Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết

Bài tập Sinh học 12 Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P8)

  • 9643 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nucleotit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN?

Xem đáp án

Đáp án D

ADN được cấu tạo từ các loại nucleotit A, T, G, X không có U


Câu 2:

Một trong những điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là?

Xem đáp án

Đáp án D

STUDY TIP

Quá trình nhân đôi ADN ở nhân sơ và nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, các mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 5' → 3' và sử dụng các nguyên liệu là các nucleotit.

Ở tế bào nhân thực, kích thước phân tử ADN lớn hơn và tốc độ nhân đôi chậm hơn nhân sơ nên ở nhân thực sẽ có nhiều điểm khởi đầu tái bản. Còn ở nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.


Câu 3:

Một gen có tổng số 90 chu kỳ xoắn. Trên một mạch của gen có số nucleotid loại A = 4T; G = 3T; X = T. Tổng số liên kết hidro của gen này là

Xem đáp án

Đáp án B

Tổng số nucleotit của gen = 90 x 20 = 1800 nucleotit.

Giả sử trên mạch 1 của gen có tỉ lệ A = 4T; G = 3T; X = T.

→ A1: T1: G1: X1 = 4 : 1 : 3 : 1.

→ Số nucleotit loại G của gen=3+1.180024+1+3+1=400

Vậy tổng số liên kết hidro của gen: H = N + G = 1800 + 400 = 2200 liên kết


Câu 4:

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi xảy ra sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng thì sẽ dẫn đến hiện tượng đột biến mất đoạn và lặp đoạn


Câu 5:

Từ một tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n. Tế bào 4n này và các tế bào khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?

Xem đáp án

Đáp án D

Giả sử đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ a của quá trình phân bào, sau đó các tế bào tiếp tục nguyên phân b lần.

Số tế bào trước khi xảy ra đột biến là 2a tế bào. Trong các tế bào con, có 1 tế bào bị đột biến thành tế bào tứ bội 4n, tế bào này tiếp tục nguyên phân bình thường (b - 1) lần thì số tế bào đột biến thu được sau khi kết thúc quá trình là 2b-l.

Các tế bào 2n còn lại có số lượng (2a - 1) tiếp tục nguyên phân k lần thì số tế bào thu được sau khi kết thúc quá trình là: 2b x (2a - 1).

Theo đề bài, tổng số tế bào tạo thành là 240

→ 2b x (2a - 1) + 2b-1 = 240.

Do a, b là số nguyên dương và biện luận a, b theo phương trình trên, ta có a = 3, b = 5.

Vậy trong 240 tế bào con tạo thành, số tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n là:

2b.(2a -1) = 25.(23 -1) = 224.


Câu 7:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

1. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến gen là có hại.

2. Đột biến điểm nếu không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó quy định.

3. Đột biến gen có thể làm cho alen đột biến có số nucleotit ít hơn alen ban đầu 1 nucleotit.

4. Ở gen đột biến, hai mạch của gen không liên kết theo nguyên tắc bổ sung

Xem đáp án

Đáp án C

Cả 4 phát biểu đều không đúng.

- I sai: xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến gen là trung tính.

- II sai: đột biến dạng thay thế cặp nucleotit không làm thay đổi chiều dài của gen những có thể làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó quy định. Có thể làm cho chuỗi polipeptit bị sai khác 1 axit amin so với ban đầu, hoặc ngắn hơn so với ban đầu hoặc nếu đột biến điểm làm biến đổi bộ ba kết thúc thành bộ ba mã hóa axit amin thì chuỗi polipeptit có số lượng axit amin lớn hơn so với ban đầu.

- III sai: đột biến gen không thể làm cho alen đột biến ít hơn alen ban đầu 1 nucleotit. Nếu là đột biến thay thế thì alen đột biến và alen ban đầu có số nucleotit bằng nhau. Nếu đó là đột biến thêm 1 cặp nucleotit thì alen đột biến sẽ có số lượng nucleotit nhiều hơn alen ban đầu là 2 hoặc bội số của 2 nucleotit. Nếu đó là đột biến mất cặp nucleotit thì alen đột biến có số nucleotit ít hơn alen ban đầu là 2 nucleotit hoặc bội số của 2 nucleotit.

- IV sai: ở gen đột biến, hai mạch của gen vẫn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. Nguyên tắc bổ sung chỉ không được thể hiện đúng trong các gen tiền đột biến.


Câu 8:

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh huởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.

   II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen.

   III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen.

   IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Xét 4 gen, mỗi gen đều có 2 len, nên loài này có tổng số kiểu gen = 34 = 81 kiểu gen.

