Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết
Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P6)
-
9662 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 306 nm và có số nuclêôtit loại xitôzin chiếm 28% tổng số nuclêôtit của gen. Theo lí thuyết, gen này có số nuclêôtit loại ađênin là?
Đáp án B.
L = 306 nm = 3060A à N = 1800
X = 28% = 0,28x1800 = 504 à A = 396.
Câu 2:
Trong các nhận định sau đây về alen trội đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong giảm phân, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Có thể được tổ hợp với một alen trội tạo ra thể đột biến.
(2) Có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
(3) Không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.
(4) Được nhân lên ở một số mô cơ thể và biểu hiện ra kiểu hình ở một phần cơ thể.
Đáp án C.
(1) Sai. Gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình là thể đột biến.
(3) Sai. Ở trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình.
(4) Sai. Đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân à Đột biến giao tử. Đột biến gen lặn có thể đi vào hợp tử thể dị hợp nên không biểu hiện ra ngoài. Gặp tổ hợp đồng lặn thì nó biểu hiện ra ngoài nên tất cả các tế bào đều chứ alen đột biến.
Câu 3:
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể?
Đáp án B
Các dạng đột biến tam bội, tứ bội, lệch bội là dạng đột biến số lượng NST
Câu 4:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B.
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Phiên mã không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của ARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen à Không gây đột biến gen.
Câu 5:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một gen có nhiều alen nếu bị đột biến 10 lần thì sẽ tạo ra tối đa 10 alen mới.
II. Đột biến điểm làm thay đổi chiều dài của gen thì luôn dẫn tới làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.
III. Đột biến làm tăng tổng liên kết hidro của gen thì luôn làm tăng chiều dài của gen.
IV. Ở gen đột biến, hai mạch của gen không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Đáp án B.
- I đúng: Một gen có nhiều alne nếu bị đột biến 10 lần sẽ tạo ra được tối đa 10 alen mới.
- II đúng: Đột biến làm thay đổi chiều dài của gen thì sẽ làm thay đổi tổng số liên kết hidro của gen đó.
- III sai: Đột biến làm tăng tổng số liên kết hidro có thể làm tăng chiều dài của gen hoặc không làm thay đổi chiểu dài của gen. Nếu đột biến là thêm (hoặc mất cặp nucleotit) sẽ làm tăng (hoặc giảm) số liên hết hidro của gen. Nhưng trong trường hợp là đột biến thay thế cặp nucleotit AT bằng GX thì số liên kết hidro dù có tăng nhưng chiều dài gen là không đổi.
- IV: sai: Ở gen đột biến, hai mạch của gen vẫn liên kết với nhau theo NTBS. NTBS chỉ không được thể hiện đúng trong các gen tiền đột biến.
Câu 6:
Ở một loài động vật, xét 3 gen A, B và D. Trong đó gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường có 5 alen; Gen B nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X có 3 alen; Gen D nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính có 4 alen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tối đa 1890 kiểu gen.
II. Ở giới XY có tối đa 720 kiểu gen.
III. Ở giới XX có tối đa 60 kiểu gen đồng hợp.
IV. Ở giới XX sẽ có tối đa 60 loại giao tử.
Đáp án B
Câu 7:
Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A (SVNT) có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin : 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’; 5’XGA3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’,5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến mất cặp A-T ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên thì côđon thứ nhất không có gì thay đổi về thành phần các nuclêôtit.
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 13 thì các côđon của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên không bị thay đổi.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 10 thành cặp T- A thì đoạn polipeptit do đoạn gen trên tổng hợp có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Cys – Ser.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành X-G thì phức hợp axit – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN.
Đáp án A.
Phát biểu I, III và IV đúng.
Mạch gốc của gen A có 3’GXA TAA GGG XXA AGG 5’. à Đoạn phân tử mARN là 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’.
- I đúng. Vì đột biến mất cặp A-T ở vị trí thứ 4 thì trình tự các côđon trên mARN trờ thành 5’XGU UUX XXG GUU…3’.
