Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết
Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P9)
-
9540 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại axit nucleic nào sau đây không có liên kết hiđro trong phân tử
Đáp án B
mARN do chỉ có một mạch và cấu tạo mạch thẳng nên không có liên kết hiđro trong phân tử
Câu 2:
Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:
Met – Val – Ala – Asp – Gli – Ser – Arg…
Thể đột biến về gen này có dạng:
Met – Val – Ala – Glu – Gli – Ser – Arg…
Đột biến thuộc dạng
Đáp án B
Ta nhận thấy rằng chuỗi polipeptit trên đã bị thay axit amin Asp thành axit amin Glu và các axit amin khác vẫn như cũ à Gen quy định chuỗi polipeptit này đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.
Câu 3:
Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa như hình bên. Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả
Đáp án C
Hình ảnh cho thấy các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng đang phân li về 2 cực của tế bào à Đây là đặc điểm của kỳ sau giảm phân I.
Câu 4:
Có một enzim cắt giới hạn cắt các đoạn ADN mạch kép ở trình tự nucleotit 5’AGT TXG3’. Khi sử dụng enzim này để cắt một phân tử ADN có tổng số 2.106 cặp nucleotit thì theo lí thuyết phân tử ADN này sẽ bị cắt thành bao nhiêu đoạn?
Đáp án B
Câu 5:
Cho các nhận định sau về điều hòa hoạt động gen ở E.Coli, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra.
(2) Khi môi trường không có lactozơ, gen điều hòa không phiên mã.
(3) Khi môi trường có lactozơ thì không có sản phẩm của gen điều hòa.
(4) Các gen cấu trúc Z, Y, A mã hóa ra một phân tử mARN duy nhất
Đáp án B
(1) Đúng. Với mỗi giai đoạn sinh lí của cơ thể, để phù hợp với thích ứng từ môi trường. Các gen trong cơ thể có thể hoạt động hoặc không hoạt động, sản xuất sản phẩm nhiều hay ít cho phù hợp.
(2) Sai. Gen điều hòa phiên mã tạo ra protein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản các gen cấu trúc phiên mã tạo ra enzim phân giải đường lactozơ.
(3) Sai. Sản phẩm của gen điều hòa là protein ức chế. Khi môi trường có lactozơ, lactozơ sẽ gắn vào vùng hoạt động của protein ức chế và vô hiệu hóa protein này chứ không làm mất đi protein ức chế nên vẫn có protein ức chế trong tế bào E.coli.
(4) Đúng. Các gen cấu trúc Z, Y, A mã hóa ra một phần tử mARN duy nhất. Nhưng trên phần tử mARN này sẽ chia thành 3 vùng trình tự mARN của gen Z, Y, A và khi dịch mã sẽ tổng hợp nên 3 loại protein riêng biệt Z, Y, A.
Câu 6:
Giả sử một phân tử 5-brom uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là
Đáp án A
Sau 3 đợt nguyên phân, tạo ra 8 tế bào gồm
+ 1 tế bào mang đột biến thay thế A – T thành G – X.
+ 1 tế bào tiền đột biến mang cặp G – 5BU.
+ 6 tế bào bình thường mang cặp A – T.
Câu 7:
Một phân tử mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nucleotit A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nhận xét về mARN trên?
(1) Tỉ lệ bộ mã có chứa 2A và 1G nhỏ hơn 10%.
(2) Tỉ lệ bộ mã có chứa 2U lớn hơn 20%.
(3) Tỉ lệ bộ mã có chứa A là 80%.
(4) Tỉ lệ bộ mã có chứa 3A là 6,4%.
Đáp án B
(1) Đúng. Tỉ lệ bộ mã có chứa 2A và 1G là: 0,42.0,2.3=9,6%.
(2) Sai. Tỉ lệ bộ mã có chứa 2U là: 0,32.0,7.3=18,9%.
(3) Sai. Tỉ lệ bộ mã có chứa A là: 1 – 0,63=78,4%.
(4) Đúng. Tỉ lệ bộ mã có chứa 3A là: 0,43=6,4%.
