Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết
Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P14)
-
9543 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở một loài lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này là
Đáp án B
Loài lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết nên bộ NST đơn bội của loài là: n = 8 → 2n = 16
Số nhiếm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba (2n +1)của loài này là: 16 + 1 = 17 NST
Câu 2:
Ở loài thực vật lưỡng bội (2n = 8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây?
Đáp án C
Thể một là trường hợp 1 cặp NST bất kì trong bộ NST lưỡng bội có 1 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường → C là dạng thể một, cặp NST số 3 chỉ có 1 chiếc D
A là dạng thể ba
B là dạng thể không
D là dạng lưỡng bội bình thường
Câu 3:
Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mã gốc là : 3’…TGTGAAXTTGXA…5’. Theo lí thuyết, trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này là
Đáp án D
Theo nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X ta có:.
Mạch mã gốc: 3’…TGTGAAXTTGXA…5’..
Mạch bổ sung: 5’…AXAXTTGAAXGT…3’..
Câu 4:
Ở ngô có 2n = 20 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở cặp NST số 3 một chiếc bị lặp 1 đoạn, cặp NST số 6 có 1 chiếc bị chuyển đoạn trong tâm động. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ
Đáp án C
Câu 5:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen xảy ra ở các loài động vật mà ít gặp ở các loài thực vật.
II. Trong cùng một cơ thể, khi chịu tác động của một loại tác nhân thì các gen đều có tần số đột biến bằng nhau.
III. Những biến đổi trong cấu trúc của protein được gọi là đột biến gen.
IV. Đột biến gen chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục, không xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
V. Tần số đột biến ở từng gen thường rất thấp nhưng tỉ lệ giao tử mang gen đột biến thường khá cao.
Đáp án A
Chỉ có V đúng → Đáp án A
I sai. Vì đột biến gen xảy ra ở cả động vật và thực vật.
II sai. Vì trong cùng một cơ thể, khi chịu tác động của một loại tác nhân thì các gen đều có tần số đột biến khác nhau, có những gen dễ bị đột biến, có những gen khó bị đột biến, nó phụ thuộc vào cấu trúc của gen.
III sai. Vì những biến đổi trong cấu trúc của gen được gọi là đột biến gen
IV sai. Vì đột biến gen xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
Câu 6:
Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Trong các phát biểu trên, D sai vì đột biến mất đoạn và đột biến lệch bội mới có thể dùng để xác định vị trí của gen tên NST
Câu 7:
Ở một loài sinh vật, xét một lôcut gồm 2 alen A và a trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306 nm và có 2338 liên kết hiđrô, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xôma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen nói trên là 5061 A và 7532G. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen A có chiều dài lớn hơn gen a.
II. Gen A có G = X = 538; A = T = 362.
III. Gen a có A = T = 360; G = X = 540.
IV. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
Đáp án B
Câu 8:
Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Xét phép lai P: ♂ AaBbDd ×♀ AaBbdd, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1 của phép lai trên?
I. Có tối đa 18 loại kiểu gen không đột biến và 24 loại kiểu gen đột biến.
II. Có thể tạo ra thể ba có kiểu gen AabbbDd.
III. Có tối đa 48 kiểu tổ hợp giao tử.
IV. Có thể tạo ra thể một có kiểu gen aabdd.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án B.
- Phép lai ♂ AaBbDd ×♀ AaBbdd sẽ có số kiểu gen không đột biến = 3 x 3 x 2 = 18 kiểu gen. Số kiểu gen đột biến = 3 x 4 x 2 = 24 kiểu gen.
- Vì Bb không phân li ở giảm phân I cho nên sẽ tạo ra giao tử Bb. Do vậy, qua thụ tinh không thể tạo nên thể ba có kiểu gen bbb.
- Số kiểu tổ hợp giao tử bằng tích số loại giao tử đực với số loại giao tử cái = 16 x 4 = 64.
Cơ thể đực có 3 cặp gen dị hợp sẽ cho 8 loại giao tử không đột biến và 8 loại giao tử đột biến.
Cơ thể cái có 2 cặp gen dị hợp sẽ cho 4 loại giao tử.
- Vì Bb không phân li ở giảm phân I cho nên sẽ tạo giao tử không mang b. Vì vậy có thể tạo ra thể một có kiểu gen aabdd.
Câu 9:
Một phân tử mARN có chiều dài 816 nm và có tỉ lệ A:U:G:X = 2:3:3:4. Số nuclêôtit loại A của mARN này là
Đáp án B
Câu 10:
Côđon nào sau đây quy định tổng hợp metionin?
Đáp án D
Bộ ba 5’AUG3’ mang thông tin quy định tổng hợp axit amin Metionin.
Câu 11:
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể?
Đáp án D
Các dạng đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn đều làm thay đổi cấu trúc NST.