- II sai. Vì đột biến thêm cặp G-X xảy ra ở vị trí trước bộ ba thứ 13 đang xét nên các côđon ở phía trước vị trí xảy ra đột biến không có gì thay đổi nhưng bộ ba thứ 5 AGG sẽ bị thay đổi thành GAG làm cho côđon UXX trên mARN trở thành codon XUX.
- III đúng. Vì đoạn gen A chưa bị đột biến quy định tổng hợp đoạn polipeptit có trình tự các axit amin Arg – Ile – Pro – Gly – Ser nhưng khi cặp G-X ở vị trí thứ 10 bị thay thế thành cặp T-A làm cho côđon GGU quy định Gly trờ thành côđon UGU quy định Cys làm cho đoạn polipeptit trờ thành Arg – Ile – Pro – Cys – Ser.
- IV đúng. Vì nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành X-G làm cho côđon AUU biến thành bộ ba mở đầu AUG có phức hợp axit amin – tARN tham gia dịch mã là Met – tARN.
Câu 8:
Khi nói về nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tế bào sinh dục, đột biến chỉ xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể giới tính.
II. Ở tế bào sinh dưỡng, đột biến không xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể giới tính.
III. Cùng một loài động vật, tất cả các đột biến thể một đều có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
IV. Các đột biến lệch bội không làm thay đổi cấu trúc của các phân tử protein do gen quy định.
Đáp án B.
Chỉ có phát biểu số IV đúng.
Do tính vô hướng của đột biến nên đột biến có thể xảy ra ở cả cặp nhiễm sắc thế thường hay nhiễm sắc thề giới tính dù ở tế bào sinh dục hay sinh dưỡng (I, II sai). Trong cùng một loài, các cá thể đột biến thể một có số lượng bộ NST giống nhau, tuy nhiên kiểu hình có thể khác nhau (III sai).
Câu 9:
Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
II. Tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bổ sung với nhau từng đôi một.
III. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
Đáp án D.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
Vì:
- Phân tử AND sau khi nhân đôi đã tạo ra 62 mạch polinuclêôtit mới à tổng số mạch polinuclêôtit tạo ra sau khi nhân đôi là (62+2) = 64 mạch. Vậy sau khi nhân đôi đã tạo ra 32 phân tử AND à Phân tử AND ban đầu đã nhân đôi 5 lần liên tiếp à I đúng.
- Trong các AND con được tạo ra có 2 phân tử AND mang 1 mạch có nguồn gốc từ môi trường ban đầu, do đó chỉ có 30 phân tử AND được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào à IV đúng, III sai.
- Tất cả các mạch đơn mới được được tạo ra ở trên đều được tạo thành nhờ nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi AND do đó chúng sẽ có trình tự bổ sung từng đôi một với nhau à II đúng.
Câu 10:
Ở sinh vật nhân thưc, điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi AND và quá trình phiên mã là:
Đáp án A.
-Nhân đôi và phiên mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung ở nhân đôi A-T, G-X ; xúc tác đoạn mồi là rA-rU, rG-rX, ở phiên mã là A-U, G-X, T-A.
* Study Tip:
-Nhân đôi thì diễn ra trên cả phân tử ADN nhưng phiên mã chỉ bắt đầu khi có tín hiệu khởi động và bắt đầu từ một trình tự đặc biệt trên gen gọi là vị trí khởi đầu phiên mã (promoter).
-Quá trình nhân đôi, xét trên 1 chạc chữ Y, một mạch có sự hình thành của các đoạn Okazaki vì cấu tạo ADN theo nguyên tắc đối song song 2 mạch ngược chiều nhau và enzyme ADN-polỉmerase chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 3'->5'.
Quá trình phiên mã thì không có sự xúc tác của enzyme AND-polimerase
Câu 11:
Một loài có bộ NST 2n = 16, trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể phát hiện thấy ở cặp NST thứ 4 có 3 chiếc NST, các cặp khác đều bình thường và mang 2 chiếc NST. Cá thể này thuộc dạng thể đột biến nào sau đây?
Đáp án B.
Thể ba. Vì ở cặp NST số 4 có 3 chiếc, các cặp khác đều có 2 chiếc (2n+1).
STUDY TIP
Thể ba thuộc đột biến lệch bội, thể tam bội thuộc đột biến đa bội.