Câu 8:
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, d nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử các trường hợp đột biến sau đây (nếu có) đều có sức sống và khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể thì ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen về thể ba.
(2) Nếu xuất hiện thể ba ở cặp A,a thì các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen.
(3) Ở loài này, có tối đa 378 phép lai giữa các cá thể.
(4) Số kiểu gen dị hợp tối đa của loài này là 20 kiểu gen
Đáp án B
(1) Sai. Loài này có 3 cặp nhiễm sắc thể, đột biến thể ba có thể xảy ra ở cặp A,a hoặc B,b hoặc D,d (trong quần thể có thể xuất hiện đồng loạt cả 3 trường hợp cùng lúc, tức là có cá thể mang đột biến thể ba ở cặp A,a; có cá thể mang đột biến thể ba ở cặp B,b;…chứ không phải có cá thể mang đột biến thể ba ở ba cặp nhiễm sắc thể, khi đó không gọi là thể ba nữa mà là tam bội).
Vì mỗi cặp nhiễm sắc thể đều xét một cặp gen có 2 alen như nhau nên số kiểu gen thể ba ở cặp A,a bằng số kiểu gen thể ba ở cặp B,b hay D,d. Vì vậy ta chỉ cần tính số kiểu gen ở trường hợp thể ba ở cặp A,a rồi nhân ba.
Xét trường hợp thể ba ở cặp A,a:
+ Cặp A,a có 4 kiểu gen AAA, AAa, Aaa, aaa.
+ Cặp B,d có 3 kiểu gen BB, Bb, bb.
+ Cặp D,d có 3 kiểu gen DD, Dd, dd.
à Trường hợp này có 4.3.3=36 kiểu gen.
à Các dạng thể ba có thể xuất hiện tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể ở loài này có 36.3=108 kiểu gen.
(2) Đúng. Số kiểu gen quy định kiểu hình trội cả ba tính trạng
+ Ở các cá thể lưỡng bội bình thường là: 2.2.2 = 8
+ Ở các cá thể mang thể ba cặp A,a là 3.2.2 = 12
à Số kiểu gen cần tìm là 8 + 12 = 20 kiểu gen.
(3) Đúng. Số kiểu gen tối đa ở loài này là 3.3.3 = 27 kiểu gen.
à Số phép lai giữa các cá thể là .
(4) Sai. Số kiểu gen dị hợp tối đa của loài này là: 27 – 2.2.2 =19 kiểu gen.
Câu 9:
Cho các phát biểu sau về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Đột biến mất đoạn luôn có hại.
(2) Lặp đoạn có thể tạo ra alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
(4) Chuyển đoạn là dạng đột biến chỉ tác động đến một nhiễm sắc thể.
Đáp án A
(1) Sai. Người ta có thể gây đột biến mất đoạn để loại bỏ gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.
(2) Sai. Lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen. Chính đột biến gen mới tạo alen mới chứ không phải lặp đoạn.
(3) Đúng. Đột biến đảo đoạn là đột biến làm cho một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra và đảo ngược 1800 rồi nối lại nên sẽ làm đảo vị trí các gen trên nhiễm sắc thể.
(4) Sai. Chuyển đoạn có thể xảy ra giữa 2 nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng hoặc khác cặp tương đồng.
Câu 10:
Cho các nhận định sau về đột biến gen, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Đột biến xoma được nhân lên ở một mô và luôn được biểu hiện ở một phần cơ thể.
(2) Đột biến giao tử luôn được truyền lại cho đời sau.
(3) Đột biến gen chỉ xảy ra trong giảm phân.
(4) Tiền đột biến là đột biến xảy ra trên cả hai mạch của gen
Đáp án A
(1) Sai. Nếu đột biến xoma là đột biến lặn sẽ không được biểu hiện thành kiểu hình.
(2) Sai. Đột biến giao tử muốn truyền được cho đời sau thì giao tử bị đột biến phải được thụ tinh và phát triển.
(3) Sai. Đột biến gen còn xảy ra trong nguyên phân và trong phân đôi của ti thể, lục lạp.
