba(OH)2    →   2Al(OH)3+ 3Ba(NO3)2

2Al(OH)3+ Ba(OH)2    →    Ba(AlO2)2+ 4H2O

Số ống nghiệm có kết tủa là: (NH4)2SO4; K2CO3; FeCl3


Câu 18:

Cho dãy các chất: Al, Zn, Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4, NH4HCO3, NaCl, Na2S. Số chất có tính lưỡng tính là:

Xem đáp án

Đáp án B

Các chất có tính lưỡng tính là: Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, NH4HCO3 (5 chất)


Câu 19:

Pha trộn 200 ml dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M. Nếu pha trộn không làm co giãn thể tích thì dung dịch mới có nồng độ mol/l là:

Xem đáp án

Đáp án C

CM HCl= (0,2+0,3.2)0,5= 1,6M


Câu 20:

Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M được dung dịch A. Tính pH dung dịch A?

Xem đáp án

Đáp án C

[OH-]= (2.0,5.0,1+ 0,1.0,5)0,2= 0,75M → [H+]=10-14/ 0,75M

Nên pH= -log[H+]= 13,875


Câu 21:

Hòa tan 47,4 gam phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O) và 11,4 gam [Cu(NH3)4]SO4 vào nước để thu được 500 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của SO42- ?

Xem đáp án

Đáp án D

Số mol KAl(SO4)2.12H2O và [Cu(NH3)4]SO4 lần lượt là 0,1 mol và 0,05 mol

Số mol SO42- là: 0,1.2 + 0,05= 0,25 mol

[SO42-]= 0,25/0,5= 0,5 M


Câu 22:

Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 loại anion. Các loại ion trong cả 4 dung dịch gồm: Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO42-, Cl-, CO32-, NO3-. Chắc chắn phải có dung dịch nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Do Pb 2+ kết hợp được với các ion SO42-, CO32-, Cl- tạo kết tủa

Pb2++ SO42-    →    PbSO4

Pb2++ CO32-    →    PbCO3

Pb2++ 2Cl-    →    PbCl2

nên chắc chắn phải có dung dịch Pb(NO3)2 (do Pb 2+ và NO3- không phản ứng với nhau nên hai ion này cùng tồn tại trong một dung dịch).


Câu 23:

Dung dịch X chứa các ion: Na+, NH4+, CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ được nhiều anion nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Dùng Ba(NO3)2 thì:

CO32-+ Ba2+ → BaCO3 ↓

2PO43- + 3Ba2+→ Ba3(PO4)2

SO42-+ Ba2+ → BaSO4

Khi đó trong dung dịch chỉ còn anion NO3-


Câu 24:

Trong số các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

Xem đáp án

Đáp án B

2HNO3 + Ba(HCO3)2   →    Ba(NO3)2+ 2CO2+ 2H2O

Na2SO4+ Ba(HCO3)2   →    BaSO4+ 2NaHCO3

Ca(OH)2+ Ba(HCO3)2   →    CaCO3+ BaCO3+ 2H2O

2KHSO4+ Ba(HCO3)2   →    K2SO4+ BaSO4+ 2CO2+ 2H2O


Câu 25:

Trong dung dịch có chứa các cation: K+, Ag+, Fe3+, Ba2+ và một anion. Đó là anion nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Các ion K+, Ag+, Fe3+, Ba2+ chỉ tồn tại được với anion NO3- vì các ion này không phản ứng với nhau tạo chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu.

Với anion Cl- không được vì: Ag++ Cl-   →   AgCl↓

Với anion CO32- không được vì:

2Ag++ CO32-   →    Ag2CO3

Ba2++ CO32-   →    BaCO3

2Fe3+ + 3CO32-+ 3H2O   →    2Fe(OH)3↓ + 3CO2

Với anion OH- không được vì:

Ag++ OH-   →    AgOH (không bền, phân hủy thành Ag2O)

Fe3++ 3OH-   →    Fe(OH)3


Câu 26:

Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag(3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), Fe(NO3)2 (10). Axit HCl không tác dụng được với chất số:

Xem đáp án

Đáp án B

CuO + 2HCl→ CuCl2+ H2O

Zn +2HCl→ ZnCl2+ H2

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3+ 3H2O

2KMnO4+ 16HCl→ 2KCl + MnCl2+ 5Cl2+ 8H2O

MgCO3+ 2HCl→ MgCl2+ CO2+ H2O

AgNO3+ HCl→ AgCl+ HNO3

MnO2+ 4HCl→ MnCl2+ Cl2+ 2H2O

9Fe(NO3)2+12 HCl→ 6H2O+ 3NO+ 5 Fe(NO3)2+ 4FeCl3

Chất số (3)Ag không phản ứng với HCl vì Ag là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.