Câu 12:
Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Riboxom thực hiện dịch mã mARN theo5'-3'.
(2) tARN mang bộ ba anticodon 3'AUU5' nhận biết bộ ba kết thúc 5'UAA3'trên mARN.
(3) tARN mang bộ ba anticodon 5'UAX3'vận chuyển Met.
(4) Dịch mã luôn xảy ra ở tế bào chất có sự tham gia của riboxom tự do hoặc riboxom liên kết.
Đáp án C
1 đúng.
2 sai: trong dịch mã, tế bào không sử dụng tARN để nhận biết bộ ba kết thúc.
3 sai: chiều 3'UAX5'.
4 sai: xảy ra trong các tế bào quan ti thể, lục lạp.
Câu 13:
Chỉ có 3 loại nucleotit A, U, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
Đáp án D.
Số loại mã di truyền tối đa: 33 = 27
Câu 14:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã.
(2) Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân gây đột biến.
(3) Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
(4) Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(5) Đột biến xoma nếu là đột biến thành gen trội sẽ được biểu hiện ở một phần của cơ thể và có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng và được truyền qua sinh sản hữu tính.
(6) Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
(7) Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Đáp án A.
-1 sai: Nếu đột biến xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzim phiên mã không nhận ra để khởi động phiên mã.
-2 sai: Do có thể sai hỏng ngẫu nhiên hoặc bắt cặp nhầm.
-3 sai: Có thể có lợi, có hại hoặc trung bình tùy vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
-4 đúng.
-5 sai: Đột biến xoma không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
-6 sai: Đột biến có thể không được biểu hiện ra kiểu hình.
-7 sai: Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Câu 15:
Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài và có một số nhận xét như sau:
I. Tế bào A có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.
II. Bộ NST lưỡng bội của loài là n – 4.
III. Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân II.
IV. Tế bào A đang ở giảm phân II nhưng sẽ không thể tạo được các giao tử bình thường.
V. Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.
Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số phát biểu đúng là:
Đáp án B.
(1) Đúng, vì ta thấy có hai cặp alen A và a; B và b trong cùng 1 tế bào.
(2) Sai, vì ta thấy có tất cả 4 gen mà 2 gen A và B lại cùng nằm trên 1 NST nên suy ra tế bào này có 3 cặp NST
2n = 6 n = 3.
(3) Sai, quan sát tế bào này cho thấy ở cặp các NST số 1 và số 3 từ trên xuống, hai NST có thành phần gen không giống nhau nên đã có sự trao đổi chéo trong giảm phân I.
(4) Đúng, tế bào A đã bị rối loạn giảm phân I nên không thể tạo được giao tử bình thường mà có 2 loại giao tử (n+1) và (n-1).
(5) Sai, tế bào đang được quan sát trong hình là tế bào (n+1) kép đang thực hiện giảm phân II, kết quả từ tế bào này cho 2 loại giao tử là AbaBDe và AbabDe, tế bào còn lại là tế bào (n-1) kép chỉ chứa 2 NST kép thuộc 2 cặp khác nhau (D kép hoặc d kép và E kép hoặc e kép), nên chỉ cho được 2 tế bào giao tử giống nhau về kiểu gen. Vì vậy, tế bào A chỉ có thể cho tối đa là 3 loại giao tử.
Câu 16:
Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. Coli, mỗi tế bào chứa một phân tử AND vùng nhân được dánh dấu bằng N15 trong 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây không đúng
I. Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
II. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533.
III. Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530.
IV. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6.
Đáp án A.
Thời gian thế hệ g = 20 phút
Số lần phân chia: 3x60 : 20 = 9.
Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ:
3x29 = 1536.
Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 sau 3 giờ:
1536x2 - 3x2 = 3066.
Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ: 1536 – 6 = 1530.
Số mạch đơn của 3 phân tử ADN ban đầu được đánh dấu bằng N15 = 3x2 = 6.
Vậy kết luận số (I, III, IV) đúng, kết luận (II) sai.
Câu 17:
Một đoạn gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit ở mạch mã hóa là:
5'-ATG GTX TTG TTA XGX GGG AAT-3'
Trình tự nuclêôtit nào sau đây phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên?