(4) Sai. Tiền đột biến là đột biến xảy ra trên một mạch của gen.
Câu 11:
Quan sát hình mô tả cấu trúc của mARN, tARN, rARN.. Dựa vào các kiến thức đã học, hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
(1) Ở hình trên, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển axit amin metionin hoặc foocmin metionin.
(2) Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương xứng với các nội dung: liên kết hidro, côđon và anticôđon.
(3) tARN trên có 3 thùy nên sẽ có 3 bộ ba đối mã.
(4) rARN trên riboxom chi có một mạch nên sẽ không có liên kết hiđro.
Đáp án A
(1) Đúng. Nếu là sinh vật nhân sơ, tARN sẽ mang axit amin foocmin metionin, nếu là sinh vật nhân thực thì ngược lại.
(2) Sai. Số (1) đúng là liên kết hiđro nhưng số (2) là bộ ba đối mã trên tARN nên gọi là anticôđon, còn bộ ba mã hóa trên mARN thì gọi là côđon.
(3) Sai. Mỗi tARN chỉ mang được 1 axit amin duy nhất trong mỗi lượt vận chuyển.
(4) Sai. Tuy rARN chỉ có một mạch nhưng có những vùng cuộn lại tạo thành liên kết hiđro giữa các đơn phân trên cùng một mạch.
Câu 12:
Alen B có 900 nucleotit loại A và có tỉ lệ . Alen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T và trở thành alen b. Alen b sau đó bị đột biến mất một cặp nucleotitt G-X và trở thành alen b1. Tổng số liên kết hiđro của alen b1 là:
Đáp án B
Bài tập này có 2 hướng tính số liên kết hiđro của alen b1;
+ Tính trực tiếp sau khi tìm được số nucleotit mỗi loại của alen b1.
+ Tính gián tiếp thong qua số liên kết hiđro của B.
Vì cách tính gián tiếp sẽ tiết kiệm thời gian hơn nên chúng ta sẽ tính theo hướng này:
Xét alen B: A = 900, G=A/1,5=600
→ Số liên kết hidro của alen B là 900.2 + 600.3 = 3600.
So với alen B, alen b1 bị mất đi 4 liên kết hiđro
→ Số liên kết hidro của alen b1 là 3600 – 4 = 3596.
Câu 13:
Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết ở ruồi giấm đực là
Đáp án B
Số nhóm gen liên kết thường bằng bộ nhiễm sắc thế đơn bội của loài.
Nhưng trường hợp cụ thể với ruồi giấm đực (XY) thì ngoài 3 cặp nhiễm sắc thể thường cho 3 nhóm gen liên kết, cặp nhiễm sắc thể giới tính do không tương đồng nên được tính là 2 nhóm gen liên kết.
Vì vậy ở ruồi giấm đực có 5 nhóm gen liên kết.
Câu 14:
Đột biến gen xảy ra trong nguyên phân, truyền lại cho đời sau qua sinh sản hữu tính là dạng
Đáp án A
Đột biến tiền phôi xảy ra trong giai đoạn phôi sớm (khoảng 8 tế bào) khi phôi chưa phân hóa thành các cơ quan nên sau này khi phát triển, các tế bào đột biến này được biệt hóa thành cơ quan sinh sản, thành tế bào sinh dục sơ khai qua đó có thể truyền lại cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. Sai vì đột biến xoma xảy ra ở cơ quan sinh dưỡng, di truyền qua sinh sản vô tính.
c. Sai vì đột biến giao tử xảy ra trong giảm phân.
D. Sai vì đột biến trung tính chỉ là nói đến tác dụng của đột biến, không thể kết luận đột biến xảy ra trong nguyên phân hay giảm phân, cũng không kết luận được đột biến xảy ra trong cơ quan sinh dưỡng hay phôi sớm,...
Câu 15:
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?
Đáp án C
A và B. Sai. Vì chuyến đoạn trong một nhiễm sắc thể → vật chất di truyền không đổi, chỉ thay đổi trình tự các gen trên nhiễm sắc thể → không tạo thêm alen nào trên nhiễm sắc thể đơn bị đột biến → Loại.