- I đúng: Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.

Các alen đột biến đều là alen trội, nên số kiểu gen quy định kiểu hình bình thường chỉ có 1 kiểu gen là aabbddee → số kiểu gen của các thể đột biến = 81 - 1 = 80.

- II đúng: Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen. Thể đột biến về cả 4 gen có kiểu gen A_B_D_ee có số kiểu gen = 8 x 1=8 kiểu gen.

- III đúng: Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen. Thể đột biến về cả 4 gen có kiểu gen A_B_ddee có số kiểu gen = 4 x 1=4 kiểu gen.

- IV đúng: Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

Số kiểu gen quy định kiểu hình bình thường A_B_D_E_ = 24 = 16.

→ Số kiểu gen quy định kiểu hình đột biến = 81 - 16 = 65


Câu 9:

Khi nói về axit nuclêic ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu A sai: ADN cũng có khả năng bị đột biến.

Phát biểu B sai: phân tử mARN ở dạng mạch đơn, thẳng nên không có liên kết hidro.

Phát biểu C đúng: ADN có thể được sử dụng làm khuôn cho quá trình nhân đôi hoặc phiên mã, ARN có thể được sử dụng để tổng hợp mạch mới trong quá trình phiên mã ngược.

Phát biển D sai: axit nucleic có trong nhân tế bào và cả trong tế bào chất


Câu 10:

Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở tế bào nhân thực, khi tế bào phân chia thì có sự nhân đôi của nhiễm sắc thể, dẫn đến sự nhân đôi của các gen trên đó. Do vậy, các gen trên cùng một nhiễm sắc thể và trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau.

Sự phiên mã của các gen phụ thuộc vào chức năng của gen, sản phẩm do gen đó quy định và nhu cầu của cơ thể. Do đó, sự phiên mã này thường khác nhau giữa các gen.

Trong cùng một tế bào, các gen có thể có số lần nhân đôi khác nhau: số lần nhân đôi của các gen trong nhân và trong tế bào chất là không giống nhau


Câu 12:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét (không xét đến thể ba kép)?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến thể ba có bộ nhiễm sắc thể 2n+1.

Loài có 2n = 6, có 3 cặp NST. Giả sử xét 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương ứng.

Trường hợp thể ba xuất hiện ở cặp NST thứ nhất (chứa cặp gen Aa) thì ta có số loại kiểu gen:

- Thể ba xuất hiện ở cặp gen Aa có các kiểu gen: AAA, AAa, Aaa, aaa g có 4 kiểu gen.

- Cặp Bb bình thường có 3 kiểu gen: BB, Bb, bb.

- Cặp Dd bình thường có 3 kiểu gen: DD, Dd, dd.

g số kiểu gen tối đa: =4x3x3=36

Tương tự, trường hợp các thể ba xuất hiện ở cặp B và D.

g số kiểu gen tối đa về các dạng thể ba đang xét:C31x36=108


Câu 13:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, kết luận nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án D

Kiểu hình của thể đột biến do các gen quy định. Do đó, mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST hay ở những nhiễm sắc thể khác nhau đều gây mất các gen khác nhau. Ngay cả các đoạn mất ở cùng một vị trí trên NST nhưng có độ dài khác nhau thì kiểu gen của cơ thể cũng khác nhau. Do đó, kiểu hình là không giống nhau.


Câu 14:

Khi nói về hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi gen Y phiên mã 5 lần thì các gen Z, A cũng phiên mã 5 lần.

II. Khi môi trường không có lactose thì protein ức chế do gen R quy định không được tổng hợp

III. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc Y thì có thể làm cho protein do gen này quy định vẫn hoạt động chức năng bình thường.

IV. Nếu xảy ra đột biến ở vùng khởi động P thì có thể làm cho các gen Z, Y, A không phiên mã ngay cả khi môi trường có lactose

Xem đáp án

Đáp án C

Các phát biểu đúng là I, III, IV.

- I đúng: trong opreron Lac, các gen Z, Y, A phiên mã tạo ra một phân tử mARN chung, mang thông tin quy định chuỗi polipeptit của cả 3 gen. Nên các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần phiên mã bằng nhau. Nếu gen Y phiên mã 5 lần thì các gen Z, A cũng phiên mã 5 lần.

- II sai: gen điều hòa R không phụ thuộc operon. Sự tổng hợp protein ức chế của gen R diễn ra liên tục ngay cả khi không có lactose và có lactose.