Chất số (6) PbS không phản ứng với HCl (một số muối sunfua như PbS, Ag2S, CuS không tan trong nước và không tan trong HCl, H2SO4 loãng)


Câu 27:

Cho dung dịch K2CO3 dư vào dung dịch chứa hỗn hợp cation: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+. Số cation có trong dung dịch sau phản ứng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ca2++ CO32-   →    CaCO3

Mg2+ + CO32-   →    MgCO3

Ba2+ + CO32-   →    BaCO3

2H++ CO32-   →    CO2+ H2O


Câu 28:

Cho Ba(dư) lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2SO4, Al2(SO4)3, MgCl2. Tổng số chất kết tủa khác nhau thu được là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ba+2H2O → Ba(OH)2+ H2

2NaHCO3+ Ba(OH)2→ BaCO3+ Na2CO3+ 2H2O

CuSO4+ Ba(OH)2→ BaSO4+ Cu(OH)2

(NH4)2SO4+ Ba(OH)2→ BaSO4+ 2NH3+ 2H2O

Al2(SO4)3+ Ba(OH)2→ Al(OH)3+ BaSO4

2Al(OH)3+Ba(OH)2→ Ba(AlO2)2+ 4H2O

MgCl2+ Ba(OH)2→ BaCl2+ Mg(OH)2

Các chất kết tủa thu được là: BaCO3; BaSO4; Cu(OH)2; Mg(OH)2


Câu 29:

Cho các cặp dung dịch sau:

(1)BaCl2 và Na2CO3        (2) Ba(OH)2 và H2SO4

(3) NaOH và AlCl3        (4) AlCl3 và Na2CO3

(5) BaCl2 và NaHSO4        (6) Pb(NO3)2 và Na2S

(7)Fe(NO3)2 và HCl        (8) BaCl2 và NaHCO3

(9) FeCl2 và H2S

Số cặp chất xảy ra phản ứng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Các cặp chất xảy ra phản ứng là: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7)

(1)BaCl2 + Na2CO3    →    BaCO3+ 2NaCl

(2) Ba(OH)2 + H2SO4    →    BaSO4+ 2H2O

(3) 3NaOH +AlCl3   →    3NaCl + Al(OH)3

(4) 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 6H2O   →    2Al(OH)3+ 6NaCl+ 3CO2

(5) BaCl2 +NaHSO4    →    BaSO4+ NaCl+ HCl

(6) Pb(NO3)2 + Na2S   →    PbS + 2NaNO3

(7) 9Fe(NO3)2 +12 HCl   →    6H2O+ 3NO+ 5 Fe(NO3)2+ 4FeCl3


Câu 30:

Dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại bỏ được nhiều ion ra khỏi dung dịch (mà không đưa thêm ion mới vào) có thể cho tác dụng với chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi cho dd Na2CO3 vào dung dịch trên thì

Ca2++ CO32-   →    CaCO3

Mg2+ + CO32-   →    MgCO3

Ba2+ + CO32-   →    BaCO3

2H++ CO32-   →    CO2+ H2O

Số cation còn lại trong dung dịch là Na+, K+ và Cl-


Câu 31:

Cho 3.1023 phân tử một hợp chất có chứa ion Cl- hòa tan hoàn toàn trong nước phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch AgNO3 1M. Hợp chất ion đó là:

Xem đáp án

Đáp án A

nmuối clorua= 3.1023(6.1023)= 0,5 mol;       nAg+= 0,5 mol

Để phản ứng vừa đủ với AgNO3 thì nCl-= nAg+= 0,5 mol Suy ra hợp chất đó chỉ có thể là NaCl