D. Sai. Vì mất đoạn làm mất gen → không tạo thêm alen nào → loại.
Đúng. Vì lặp đoạn sẽ dẫn đến lặp gen lặp alen.
Ví dụ nhiễm sắc thể đơn ban đầu mang alen A, đột biến lặp đoạn làm nhiễm sắc thể này mang hai alen A (AA). Thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 16:
Axit amin cystein được mã hóa bởi 2 bộ ba, alanin được mã hóa bởi 4 bộ ba, valin được mã hóa bởi 4 bộ ba. Có bao nhiêu loại mARN khác nhau làm khuôn tổng hợp cho một đoạn polypeptit có 5 axit amin, trong đó có 2 cystein, 2 alanin và 1 valin?
Đáp án B
Ta có:
+ cystein được mã hóa bởi 2 bộ ba
+ alanin được mã hóa bởi 4 bộ ba
+ valin được mã hóa bởi 4 bộ ba
→ Để mã hóa chuỗi polypeptit có 5 axit amin gồm 2cystein, 2 alanin, 1 valin sẽ có số cách là: 2.4.4.5!.2=7680 cách tương đương 7680 mARN.
Sở dĩ:
+ Nhân 5! là vì chuỗi polypeptit có 5 axit amin xếp ngẫu nhiên có phân thứ tự.
+ Nhân 2 là vì do axit amin có 2 đầu khác nhau dẫn đến chuỗi polypeptit cũng sẽ có 2 đầu khác nhau, 2 chuỗi polypeptit cùng 1 trình tự nhưng khác chiều sẽ là 2 chuỗi polypeptit khác nhau.
Ví dụ: chuỗi Cys-Cys-Ala-Ala-Val sẽ khác chuỗi Val-Ala-Ala-Cys-Cys.
Câu 17:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Trong một phép lai giữa cây thân cao thuần chủng với cây thân cao có kiểu gen Aa, ở đời con thu được phần lớn các cây thân cao và một vài cây thân thấp. Biết rằng sự biểu hiện chiều cao cây không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây thân thấp này có thể là thể đột biến nào sau đây?
Đáp án B
Xét phép lai của đề bài: AA x Aa ở đời con có thu được 1 vài cây thân thấp (chỉ chứa alen a) → Cây Aa sẽ cho alen a.
Mà cây thân cao thuần chủng (AA) nếu giảm phân cho giao tử bình thường thì sẽ cho toàn giao tử mang alen A đời con sẽ không xuất hiện cây thân thấp.
→ Cây thân cao thuần chủng (AA) sẽ không cho giao tử mang alen A → cho giao tử khuyết nhiễm sắc thể mang alen A (vì đề đã loại trường hợp đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể).
→ Cây thân thấp ở đời con sẽ chỉ có mang kiểu gen a → Thể một nhiễm.
Câu 18:
Cho các phát biểu sau đây về quá trình phân bào, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Ở pha G1 ADN được nhân đôi.
(2) Trong quá trình giảm phân, trung thể chỉ nhân đôi một lần.
(3) Ở kỳ giữa giảm phân II, các nhiễm sắc thể đơn xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
(4) Đối với các loài vi khuẩn, nguyên phân là cơ chế sinh sản.
Đáp án A
(1) Sai. ADN được nhân đôi ở pha S.
(2) Sai. Trong quá trình giảm phân, nhiễm sắc thể nhân đôi một lần nhưng nhiễm sắc thể xếp hàng ở mặt phẳng xích đạo 2 lần.
Cần trung thể nhân đôi 2 lần để kéo các nhiễm sắc thể về mỗi cực nhờ thoi vô sắc.
(3) Sai. Ở kỳ giữa giảm phân II, các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
(4) Sai. Ở vi khuẩn không có quá trình nguyên phân, chúng sinh sản bằng cách phân đôi hoặc nảy chồi và tạo bào tử.