Đáp án A.
Dựa vào NTBS: A - U, T - A, G - X, X - G
Câu 18:
Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 gen alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể?
Đáp án B.
Câu này các em chú ý khái niệm:
- Cặp alen: là 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng 1 gen, cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội....
- Gen không alen là các gen nằm ở những vị trí (locut) khác nhau trên 1 NST hoặc trên các NST khác nhau. Ví dụ: gen A và gen B là 2 gen không alen.
- Locut gen là vị trí nhất định của gen trên NST.
Câu 19:
Gen D có 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại G bằng 1,5 lần số nuclêôtit loại A. Gen D bị đột biến điểm thành alen d, alen d giảm 1 liên kết hiđrô so với alen D. Alen d nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Đáp án A.
- Theo bài ra ta có số liên kết hiđrô của gen D là
2A + 3G = 1560 (1)
mà G = 1,5A thay vào (1) ta có 2´A + 3´1,5A = 1560
® 6,5A = 1560
® A = 240 thay vào (1) ta tính được G = 360.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen D là
A = T = 240, G = X = 360.
- Gen D bị đột biến điểm thành alen d làm cho alen d hơn gen D 1 liên kết hiđrô chứng tỏ đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
- Số nuclêôtit mỗi loại của alen d là:
A = T = 240 - 1 = 239; G = X = 360 +1 = 361
- Alen d nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường phải cung cấp là
Amt = Ad (23 - 1) = 239 ´ (23 - 1) = 1687.
Câu 20:
Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:
Đáp án A
STUDY TIP:
Gen bị đột biến thì sẽ phiên mã ra mARN bị đột biến. Tuy nhiên không phải lúc nào mARN bị đột biến cũng tạo chuỗi pôlipeptit bị đột biến vì có trường hợp trên gen xảy ra đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác dẫn tới làm thay đổi 1 nuclêôtit trong phân tử mARN làm xuất hiện bộ ba mới trên mARN nhưng bộ ba mới này lại cùng mã hóa axit amin giống bộ ba cũ.
- Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến quy định tổng hợp không bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen không bị đột biến quy định tổng hợp.
- Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một aa đây chính là tính thoái hóa của mã di truyền —> chọn A.
- Phương án C và D không liên quan đến việc chuỗi pôlipeptit tạo thành có bị đột biến hay không khi gen quy định tổng hợp nó bị đột biến.
Câu 21:
Khi nói về quá trình phiên mã, cho các phát biểu sau:
I. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.
II. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
III. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN đuợc tổng hợp theo chiều 5' - 3'.
IV. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Có bao nhiêu phát biểu trên đúng?
Đáp án C.
Enzim đóng vai trò chủ đạo trong phiên mã là ARN polimerase, phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5' ® 3' theo NTBS.
Câu 22:
Trong các thông tin sau đây, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội thể một?
I. Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
II. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
III. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
IV. Xảy ra ở cả thực vật và động vật.
Đáp án B.
Có 2 đặc điểm chung, đó là I và IV.
Cả đột biến đảo đoạn và đột biến lệch bội đều có đặc điểm: không làm thay đổi chiều dài của ADN và không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST. Đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và động vật.
STUDY TIP:
Các đột biến lệch bội, đa bội không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. Chỉ có đột biến gen mới làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Câu 23:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
II. Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
IV. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá, chọn giống.
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng là (I), (IV).
- (II) sai vì: nếu cơ thể mang gen đột biến lặn ở trạng thái dị hợp thì chưa biểu hiện thành kiểu hình đột biến nên chưa gọi là thể đột biến.
(III) sai vì: không phải đột biến gen nào cũng được di truyền cho đời sau (ví dụ đột biến làm cho thể đột biến mất khả năng sinh sản thì nó không được di truyền cho đời sau). Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì nó liên quan tới bộ máy di truyền của tế bào.
Câu 24:
Cho biết các bộ ba AAA, XXX, GGG, uuu (trên mARN) xác định các axit amin lần lượt là: Lizin (Lys), prôlin (Pro), glicin (Gli) và phênylalanin (Phe). Một trình tự ADN sau khi bị đột biến thay thế nuclêôtit A bằng G đã mang thông tin mã hoá chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gli - Lys - Phe. Trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của ADN trước khi đột biến là:
Đáp án A.