- III đúng: nếu đột biến xảy ra không làm thay đổi thành phần, trình tự các axit amin do gen Y quy định tổng hợp thì phân tử protein vẫn hoạt động chức năng bình thường. Mã di truyền có tính thoái hóa, nên dù có xảy ra đột biến vẫn có thể không làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit do gen Y tổng hợp.

- IV đúng: nếu xảy ra đột biến ở vùng khởi động P thì enzim ARN polimerase không nhận biết và bám được vào mạch gốc của gen, nên quá trình phiên mã không diễn ra.


Câu 16:

Cấu trúc của những phân tử nào sau đây có liên kết hiđrô

Xem đáp án

Đáp án B

Trong cấu trúc của các phân tử ADN, rARN, tARN, protein bậc 2 có liên kết hidro. Phân tử mARN có dạng mạch thẳng nên không có liên kết hidro. Protein bậc 2 hình thành những liên kết hidro để đảm bảo cấu trúc không gian bền vững


Câu 17:

Ở tế bào sinh dưỡng của thể đột biến nào sau đây, NST tồn tại theo cặp tương đồng, mỗi cặp chỉ có 2 chiếc?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 18:

Một gen có tổng số 4256 liên kết hidro. Trên mạch hai của gen có số nucleotit loại T bằng số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 2 lần số nucleotit loại T; số nucleotit loại G gấp 3 lần số nucleotit loại A. Số nucleotit loại X của gen này là?

Xem đáp án

Đáp án D

Tổng số liên kết hidro của gen: 2A + 3G = 4256.

Theo nguyên tắc bổ sung, ta có A = A2 + T2; G = G2 + X2.

® 2A + 3G = 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 4256.

Trên mạch hai có: T2 = A2; X2= 2T2; G2 = 3A2 = 3T2.

® 2(T2 + T2) + 3(3T2 + 2T2) = 4256 ® 19T2 = 4256

® T2 = 224.

Vậy gen này có số nucleotit loại A = 2T2 = 2 ´ 224 = 448.

® Số nucleotit loại X của gen 4256-2.4483=1120


Câu 19:

Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có

Xem đáp án

Đáp án D

Bộ nhiễm sắc thể có kí hiệu AaBbDdXY, trong phân bào một số tế bào có cặp Dd không phân li, kết thúc quá trình sẽ tạo ra 3 dòng tế bào gồm 1 dòng bình thường 2n, 2 dòng đột biến là 2n + 2 (AaBbDDddXY) và 2n - 2 (AaBbXY).


Câu 20:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét một gen có 3 alen trội lặn hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một nhà khoa học nghiên cứu một quần thể thực vật lưỡng bội trên, bằng cách cho cônsixin tác động vào quần thể này một thời gian, rồi cho các cây giao phấn ngẫu nhiên với nhau qua nhiều thế hệ. Biết rằng không có đột biến gen xảy ra và cây tứ bội hữu thụ. Hỏi sau nhiều thế hệ, số kiểu gen tối đa có thể có về gen trên trong quần thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi tiếp xúc với tác nhân đột biến cosixin có những cơ thể không bị đột biến (do hiệu suất gây đột biến thường thấp hơn 100%) nên trong quần thể sẽ mang 2 loại kiểu gen là 2n và 4n nên khi quần thể giao phấn ngẫu nhiên sẽ tạo ra được những cá thể tứ bội, tam bội và lưỡng bội: 4n, 3n, 2n.

Thể tứ bội 4n có: 3 kiểu gen chỉ chứa 1 loại alen, có 3 kiểu gen chứa đủ cả 3 loại alen, C32´ 3 = 9 loại kiểu gen chứa 2 trong 3 loại alen đã cho. Vậy các thể tứ bội có tổng số kiểu gen 3 + 3 + 9 = 15 kiểu gen.

Thể tam bội 3n có: 3 kiểu gen chỉ chứa 1 loại alen, 1 kiểu gen chứa đủ 3 loại alen, C32´ 2 = 6 loại KG chỉ chứa 2 trong 3 loại alen. Vậy các thể tam bội có tối đa 3 + 1 + 6 = 10 kiểu gen.

Thể lưỡng bội 2n có: 3x42 = 6 kiểu gen.

® Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể: 15 + 10 + 6 = 31


Câu 21:

Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản của cơ thể mang đột biến, không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST và không làm thay đổi độ dài của NST. Ngoài ra đột biến đảo đoạn có thể làm phát sinh loài mới

STUDY TIP

Đột biến đảo đoạn xảy ra khi một đoạn của NST bị đứt ra và quay đảo 180°. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen trên NST nên ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của gen (một gen đang hoạt động khi chuyển sang vị trí mới có thể ngừng hoạt động, giảm mức độ hoạt động, tăng mức độ hoạt động hoặc ngược lại).