Các dạng đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc NST mà chỉ làm thay đổi số lượng NST.
Câu 12:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai vì trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen do sự kết cặp nhầm giữa các bazo nito dạng hiếm
B sai vì thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình
C sai vì đột biến xoma không được di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính
Câu 13:
Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGX – Gly; XXG – Pro; GXX – Ala; GXU – Ala; XGG – Arg; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’GGX-XGA-XGG-GXX-XGA3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
Đáp án D
Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi polipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’GGX-XGA-XGG-GXX-XGA3’ thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’AGX-XXG-GGX-AGX-XGG5’.
- Mạch ARN tương ứng là: 5’UXG-GGX-XXG-UXG-GXX3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi polipeptit
Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’UXG-GGX-XXG-UXG-GXX3’.
Trình tự các aa tương ứng là Ser - Gly – Pro – Ser – Ala. → Đáp án D đúng.
Câu 14:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai. Vì nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bị mất chứa các gen khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
B sai. Vì nếu mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
C sai. Vì nếu mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gen bị mất cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau
Câu 15:
Gen A quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có 36 axit amin. Gen A bị đột biến điểm trở thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể nhiều hơn alen A 2 nuclêôtit.
II. Alen a có thể nhiều hơn alen A 2 liên kết hiđrô.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a quy định có thể chỉ có 20 axit amin.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp có 50 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến mất cặp nuclêôtit.
Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án B.
I đúng. Vì nếu là đột biến thêm cặp thì alen đột biến nhiều hơn alen A 2 nucleotit.
II đúng. Vì nếu là đột biến thêm 1 cặp A-T thì alen a sẽ tăng thêm 2 liên kết hidro.
III đúng. Vì nếu đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở vị trí cách bộ ba mở đầu 20 bộ ba thì thì chuỗi polipeptit chỉ có 20 axit amin.
IV sai. Vì đột biến thêm cặp hoặc thay thế một cặp nucleotit cũng có thể làm cho bộ ba kết kết trở thành bộ ba mã hóa, điều đó sẽ dẫn tới làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit. → Khẳng định chắc chắn đây là đột biến mất cặp là sai.
Câu 16:
Nucleotit không phải là đơn phân cấu trúc nên loại phân tử nào sau đây
Đáp án D
Protein được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin
Câu 17:
Loại phân tử nào sau đây không có liên kết hidro
Đáp án B
Vì phân tử mARN có cấu trúc mạch thẳng nên các nucleotit không bắt cặp với nhau, do đó không có liên kết hidro.
ADN có cấu trúc 2 mạch xoắn kép nên có liên kết hidro.
tARN và rARN có cấu trúc một mạch nhưng do có gấp khúc nên một số trình tự có bắt cặp bổ sung và hình thành các liên kết hidro.
Câu 18:
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
Đáp án B
Có 2 loại đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào là đột biến lệch bội và đột biến đa bội (tự đa bội và dị đa bội).
Trong các dạng đột biến trên, đột biến đảo đoạn và lặp đoạn là các dạng đột biến cấu trúc NST
Câu 19:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể một của loài này có bao nhiêu NST
Đáp án C
Thể một có bộ NST 2n – 1 = 24 – 1 = 23
Câu 21:
Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể
Đáp án B
Đột biến gen không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể. Nó chỉ làm thay đổi, trình tự, số lượng các nucleotit trong một gen nào đó
Câu 22:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án D
A sai. Vì trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ mới chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
B sai. Vì Enzym ADN pôlimeraza lắp ráp các nucleotit của môi trường bổ sung với các nucleotit của gen, ADN poplimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn. Nhiệm vụ tháo xoắn ADN là chức năng của enzim gyrase.
C sai. Sự nhân đôi của ADN trong nhân và ADN ti thể là độc lập nhau.
D đúng. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ – 3’ được tổng hợp gián đoạn do enzim ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
Câu 23:
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo ra 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai
Đáp án A
A sai. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử AND hoàn toàn mới là = k.(23-2) = 60 → k = 60:6 = 10.
B đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN
= 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (24 – 2) = 140.
→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 10×2×25– 140 = 500.
C đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 10× (25 + 2 – 24) = 180.
D đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 10×(24-2) = 140
Câu 24:
Một loài thực vật, cặp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa; cặp nhiễm sắc thể số 2 chứa cặp gen Bb. Giả sử trong quá trình giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
Đáp án A
Cặp gen Aa, khi có một số tế bào không phân li trong giảm phân I thì các tế bào nayc sẽ tạo ra giao tử Aa, O; Các tế bào còn lại phân li bình thường thì sẽ tạo ra A và a.
Cặp gen B, b phân li bình thường sẽ tạo ra giao tử B, b
→ Các loại giao tử tạo ra là: (Aa, O, A, a)(B, b) → Có 8 loại giao tử là: Aab, AaB, AB, Ab, aB, ab, B, b.