Pro - gli - lys - Phe là: XXX - GGG - AAA - uuu
® Trên mạch gốc sẽ có trình tự là:
GGG - XXX - TTT - AAA
® Nhìn đáp án ta chỉ thấy A và D là thỏa mãn có đột biến và trình tự sắp xếp đúng, nhưng phải chọn đáp án A vì trên mạch gốc thì chiều là 3' ® 5'
Câu 25:
Cho biết 4 bộ ba 5'GXU3'; 5'GXX3'; 5'GXA3'; 5'GXG3' quy định tổng hợp axit amin Ala; 4 bộ ba 5'AXU3'; 5'AXX3'; 5'AXA3'; 5'AXG3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài bé hơn chiều dài của alen A.
II. Nếu alen A có 900 nuclêôtit loại G thì alen a cũng có 900 nuclêôtit loại X.
III. Nếu alen A nhân đôi 1 lần cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại T thì alen a nhân đôi 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 1203 nuclêôtit loại T.
IV. Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 420 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 210 nuclêôtit loại X.
Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
- Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T ® I sai.
- Vi đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. ® Nếu alen A có 900G thì alen a sẽ có 899X ® II sai.
- Vì đột biến làm thay thế cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a nhiều hơn alen A một cặp A-T ® Alen A nhân đôi 1 lần cần cung cấp 400T thì alen a nhân đôi 2 lần cần môi trường cung cấp 1203T ® III đúng.
- Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần thì nhu cầu về G giảm đi 1 nu và nhu cầu về A sẽ tăng lên 1 nu; Còn u và X thì không thay đổi ® Alen A cần môi trường cung cấp 210X thì alen a cũng cần môi trường cung cấp 210X ® IV đúng.
Câu 26:
Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6 và mỗi gen quy định một tính trạng. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen được kí hiệu là: . Giả sử có một thể đột biến cấu trúc NST có kiểu gen là . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến này phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit thuộc hai cặp NST không tương đồng.
II. Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường.
III. Hình thái của các NST có thể không bị thay đổi.
IV. Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen a.
Đáp án B.
Chỉ có phát biểu III đúng.
- I sai. Vì đây là đột biến đảo đoạn (đoạn đảo chứa các gen bd) cho nên không do tiếp hợp giữa 2 cromatit thuộc 2 NST khác nhau.
- II sai. Vì đột biến không liên quan đến gen Q.
- III đúng. Vì đảo đoạn ngoài tâm động có thể không làm thay đổi hình thái NST.
- IV sai. Vì đột biến đảo đoạn bd không liên quan đến gen a nên không làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen a.
Câu 27:
Một phân tử ADN có chiều dài 0,408 micromet, trong đó có tích % giữa nucleotit loại A với một loại khác là 4% và số nucleotit loại A lớn hơn loại G. Số nucleotit từng loại của phân tử ADN này là?
Đáp án B
Câu 28:
Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số gen của nhiễm sắc thể?
Đáp án B.
Các dạng đột biến cấu trúc NST: lặp đoạn, chuyển đoạn tương hỗ, mất đoạn làm thay đổi số gen trên NST.
STUDY TIP
Đột biến số lượng NST không làm thay đổi số gen trên NST: đột biến đa bội, lệch bội.
Câu 29:
Cho các phát biểu sau đây về sự nhân đôi AND trong một tế bào của một loài thực vật:
I. AND chỉ nhân đôi một lần tại pha S của chu kỳ tế bào
II. ARN polimeraza có chức năng xúc tác hình thành mạch AND mới theo chiều 5’→3’.
III. Xét trên mọt đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
IV. Sự tổng hợp đoạn mồi có bản chất là ARN có sử dụng Ađênin của môi trường để bổ sung với Uraxin của mạch khuôn.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án A.