Câu 22:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, nếu tác nhân đột biến là acridin xen vào sợi mới đang được tổng hợp thì sẽ gây ra đột biến thêm một cặp nucleotit.

II.  Đột biến thay thế cặp nucleotit có thể làm cho một gen không được biểu hiện.

III. Đột biến gen nếu không làm thay đổi số liên kết hidro của gen thì sẽ không làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó quy định.

IV.  Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó quy định.

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phát biểu số II đúng.

- I sai: nếu acridin xen vào mạch mới đang tổng hợp sẽ gây nên dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit, nếu xen vào mạch khuôn thì sẽ gây ra đột biến thêm 1 cặp nucleotit.

-  II đúng: nếu đột biến thay thế đó liên quan đến bộ ba mở đầu, làm biến đổi bộ ba mở đầu thì sẽ dẫn đến không có tín hiệu khởi đầu dịch mã trên mARN và do đó gen không đuợc biểu hiện.

- III sai: đột biến gen dạng thay thế không làm thay đổi số liên kết hidro của gen nhưng vẫn có thể làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó quy định. Ví dụ đột biến thay thế cặp AT bằng cặp TA.

-IV sai: đột biến không làm thay đổi chiều dài gen nhưng nếu làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm thì sẽ làm giảm số axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó quy định.


Câu 23:

Ở thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng (P), thu được đời con có phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Các cây hoa hắng này có thể thuộc bao nhiêu thể đột biến sau đây?

I. Thể một.

II. Thể ba.

III. Đột biến gen.

IV. Mất đoạn

Xem đáp án

Đáp án A

Các dự đoán số I, III, IV đúng.

Phép lai BB ´ bb mà đời con sinh ra cây hoa trắng (bb) thì có thể có những trường hợp sau:

+ Xảy ra đột biến gen trội thành lặn (B ® b) ở các cây hoa đỏ, giao tử đột biến b kết hợp với giao tử b ở cây hoa trắng sinh ra đời con có kiểu gen bb mang kiểu hình hoa trắng.

+ Xảy ra đột biến mất đoạn chứa gen B làm cho alen b được biểu hiện kiểu hình hoa trắng.

+ Xảy ra đột biến thể một: mất nhiễm sắc thể mang gen B, khi đó alen b cũng được biểu hiện thành hoa trắng.

Đột biến lệch bội thể ba không thể tạo ra được cây có kiểu hình hoa trắng.


Câu 24:

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.      Số phân tử ADN ban đầu là 10 phân tử.

II.    Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.

III.  Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.

IV.  Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả N14 và N15.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng là I, II, IV.

- I đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22 - 2) = 20.

® k = 20:2 = 10.

- II đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 ´ 25 = 320 phân tử.

Số mạch đon có chứa N14 = 10 ´ (23 - 2) = 60.

® Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2 ´ 320 - 60 = 580.

- III sai. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 - 60 = 260.

IV đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN  có N14 = 60


Câu 25:

Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?

Xem đáp án

Đáp án B.

Ở sinh vật nhân thực, các quá trình nhân đôi ADN, nhân đôi nhiễm sắc thể, tổng hợp ARN phần lớn diễn ra trong nhân tế bào, đối với các ADN ti thể, lạp thể thì những quá trình đó cũng diễn ra ngay tại tế bào chất. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ được diễn ra ở tế bào chất, sau khi các phân tử mARN đã trải qua giai đoạn hoàn thiện,được đưa ra tế bào chất qua lỗ nhân, sẵn sàng cho quá trình dịch mã.


Câu 26:

Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

Xem đáp án

Đáp án D.

Số bộ ba tối đa được tạo thành từ 3 loại nucleotit A, T, G bằng 33=27


Câu 28:

Ở một loài động vật, xét 4 cặp gen (A,a); (B,b); (D,d); (E,e). Trong đó các alen a, b, D, e là các alen đột biến. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được coi là thể đột biến?

Xem đáp án

Đáp án D

Do a, b, D, e là các alen đột biến nên cơ thể có kiểu gen AaBbDDEE được coi là thể đột biến về tính trạng do cặp gen Dd quy định. Các cơ thể còn lại không biểu hiện kiểu hình đột biến nên không được coi là thể đột biến


Câu 30:

Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

II. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

III. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.

IV. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào

Xem đáp án

Đáp án B

Các phát biểu số II, III và IV đúng.

- I sai: đột biến số lượng nhiễm sắc thể chỉ làm thay đổi số lượng gen trong nhân tế bào, không liên quan đến sự thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể.