Câu 25:
Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
I đúng. Vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến.
II sai. Vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.
III đúng. Vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào. IV sai. Vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.
Câu 26:
Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của cặp số 7. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.
II. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 15/16.
III. Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm 1/4.
IV. Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm 1/4.
Đáp án B
Câu 27:
Quá trình nào sau đây không diễn ra ở trong nhân tế bào
Đáp án C
Vì dịch mã diễn ra ở tế bào chất
Câu 28:
Một gen có 1200 cặp nucleotit thì sẽ có bao nhiêu chu kì xoắn
Đáp án B
Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotit. Do đó, có 1200 cặp nucleotit thì sẽ có 120 chu kì xoắn
Câu 29:
Loại đột biến nào sau đây làm giảm chiều dài của NST
Đáp án D
Đáp án D. Vì đột biến mất đoạn làm cho một đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến đi. Do đó, làm giảm chiều dài của NST.
Đột biến số lượng NST không làm thay đổi chiều dài của NST.
Câu 30:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, được kí hiệu là AaBbDdEe. Trong các thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể sau đây, loại nào là thể ba kép
Đáp án B
Thể ba kép là dạng đột biến số lượng NST mà có 2 cặp NST có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường.
Trong các thể đột biến của đề bài, B là dạng thể ba kép do cặp số 1 và cặp số 3 có 3 chiếc.
Câu 31:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án D
Các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một vùng điều hòa nên số lần phiên mã của các gen này bằng nhau. Vậy gen Z phiên mã 20 lần thì gen Y và gen A cũng phiên mã 20 lần → B sai, D đúng.
Gen Z và gen điều hòa cùng thuộc 1 NST nên số lần nhân đôi của các gen Z, Y, A và gen điều hòa là giống nhau → C sai
Câu 32:
Loại đột biến nào sau đây luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào
Đáp án D
Đột biến lặp đoạn làm một đoạn gen nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trên NST nên sẽ làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào
Câu 33:
Một gen có chiều dài 4080 Å và có tổng số 3050 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Phát biểu nào sau đây đúng
Đáp án C
B sai, vi đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nên chiều dài gen trước và sau đột biến bằng nhau. C đúng, vì:
Số nuclêôtit mỗi loại của gen lúc chưa đột biến.
- Tổng số nuclêôtit của gen là: N = (nuclêôtit)
N = 2A + 2G.
- Ta có hệ phương trình:
N = 2400 và H = 3050.
→ G = H – N = 3050 – 2400 = 650.
A = 1,5N – H = 3600 – 3050 = 550.
Vậy số nuclêôtit mỗi loại của gen lúc chưa đột biến là
A = T = 550; G = X = 650.
D sai. Vì số nuclêôtit mỗi loại của gen khi đã đột biến là:
A = T = 550 + 1 = 551. G = X = 650 – 1 = 649
Câu 34:
Một gen có tổng số 1200 cặp nuclêôtit và có 20% số nuclêôtit loại A. Trên mạch 1 của gen có 300T và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ
II. Tỉ lệ
III. Tỉ lệ
IV. Tỉ lệ
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án A.
Trước hết, phải xác định số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1, sau đó mới tìm các tỉ lệ theo yêu cầu của bài toán.
Gen có tổng số 2400 nu.
Agen chiếm 20% → A = 20% × 2400 = 480; Ggen = 30% × 2400 = 720.
T1 = 300 → A1 = 480 – 300 = 180; G1 = 20% × 1200 = 240. → X1 = 720 – 240 = 480.
Câu 35:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng là các phát biểu II, III → Đáp án B
I sai. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
IV sai. Vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho thể đột biến.
Câu 37:
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym ligaza có chức năng
Đáp án C
Đáp án A xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit là chức năng của ADN polimeraza
Đáp án B xúc tác tổng hợp mạch ARN là chức năng của ARN polimeraza
Đáp án C xúc tác nối các đoạn Okazaki để tạo mạch ADN hoàn chỉnh là chức năng của enzym ligaza
Đáp án D tháo xoắn phân tử ADN là chức năng của enzim helicase
Câu 38:
Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động. Tâm động có chức năng
Đáp án C
Mỗi NST điển hình đều chứa các trình tự nucleotide đặc biệt gọi là tâm động.
Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào trong quá trình phân bào, giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
Câu 39:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Trong quá trình giảm phân có 2% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử đọt biến bị mất 1 NST (n-1) NST chiếm tỉ lệ
Đáp án C
Loại giao tử bị mất 1 NST (n-1) chiếm tỉ lệ 1/2×2% = 1%.
Câu 40:
Một gen có số nucleotit loại A = 20%. Tỉ lệ bằng bao nhiêu
Đáp án A
Gen có A = 20% → Tỉ lệ G = X = 50% - 20% = 30%
=