Câu 32:

Tổng nồng độ các ion trong dung dịch Al2(SO4)3 25% (D=1,368 g/ml) là:

Xem đáp án

Đáp án A

CM= 10.C%.D (Mcht tan)= 10.25.1,368342= 1M

Al2(SO4)3    →    2Al3++ 3SO42-

1M        2M        3M Tổng nồng độ các ion bằng 5M


Câu 33:

Sục từ từ 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M thì lượng kết tủa thu được là

Xem đáp án

Đáp án B

nCO2=0,35 mol; nNaOH= 0,2 mol;nCa(OH)2 = 0,1mol

Tổng: nOH- = 0,2 + 0,1. 2 = 0,4 mol và nCa2+ = 0,1 mol.

Phương trình ion rút gọn:

CO­2 + 2OH- → CO3 2- + H2 O

0,35     0,4

0,2    ←    0,4    →    0,2 mol

nCO2(dư) =0,35 – 0,2 = 0,15 mol

Tiếp tục xảy ra phản ứng:

CO3 2- + CO2 + H2O    →    2HCO3-

Ban đầu : 0,2     0,15 mol

Phản ứng: 0,15    ←    0,15 mol

CO3 2- + Ca2+    →    CaCO3 ↓

n(CO3)2-(dư) =0,05 mol  <  nCa2+  nCaCO3=n(CO3)2-(dư) = 0,05 mol  mCaCO3=0.05.100=5 gam


Câu 34:

Cho Ba vào các dung dịch sau: X1= NaHCO3, X2= CuSO4, X3= (NH4)2CO3, X4= NaNO3, X5= MgCl2, X6= KCl. Với những dung dịch nào thì không tạo thành kết tủa?

Xem đáp án

Đáp án D

Ba+2H2O    →    Ba(OH)2+ H2

2NaHCO3+ Ba(OH)2   →    BaCO3+ Na2CO3+ 2H2O

CuSO4+ Ba(OH)2   →    BaSO4+ Cu(OH)2

(NH4)2CO3+ Ba(OH)2   →    BaCO3+ 2NH3+ 2H2O

MgCl2+ Ba(OH)2   →    BaCl2+ Mg(OH)2


Câu 35:

Cho một mẫu hợp kim Na - Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 36:

Cho dãy các ion sau:

(a) H+, Fe3+, NO3-, SO42-        (b) Ag+, Na+, NO3-, Cl-

(c) Al3+, NH4+, Br+, OH-        (d) Mg2+, K+, SO42-, PO43-

(e) K+, HPO32-, Na+, OH-        (g) Fe2+, Na+, HSO4-, NO3-

(h) Fe3+, NH4+, SO42-, I-        (i) Mg2+, Na+, SO42-

Số dãy gồm các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là:

Xem đáp án

Đáp án A

Các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là: (a), (i) vì các ion này không phản ứng tạo kết tủa.


Câu 37:

Cho các phản ứng sau:

(a) FeS + 2HCl    →    FeCl2+ H2S

(b) Na2S + 2HCl    →    2NaCl + H2S

(c) 2AlCl3+ 3Na2S + 6H2O    →    2Al(OH)3+ 3H2S + 6NaCl;

(d) KHSO4+ KHS    →    K2SO4+ H2S

(e) BaS + H2SO4(loãng)    →    BaSO4+H2S

Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2-+ 2H+   →    H2S là

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phản ứng (b) có phương trình ion rút gọn S2-+ 2H+   →    H2S


Câu 38:

Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là

Xem đáp án

Đáp án: B

Phản ứng điện li:

MgSO4 → Mg2+ + SO42-

Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-

nSO42- = 0,4 mol

 CM(SO42-) =0,40,5= 0,8 (M)


Câu 40:

Có 2 dung dịch chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ (0,15 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), H+ (0,25 mol), Cl- (0,1 mol), SO42- (0,075 mol), NO3- (0,25 mol), CO32- (0,15 mol). Một trong 2 dung dịch trên chứa các ion nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Để dung dịch tồn tại thì các ion không phản ứng với nhau và định luật bảo toàn được thỏa mãn. Ở đây chỉ có đáp án B thỏa mãn.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương