Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

407 bài trắc nghiệm Cơ chế Di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P3)

  • 5250 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở các thể lưỡng bội có tối đa 9 kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

- I đúng vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
- II đúng. Ta có:
   • Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 1×2×1×1 = 2 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 2×1×1×1 = 2 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 2×2×1×1 = 4 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là 2 + 2 + 4 + 4 + 4 = 16 kiểu gen.
- III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDEE.
   • Thể một có số kiểu gen là 4×1×1×1 = 4 kiểu gen.
   • Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 1×1×1×1 = 1 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen là 4 + 1 = 5 kiểu gen.
- IV sai vì có 30 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 2×3×1×1 = 6 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 3×2×1×1 = 6 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
   • Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 3×3×1×1 = 9 kiểu gen.
→ Tổng số kiểu gen ở các thể một là 6 + 6 + 9 + 9 = 30 kiểu gen.


Câu 2:

Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A

♂AaBbDd × ♀Aabbdd = (Aa × Aa)(Bb × bb)(Dd × dd)

- Cơ thể đực có 20% số tế bào có đột biến nên giao tử đực đột biến có tỉ lệ = 0,2.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,2 = 0,8.

- Cơ thể cái có 10% số tế bào có đột biến nên giao tử cái đột biến có tỉ lệ = 0,1.

→ Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.

- Hợp tử không đột biến chiếm tỉ lệ = 0,8 × 0,9 = 0,72.

- Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀Aabbdd = (Aa×Aa)(Bb×bb)(Dd×dd)

Khi không đột biến sẽ sinh ra kiểu gen aabbdd = aa×bb×dd=  Vậy trong các loại hợp tử không đột biến thì thì hợp tử aabbdd chiếm tỉ lệ: 

1/16 × 0,72 = 0,045 = 4,5%


Câu 3:

Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa.

Cho các nhận xét sau về các tế bào khi kết thúc 3 quá trình:

I. Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24.

II. Số tế bào chỉ chứa N14 là 104.

III. Số tế bào chỉ chứa N15 là 24.

IV. Kết thúc 3 lần nhân đôi, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 64.

Số nhận xét có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Từ phân tử ADN ban đầu (N14) nhân đôi 3 lần trong môi trường N14 sẽ tạo ra 23 = 8 phân tử ADN con đều chứa N14 hay sẽ tạo ra 16 mạch đều chứa N14.

Khi cho toàn bộ 8 phân tử con này nhân đôi 2 lần trong môi trường N15 sẽ tạo ra 8.22 = 32 phân tử ADN con. Trong 32 phân tử ADN này có Chữa 16 phân tử ADN con (16 mạch chứa N14 bổ sung với 16 mạch N15) và 16 phân tử ADN (chỉ mang N15).

Tiếp tục chuyển 32 tế bào con được tạo ra này vào môi trường chứa N14 và cho nhân đôi 2 lần ta được:

+ 16 phân tử ADN con (16 mạch chứa N14 bổ sung với 16 mạch N15) nhân đôi 2 lần sẽ tạo ra 64 ADN con trong đó 16 phân tử ADN con (16 mạch ADN có N14 + 16 mạch ADN con có N15) và 48 phân tử ADN chỉ chứa N14. 

+ 16 phân tử ADN (chỉ mang N15) nhân đôi 2 lần sẽ tạo ra 64 ADN con trong đó có 32 phân tử ADN con (32 mạch ADN con có N14 + 32 mạch ADN có N15) và 32 phân tử ADN chỉ chứa N14.

Xét các nhận xét của đề bài:

 Nhận xét 1 sai vì số tế bào chứa cả N14 và N15 là: 16 + 32 = 48 tế bào.

 Nhận xét 2 sai vì số tế bào chỉ chứa N14 là: 32 + 48 = 80

 Nhận xét 3 sai vì không có tế bào nào chỉ chứa N15.

 Nhận xét 4 sai vì kết thúc 3 lần nhân đôi trên, số phân tử AND là: 64 + 64 = 128

Vậy không có nhận xét nào đúng


Câu 4:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ban đầu có 10 phân tử ADN

II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.

III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.

IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV) 

I. đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22-2) =20→ k = 20:2 = 10.

II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (23 – 2) = 60.→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×320 – 60 = 580.

III. SAI.Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 – 60 = 260.

IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60


Câu 5:

(THPT Chuyên Cao Bằng – lần 1 2019): Phân tích thành phần nuclêôtit của 3 chủng virut thu được:

Chủng A: A = G = 20%; T = X = 30%;

Chủng B: A = T = G = X = 25%;

Chủng C: A = U = G = X = 25%.

Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A=T; G=X → ADN dạng kép; A≠T; G≠X →ADN dạng đơn; có U → ARN


Câu 9:

(Sở GD – ĐT Hà Tĩnh – Lần 1 2019): Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

n =12 → 36 =3n (thể tam bội)

A đúng, nếu thể tam bội cách ly sinh sản với thể lưỡng bội.

B đúng.

C sai, thể này được hình thành do kết hợp giữa giao tử n và 2n

D đúng, cơ quan sinh dưỡng phát triển mạnh


Câu 13:

(THPT Đào Duy Từ - Hà Nội – lần 4 2019): Mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ A+GT+X=0,4. Tỷ lệ này ở mạch còn lại là

Xem đáp án

Đáp án A

Mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ A+GT+X=0,4

→ mạch thứ 2: tỷ lệ này  = 1:0,4 = 2,5


Câu 15:

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – lần 3 2019): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, gồm 7 cặp (kí hiệu I → VII), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một cặp gen có 2 alen. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 dạng đột biến (kí hiệu A, B, C, D). Phân tích bộ NST của các dạng đột biến thu được kết quả sau:

Dạng đột biến

Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp

 

I

II

III

IV

V

VI

VII

A

3

3

3

3

3

3

3

B

1

2

2

2

2

2

2

C

3

2

2

2

2

2

2

D

2

2

2

2

4

2

2

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Đột biến dạng A giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm tỉ lệ 0,78125%.

II. Đột biến dạng D có tối đa 25.515 kiểu gen.

III. Đột biến dạng C có tối đa 192 kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng.

IV. Đột biến dạng B có 256 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn

Xem đáp án

Đáp án C

Dạng đột biến

Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp

KL

 

I

II

III

IV

V

VI

VII

A

3

3

3

3

3

3

3

Tam bội (3n)

B

1

2

2

2

2

2

2

Thể một (2n – 1)

C

3

2

2

2

2

2

2

Thể ba (2n + 1)

D

2

2

2

2

4

2

2

Thể bốn (2n + 2)

 

Xét 1 cặp gen có 2 alen, số kiểu gen

Số kiểu gen tối đa

KG quy định KH trội

KG quy định KH lặn

Thể lưỡng bội

Tam bội

Tứ bội

Thể lưỡng bội

Tam bội

Đơn bội

3

4

5

2

3

1

1

 I sai. Dạng 3n giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm 1/2

II đúng. Số kiểu gen của thể bốn: C71×5×36=25515 (coi như cặp NST mang đột biến là thể tứ bội)

III sai, dạng C: 2n +1

Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng: C71×3×26=1344 kiểu gen.

IV sai.

Nếu cặp NST đột biến mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có: C71×1×26= 448

Nếu cặp NST đột biến không mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có:

C71×1×C61×1×25= 1344

Đột biến dạng B có 1792  kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn


Câu 18:

(THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp – lần 2 2019): Trên một phân tử mARN có trình tự các nuclêôtit như sau :

5’ ...XXXAAUGGGGXAGGGUUUUUXUUAAAAUGA ... 3’

Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã được tARN mang đến khớp ribôxôm lần lượt là :

Xem đáp án

Đáp án A

Bộ ba mở đầu là AUG, bộ ba kết thúc là UAA

5 ... XXXA AUG GGG XAG GGU UUU UXU UAA AAUGA.. .3’

Số axit amin là 6; số bộ ba đối mã là 6 (mã kết thúc không mã hoá axit amin)


Câu 19:

(THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp – lần 2 2019): Alen A ở vi khuẩn E.coli đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.

2. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nucleotit loại G thì alen a có 498 nucleotit loại X.

3. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.