I. Sai vì ADN ngoài nhân có thể nhân đôi nhiều lần.
II. Sai vì ARN – pol chỉ có vai trò xúc tác đoạn mồi có bản chất là ARN chứ không thể hình thành mạch ADN.
III. Đúng xét trên một đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
IV. Sai vì mạch khuông là AND không có Uraxin.
Câu 30:
Một loài sinh vật, xét 6 cặp gen trội hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee, Gg, Hh nằm trên 6 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiên phát biểu sau dây đúng:
I. Trong loại này có tối đa 729 loại kiểu gen
II. Trong loài này có tối đa 63 thể đột biến về các gen đang xét.
III. Trong loài này có tối đa 15 loại đột biến lệch bội thể ba kép.
IV. Có tối đa 64 loại kiểu gen quy định kiểu hình có 6 tính trạng trội.
Đáp án D.
I. mỗi gặp gen có 3 kiểu gen à 6 cặp gen có số kiểu gen tối đa là: 36 = 729 à đúng.
II. Số thể đột biến tối đa về các gen đang xét:
= 6 +15 +20+15+6+1 = 63 à đúng.
III. Số loại đột biến tối đa thể ba kép: à đúng.
IV. Mỗi cặp gen có 2 kiểu gen quy định tính trạng trội (A-B-D-E-G-H-) = 26 = 64
Câu 31:
Gen A có chiều dài 510 nm và có tỉ lệ . Do tác nhân của chất 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen A đã làm cho gen A bị đột biến thành alen a, alen a có tổng số 4202 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây có thể là đột biến điểm
II. Có ít nhất 2 phân tử 5BU tham gia vào quá trình gây đột biến trên
III. Để phát sinh đột biến làm cho A thành a thì gen A phải trải qua ít nhất 2 lần nhân đôi
IV. Alen a có thể dài hơn so với Alen A
Đáp án A
Câu 32:
Khi nói về đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong thế giới sinh vật, sự phát sinh đột biến đa bội luôn nhanh chóng làm phát sinh loài mới
II. Ở côn trùng, một đột biến gen cũng có thể làm phát sinh loài mới nếu thể đột biến làm thay đổi tập tính giao phối của sinh vật
III. Đột biến tứ bội thường dẫn tới làm tăng số liên kết hidro của mỗi gen có trong nhân tế bào
IV. Đột biến lệch bội thể một thường dẫn tới làm giảm số lượng gen có trên mỗi nhiễm sắc thể
Đáp án A.
- Các dạng đột biến số lượng NST không làm thay đổi số lượng gen có trên mõi NST và không làm thay đổi số liên kết hidro của mỗi gen à III, IV sai.
- Sự phát sinh đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới. Tuy nhiên không phải tất cả các đột biến đa bội đều làm phát sinh loài mới, đặc biệt ở động vật.
- Cần hiểu rằng, sự xuất hiện thể đa bội chưa phải đã là sự xuất hiện loài mới, mà nó phải có khả năng sinh sản, nhân lên về số lượng thành một quần thể và đứng vững qua chọn lọc tự nhiên à I sai.
- Ở côn trùng, nếu đột biến gen làm thay đổi tập tính giao phối của sinh vật đó, nghĩa là đã có sự cách li sinh sản với loại gốc – cơ chế cách li trước hợp tử. Mặc khác, sự phát tán của côn trùng thường mạnh, cùng với sự sinh sản nhanh, nên đột biến có thể nhanh chóng được nhân lên, có vốn gen khác so với loài ban đầu, từ đó có thể dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 33:
Các nhà khoa học cho thấy mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, ngoại trừ
Đáp án C.
Có 2 loại axit amin có duy nhất 1 loại bộ ba quy định là Tritophan: UGG và Metionin: AUG.
Câu 34:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây khi xoắn lại có đường kính 11nm?
Đáp án D.
Nucleoxôm (2nm) → Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) → Sợi siêu xoắn (300nm) → crômatit (700nm) → NST (1400nm).
Câu 35:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm tăng số loại alen trong một nhiễm sắc thể?
Đáp án D.
A. Sai. Đảo đoạn chỉ thay đổi vị trí gen trên NST
B. Sai. Lặp đoạn chỉ làm tăng số lượng gen có sẵn trên NST
C. Sai. Chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi thành phần gen
Câu 36:
Một gen ở sinh vật nhân sơ có 720 nuclêôtit loại guanine và có tỉ lệ . Theo lí thuyết, gen này có chiều dài là?