Câu 19:
Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ chứa N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo ra 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là
Đáp án D
Gọi số phân tử ADN ban đầu là X.
Ta có: , 16 phân tử ADN ban đầu có 16.2=32 mạch chứa N15.
32 mạch ADN chứa N15 này khi đặt trong môi trường N14 qua quá trình tái bản sẽ tạo ra 32 phân tử ADN chứa N15.
Câu 20:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một cặp gen có 3 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba kép tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba kép này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về các gen đang xét?
Đáp án B
Câu 21:
Quan sát hình ảnh sau và kết hợp với các kiến thức đã học:
Hãy cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng về hình ảnh trên?
(1) Hình ảnh trên mô tả quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ.
(2) Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, trong mỗi chạc chữ Y, chiều tạo mạch liên tục cùng chiều với chiều tháo xoắn.
(4) Trong mỗi đơn vị tái bản, có một mạch được tổng hợp liên tục.
Đáp án B
(1) Sai. Hình ảnh trên mô tả quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật.
(2) Đúng. Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ nên trên mạch khuôn 3’-5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
(3) Đúng.
(4) Sai. Trong mỗi chạc chữ Y có một mạch mới được tổng hợp liên tục và một mạch mới được tổng hợp gián đoạn. Nhưng trong một đơn vị tái bản (gồm 2 chạc chữ Y ngược chiều nhau), cả 2 mạch điều được tổng hợp gián đoạn.
Câu 22:
Tác nhân hóa học như 5-Brom uraxin là đồng đẳng của timin gây ra đột biến
Đáp án D
Câu 23:
Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim nào sau đây có tác dụng nối các đoạn okazaki lại với nhau?
Đáp án A
Enzim Ligaza có tác dụng nối các đoạn okazaki sau khi loại bỏ đoạn mồi,… trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 24:
Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:
Cho các phát biểu sau:
(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.
(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.
(4) Các tế bào được quan sát là tế bào của động vật.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án A
(1) Đúng. Vì các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (giai đoạn b)→ Là quá trình nguyên phân (đã vẽ đầy đủ các quá trình).
(2) Sai. Bộ nhiễm sắc thể của loài trên là 2n = 4. Ở kì giữa (giai đoạn b) có 4 nhiễm sắc thể kép →2n = 4.
(3) Sai. Tuy ở giai đoạn (b) có 8 phân tử ADN nhưng vì 2n = 4 nên chỉ thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể.
(4) Sai. Ở kì cuối (giai đoạn c) có xuất hiện vách ngăn do thành tế bào là xelulozo không thể co rút được → là tế bào thực vật.
Câu 25:
Một gen điều khiển giải mã được 10 chuỗi polipeptit hoàn chỉnh, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 2990 axit amin. Số liên kết peptit trong các chuỗi polipeptit đã tổng hợp là
Đáp án B
Số axit amin có trong các chuỗi polipeptit hoàn chỉnh là: 2990-10=2980.
Số liên kết trong các chuỗi polipeptit đã tổng hợp là: 2980-10=2970.
Câu 26:
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaXBXB giảm phân bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án B
Một tế bào sinh tinh có kiểu gen dị hợp (AaXBXb) khi giảm phân bình thường (không xảy ra đột biến) và không hoán vị gen (AaXBXb không thể hoán vị gen) sẽ cho 2 loại giao tử: AXB và aXb hoặc AXb và aXB.
Câu 27:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động promoter là
Đáp án D
Câu 28:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật là đúng?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định giới tính.
(3) Hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể giới tính XY luôn phát triển thành con đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính vẫn có thể bị đột biến cấu trúc và số lượng.
Đáp án A
(1) Sai. Nhiễm sắc thể giới tính có ở mọi tế bào (trừ những tế bào đặc biệt, mất nhân như tế bào hồng cầu trưởng thành,…)
(2) Sai. Nhiễm sắc thể giới tính còn những chứa các gen quy định tính trạng bình thường như gen mù màu, máu khó đông,…Ở người, nhiễm sắc thể giới tính Y có chứa 78 gen.