4. Nếu alen A có 400 nucleotit loại T và 500 nucleotit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34nm.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

I sai. Vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hidro nên nếu là đột biến không làm thay đổi tổng số nucleotit thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. → Không phải là đột biến điểm.

II sai. Vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X→  số nucleotit loại X của alen a = số nucleotit loại X của alen A + 2 = 500 + 2 = 502.

III đúng. Vì nếu đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X thì có thể sẽ không làm thay đổi axit amin.

IV đúng. Vì alen A có tổng số 1800 nucleotit nên có chiều dài = 306nm. Nếu đột biến này là đột biến thêm 1 cặp nucleotit thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của alen ban đầu lên 0,34nm.

→ Alen a có chiều dài 306nm + 0,34 = 306,34nm.


Câu 20:

(Sở GD – ĐT Lào Cai – 2019): Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết tế bào đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào. Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?( Biết rằng quá trình phân bào bình thường)

Xem đáp án

Đáp án A

Trong tế bào có 5 NST kép xếp 1 hàng trên MPXĐ → Kì giữa giảm phân 2, 2n = 10 (không thể là nguyên phân vì có 5 NST, nếu là NP thì số NST kép phải là số chẵn)


Câu 22:

(Sở GD – ĐT Bắc Giang – lần 1 2019): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết , phát biểu sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A.sai. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân I

B. sai, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân, số lượng NST: 2×2n NST đơn  →  2n=2  →  D đúng

C. sai. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân I có số lượng NST: 2n kép  →  2n=4


Câu 23:

(Sở GD – ĐT Bắc Giang – lần 1 2019): Cho đoạn ADN trên mạnh khuôn ở người và một đoạn ARN của một loài vi rút gây suy giảm miễn dịch.

Đoạn ADN: 3’ XXGTA (1) XAGGXGAAAT (2) TGGTTAGGGA (3) GATTTAXT 5’

Đoạn ARN: 5’ AUGUAUGGUUAAA 3’

Bình thường đoạn ADN ở người phiên mã rồi dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polipeptit tổng hợp bạch cầu. Khi virut xâm nhập vào cơ thể, virut sẽ tiến hành phiên mã ngược và chèn vào một trong 3 kí hiệu (1), (2), (3) trên đoạn ADN, gây đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit ảnh hưởng đến chức năng bạch cầu. Biến exon chiếm 2 bộ mã di truyền còn intron chiếm một bộ mã di truyền, quá trình trưởng thành của mARN không có sự hoán vị gữa các exon. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về đoạn thông tin trên?

I. Các bộ mã di truyền trong đoạn ADN của người này thể hiện tính thái hóa.

II. Trường hợp đoạn ADN của virut sau khi phiên mã ngược chèn vào vị trí (3) trên ADN của người thì chuỗi pôlipeptít hoàn chỉnh được tổng hợp sẽ có 7 axit amin.

III. Trong 3 trường hợp bị vi rút xâm nhập và trường hợp bình thường pôlipeptít hoàn chỉnh có số axit amin ít nhất có thể rơi vào trường hợp đoạn ADN của vi rút chèn vào vị trí (1) trên ADN của người.

IV. Bình thường, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin.

Xem đáp án

Đáp án C

Đoạn ARN của virut phiên mã ngược thành: 3’ TAXATAXXAAXXX 5’

I. đúng Bình thường: ADN: 3’ XXGTAXAGGXGAAATTGGTTAGGGAGATTTAXT 5’

                   → 5’ GGXAUGUXXGXUUUAAUUAAUXXXUXUAAAUGA 3’

Trình tự các axitamin: Met – Ser – Ala – Leu – Thr – Asn – Pro – Ser – Lys 

2 bộ ba cùng mã hóa cho axit amin Ser  →  tính thoái hóa

II. sai. Chèn vào ví trí (3)

XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG ATA XAT AXX AAX XXG ATT TAXT

Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba ATT chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 11 axitamin

III. đúng

+ Bình thường: ADN: 3’ XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG AGA TTT AXT 5’

Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba AXT, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 8 axit amin.