Đáp án B.
Gen có G = 720 và A/G = 2/3 → A = 480
N = 2A + 2G = 2400 → L = 2400 x 3,4/2 = 4080 A
Câu 37:
Khi nói về biến dị ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Mức độ gây hại của alen đột biến chỉ phụ thuộc vào tổ hợp gen mà không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
II. Tia UV có thể làm cho hai bazơ timin kề nhau trên cùng một mạch ADN liên kết nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen.
III. Sự sắp xếp lại các gen do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
IV. Đột biến đa bội không có vai trò đối với tiến hóa vì không góp phần hình thành nên loài mới.
V. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra trong giảm phân, không xảy ra trong nguyên phân.
Đáp án A.
I. Sai. Mức độ gây hại phụ thuộc cả vào môi trường, ở môi trường này có thể có hại nhưng ở môi trường khác lại có lợi
II. Đúng
III. Đúng
IV. Sai. Đột biến đa bội có vai trò to lớn cho việc hình thành loài mới đặc biệt ở thực vật.
V. Sai. Đột biến lệch bội xảy ra ở cả nguyên phân và giảm phân.
Câu 38:
Đột biến lệch bội
Đáp án C.
A. Sai. Chỉ ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
B. Sai. Có ở cả NST giới tính.
C. Đúng.
D. Sai. Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa
Câu 39:
Bốn gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể của trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể, biết các gen này nằm liền nhau theo thứ tự tương ứng là A, B, D, E, gen A,B,E tồn tại 2 loại alen, gen D chỉ tồn tại 1 loại alen. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:
I. Đột biến mất một cặp nu ở giữa gen A sẽ gây ra hậu quả nặng nề hơn so với gen D vì đột biến mất cặp nu ở gen A sẽ gây ra dịch khung từ điểm xảy ra đột biến đến các gen khác ở phía sau.
II. Quần thể của loài này sẽ có 27 kiểu gen về các gen đang xét
III. Nếu gen D đột biến thành alen d thì có thể sẽ tạo thành thể khảm
IV. Đột biến đảo đoạn chứa gen B và gen D sang vùng khác của NST có thể khiến gen B và D không được phiên mã.
Đáp án C.
I sai: Nếu đột biến mất một cặp nucleotit của gen A hoặc D chỉ làm cho gen đó bị ảnh hưởng, các gen còn lại không bị ảnh hưởng. Nên hệ quả là như nhau.
II đúng: Quần thể có 33 = 27 kiểu gen về các gen đang xét.
III đúng: Gen D có 1 loại alen nên khi đột biến có thể tạo thành thể khảm
IV đúng: Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm hoặc ngừng mức độ hoạt động của gen.
Câu 40:
Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 7.
II. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
III. Trong tổng số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
IV. Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN con chỉ chứa 1 mạch đơn N14.
Đáp án D.
Gọi số tế bào ban đầu là x.
Số AND chứa mạch N15 sau 4 lần nhân đôi = số mạch đơn N15 sau 2 lần nhân đôi đầu tiên
= tổng số mạch ADN sau 2 lần nhân đôi đầu – số mạch chứa N14 = 2.x.22 – 2x = 42 → x = 7 → I đúng
II. Đúng do có 42 phân tử chứa 1 mạch N15 nên cũng có 42 phân tử chứa 1 mạch N14
III. Đúng
Số ADN con sinh ra ở lần NP cuối là 7 x 24 = 112
Số ADN con chỉ chứa mạch N14 là 112 – 42 = 70
IV. Đúng. Sau một số lần nhân đôi ở N15 thì số phân tử AND chứa N14 = số mạch ADN chứa N14 ở sau lần nhân đôi thứ 4 = 70 x 2 + 42 = 182
STUDY TIP
Dạng bài nhân đôi ADN này các em hãy tham khảo và làm thêm trong sách Công Phá Sinh Bài Tập Sinh bản 2018 nhé, luyện tập thêm sẽ không nhầm lẫn nữa.