(3) Sai. Ở chim, tằm, bướm, ếch nhái, cá,.. con đực mang bộ nhiễm sắc thể giới tính XX, chưa kể giới tính còn phụ thuộc vào môi trường.
(4) Đúng. Nhiễm sắc thể giới tính vẫn có thể bị đột biến như những cặp nhiễm sắc thể khác.
Ví dụ:
+ Đột biến cấu trúc: Ở ruồi giấm lặp đoạn 16A hai lần trên NST X là cho mắt hình cầu thành mắt dẹt.
+ Đột biến số lượng: Tơcno (X0), claifento (XXY), siêu nữ (XXX), … ở người.
Câu 29:
Một số tế bào vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 56 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến và ADN đang xét là ADN ở vùng nhân tế bào, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Số tế bào vi khuẩn E.coli ban đầu là 7.
(2) Trong tổng số ADN con tạo thành, có 56 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
(3) Trong tổng số ADN con sinh ra, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
(4) Nếu cho các phân tử ADN con sinh ra tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
Đáp án B
(1) Đúng. Gọi số tế bào vi khuẩn E.coli ban đầu là x
→ Sau khi nhân đôi 2 lần ở môi trường N15 thì có 4x tế bào chứa N15.
→ Sau khi nhân đôi 2 lần ở môi trường N14 thì có 4x × 2 = 8x phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15.
Ta có 8x = 56 → x = 7.
(2) Đúng. → Sau khi nhân đôi 2 lần ở môi trường N15 sẽ tạo ra 7 × 4 = 28 phân tử ADN (cả 2 mạch đều chứa N15).
→ 28 phân tử ADN (cả 2 mạch đều chứa N15) sau khi qua môi trường chỉ chứa N14.
+ Sau lần nhân đôi thứ nhất sẽ tạo ra: 56 phân tử ADN mà mỗi phân tử ADN khi này gồm 1 mạch chứa N15, 1 mạch chứa N14.
+ Sau lần nhân đôi thứ hai sẽ tạo ra 112 phân tử ADN, trong đó:
* 56 phân tử ADN mà mỗi phân tử ADN khi này gồm 1 mạch chứa N15, 1 mạch chứa N14
* 56phân tử ADN mà mỗi phân tử ADN (cả 2 mạch đều chứa N15).
(3) Sai. Trong tổng số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 56 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
(4) Sai. Trong 112 phân tử ADN con ở trên, số mạch ADN chứa N14 là 56 × 2 +56 = 168 mạch đơn.
→ Nếu cho các phân tử ADN con sinh ra tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 168 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
Câu 30:
Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X) có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tế bào lưỡng bội bình thường của loài nói trên có 16 nhiễm sắc thể.
(2) Tế bào (X) có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.
(3) Cây (Y) có thể thuộc thể một nhiễm.
(4) Kết thúc quá trình phân bào của tế bào (X) có thể tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
Đáp án B
(1) Đúng. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.
→ Có n cặp nhiễm sắc thể, trong đó:
+ (n-2) cặp nhiễm sắc thể giảm phân không xảy ra trao đổi chéo tạo ra 2n-2 loại giao tử.
+ 2 cặp nhiễm sắc thể giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất tạo ra 42 = 16 loại giao tử.
Cây trên tạo ra tối đa 1024 loại giao tử .
(2) Sai. Tế bào X đang thực hiện quá trình phân bào có 14 nhiễm sắc thể đơn (2n-2) chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào.
→ sau khi kết thúc sẽ tạo ra 2 tế bào, mỗi tế bào chứa 7 nhiễm sắc thể (n-1).
→ Tế bào X đang ở kì sau của giảm phân II.
(3) Đúng. Tế bào X là tế bào thực hiện giảm phân II được sinh ra từ giảm phân I cùng một tế bào khác nữa (gọi là tế bào A).
Cây (Y) có thể mang bộ nhiễm sắc thể 2n = 15 (dạng một nhiễm); sau giảm phân I, tế bào A nhận được 8 nhiễm sắc thể kép và tế bào X nhận được 7 nhiễm sắc thể kép.