+ Chèn vào vị trí (1)

XXGTATAX ATA XXA AXX XXA GGX GAA ATTGGTTAGGGA GATTTAXT

Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba ATT chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 6 axitamin

+ Chèn vào vị trí (2)

XXGTAX AGG XGA AAT TAX ATA XXA AXX XTG GTT AGG GAG ATT TAXT

Chưa xuất hiện bộ ba kết thúc, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có hơn 13 axit amin

+ Chèn vào ví trí (3) có 11 axitamin

IV. đúng

Bình thường: ADN: 3’ XXGTAX AGG XGA AAT TGG TTA GGG AGA TTT AXT 5’

Bắt đầu từ bộ ba TAX, kết thúc ở bộ ba AXT, chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tổng hợp bạch cầu sẽ có 8 axit amin.


Câu 27:

(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – lần 2 2019): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào bình thường:

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau:

I.Tế bào 1 đang ở kì sau 2 của giảm phân với bộ NST 2n = 8.

II.Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.

III.Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.

IV.Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.

Số phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Quan sát hình vẽ ta thấy:

Tế bào 1:

+ Ở tế bào 1, các NST kép vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy không tồn tại các cặp tương đồng nên đây là kì sau của lần giảm phân 2 với 2n = 8→ ý I đúng

+ Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, cơ thể mang tế bào 1 có bộ NST 2n = 8, có kiểu gen dị hợp hoặc đồng hợp→ III đúng

Tế bào 2:

+ Ở tế bào 2, các NST kép vừa tách thành các NST đơn (như tế bào 1) nhưng ta thấy tồn tại các cặp tương đồng (A và a hay B và b) nên đây là kì sau của nguyên phân→ II sai

+ Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân, cơ thể mang tế bào 2 có bộ NST 2n = 4, có kiểu gen là AaBb→ IV đúng


Câu 28:

(THPT Chuyên KHTN – lần 3 2019): Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phấn cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ thể bình thường giảm phân cho tối đa 28 loại giao tử,mà mỗi cặp NST giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử → số lượng NST đơn bội của loài là n=8

Một hợp tử nguyên phân 4 lần tạo 24 = 16 tế bào mang 384NST đơn

→ Trong mỗi tế bào có 384:16 = 24 NST đơn =3n


Câu 33:

(Sở GD – ĐT Bắc Ninh – lần 2 2019): Xét cơ thể mang cặp gen dị hợp Bb, 2 alen đều có chiều dài 408nm. Alen B có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 20%, alen b có 3200 liên kết. Cơ thể trên tự thụ phấn thu được F1. Ở F1 xuất hiện loại hợp tử có chứa 1640 nuclêôtit loại A. Loại hợp tử này có kiểu gen là

Xem đáp án

Đáp án B

2 alen đều có chiều dài là 408nm= 4080 Å, tổng lượng nu có trên một alen là 4080 : 3,4 × 2 = 2400 nu

Xét alen B:

Do A=T, G=X, A+T+G+X = 100% tổng số nu

Mà theo bài ra có A-G =20% (do hiệu số nu A với loại khác là 20%, A = T nên chỉ có thể là hiệu với G và X)

   Nên A=T=35%; G=X=15%

   Vậy A=T=840; G=X=360

Xét alen b:

   A+T+G+X= 2400

   Alen b có 3200 liên kết hidro tức là 2A + 3G = 3200. A=T và G=X

   Vậy A=T=400, G=X=800

Hợp tử chứa 1640 nucleotit loại A, 1640= 840 + 400 + 400

Do đó hợp tử là Bbb


Câu 35:

(Sở GD – ĐT Đà Nẵng – 2019): Một gen cấu trúc (B) dài 4080Å, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU, qua nhân đôi đã tạo ra một alen đột biến (b). Số lượng nuclêôtit từng loại của alen (b) là

Xem đáp án

Đáp án C

NB = 4080×2 : 3,4 = 2400 nucleotit = 2A+2G

Ta có A/G=3/2

Giải hệ phương trình: 2A+2G=2400A/G=3/2A=T=720G=X=480

Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU sẽ làm thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

Vậy gen b: A = T = 719; G = X = 481.


Bắt đầu thi ngay