(4) Sai. Kết thúc quá trình giảm phân, tế bào X mang 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào → tạo ra 2 giao tử giống nhau, mỗi giao tử mang 7 nhiễm sắc thể.
Câu 31:
Loại đột biến nào sau đây tạo nên “thể khảm” trên cơ thể?
Đáp án D
Đột biến biểu hiện ra kiểu hình ở một phần cơ thể sẽ được gọi là thể khảm
Câu 32:
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
Đáp án A
Muốn đánh giá một đột biến gen là có lợi hay có hại ta đánh giá qua kiểu hình mà nó biểu hiện.
Kiểu hình là sự tương tác giữa tổ hợp gen và môi trường à Một đột biến gen là có lợi hay có hại tùy thuộc vào tổ hợp gen và môi trường
Câu 33:
Một gen có chứa 5 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và một đoạn mang bộ ba kết thúc. Sau khi quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đôi, cắt bỏ intron, nối các exon theo trình tự khác nhau sẽ tạo ra các loại mARN khác nhau. Theo lí thuyết, tối đa có bao nhiêu chuỗi polipeptit khác nhau đuợc tạo ra từ gen trên?
Đáp án C
Gen trên có 5 đoạn intron à Gen trên có 6 đoạn exon.
Số loại mARN tối đa được tạo ra từ gen trên là: (6 - 2)! = 24 loại.
(Vì có 2 đoạn exon có định 2 đầu (chứa bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc) nên chỉ có sự thay đổi vị trí của 4 đoạn exon còn lại).
24 loại mARN tạo nên tối đa 24 chuỗi polipeptit có trình tự khác nhau.
Câu 34:
Xét các phát biểu sau đây
(1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin
(2) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép
(3) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất.
(4) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án B
(1) Sai. Một mã di truyền chỉ có thể mã hóa cho tối đa 1 loại axit amin.
(2) Sai. Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn nhưng có liên kết hiđro trong phân tử.
(3) Sai. Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất.
(4) Đúng. Axit nucleic gồm ADN và ARN. Trên ADN có các gen mã hóa ra ARN —» Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
Câu 35:
Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 408nm và số nucleotit loại G chiếm 20% tống số nucleotit của gen. Mạch thứ nhất của gen có 200 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch. Có bao nhiêu phát biêu nào sau đây đúng?
(1) Mạch 1 của gen có tỉ lệ
(2) Mạch 2 của gen có tỉ lệ
(3) Khi gen thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nucleotit trong tất cả các gen con là 74400.
(4) Gen bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hiđro thì số nucleotit loại G của gen sau đột biến là 479.
Đáp án A
Câu 36:
Một gen ở vi khuẩn E.Coli dài 5100A°, số liên kết giữa đường đeoxiribozo với nhóm photphat trong gen trên là
Đáp án D
N = 3000 à Số liên kết giữa đường deoxiribozo với nhóm photphat trong gen trên là 3000x2-2=5998
Câu 37:
Một gen có chiều dài 4080A°và có 3075 liên kết hiđro. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđro. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nucleotit loại A môi trường nội bào phải cung cấp là
Đáp án A
Xét gen trên khi chưa đột biến N=2A+2G=2400 và H=2A+3G=3075àG=675àA=525
Xét gen trên khi đã đột biến: Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđro
à Đột biến thay một cặp G-X bằng 1 cặp A-T
à Sau khi đột biến, nucleotit loại A=526.
à Sau 4 lần nhân đôi, số nucleotit loại A môi trường nội bào phải cung cấp là
Câu 38:
Ở phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, ở một số tế bào, nhiễm sắc thể chứa cặp gen dd không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lại trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Đáp án A
Câu 39:
Ở gà có 2n = 78. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên phân, các nhiễm sắc thể đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. Mỗi tế bào trong nhóm tế bào trên có bao nhiêu tâm động?
Đáp án A
Cứ mỗi nhiễm sắc thể ( kép hoặc đơn) sẽ có 1 tâm động