- II, III đúng: tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể, qua đó làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào, có thể theo hướng tăng lên hoặc giảm xuống so với ban đầu.

- IV đúng: tất cả các đột biến đa bội (3n, 4n, 5n,…) đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.


Câu 32:

Côđon nào sau đây mã hóa axit amin mở đầu?

Xem đáp án

Đáp án B.

Trong hầu hết các sinh vật,

+ Bộ ba 5'AUG3' mã hóa axit amin ở đầu.

+ Bộ ba 5'AXX3'5'UAA3'5'UAG3' là mã kết thúc và không mã hóa axit amin


Câu 33:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN

Xem đáp án

Đáp án B.

Trong một đơn vị nhân đôi, hai mạch đều có đoạn Okazaki nên enzim ligaza hoạt động ở cả hai mạch để nối các đoạn Okazaki này lại với nhau.

A. Sai. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kỳ trung gian.

C. Sai. Quá trình nhân đôi ADN còn diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Sai. Trong một đơn vị nhân đôi, các hai mạch đều có những đoạn Okazaki. Do đó, xét tổng thể cả hai mạch đều được tổng hợp gián đoạn.


Câu 34:

Loài cây nào sau đây có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống cây tam bội đem lại hiệu quả kinh tế cao?

Xem đáp án

Đáp án C

Giống cây tam bội thường bất thụ, do đó thường tạo giống tam bội để tạo cây cho quả không hạt, thân, củ lớn


Câu 35:

Khi nói về điều hòa qua operon Lac ở E.Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Protein ức chế chỉ được tạo thành khi môi trường không có lactozơ.

(2) Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN riêng rẽ.

(3) Protein ức chế sẽ bám vào vùng khởi động của operton Lac khi môi trường không có lactozơ.

(4) Gen điều hòa thuộc operon Lac

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Protein ức chế được tại ra khi môi trường có lactozơ hoặc không có lactozơ. Và protein ức chế bị bất hoại khi môi trường có lactozơ.

(2) Sai. Các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ cùng phiên mã tạo ra một mARN duy nhất. Sau đó mARN này sẽ dịch mã tạo ra protein của các gen Z, Y, A.

(3) Sai. Khi môi trường không có lactozơ, protein ức chế sẽ gắn vào vùng vận hành của operon Lac.

(4) Sai. Gen điều hòa R không thuộc operon Lac, nhưng có vai trò điều hòa hoạt động các gen của operon Lac


Câu 36:

Một hợp tử của một loài trải qua 10 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có 1 tế bào bị đột biến tứ bội. Sau đó có tế bào thứ 2 lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh ra 976 tế bào con. Đợt nguyên phân xảy ra đột biến lần thứ nhất và lần thứ hai lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Nếu nguyên phân bình thường đủ 10 lần, tế bào trên sẽ tạo ra được 210=1024 tế bào con. Nhưng tế bào trên chỉ tạo ra được 976 tế bào con, ít hơn bình thường là 1024-976=48 tế bào con.

    Chênh lệch này là do có 2 tế bào bị đột biến tứ bội (Lần đột biến tứ bội chỉ tạo ra 1 tế bào tứ bội so với 2 tế bào bình thường) nên số lượng sẽ giảm đi.

    Ta đặt: 48=2x+2y (với x, y là số lần nguyên phân của tế bào đột biến tứ bội và x, y nguyên dương).

    Dễ dàng tìm ra được x=4 và y=5, suy ra lần bị đột biến sẽ là 5 (10 – 5) và 6 (10 – 4).

Dạng bài này và mở rộng của nó được trình bày chi tiết trong phụ lục: “Bài toán đột biến tứ bội”.


Câu 37:

Cho các loại enzim sau, có bao nhiêu loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?

(1) ADN polimeraza

(2) ARN polimeraza

(3) Ligaza

(4) Restrictaza

Xem đáp án

Đáp án B

Các ý đúng: (1), (2), (3).

Vai trò của một số loại enzim:

+ ADN polimeraza: nối dài mạch nucleotit

+ ARN polimeraza: tạo đoạn mồi trong quá trình nhân đôi ADN, tạo và nối dài mạch trong quá trình phiên mã.

+ Ligaza: nối các đoạn okazaki lại với nhau, tham gia sửa chữa,...

+ Restrictaza: enzim giới hạn cắt đặc hiệu trong công nghệ gen


Câu 38:

Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về dịch mã và các yếu tố liên quan?

(1) Mỗi axit amin chỉ gắn với một loại tARN nhất định.

(2) Mỗi loại tARN chỉ có thể gắn với một loại axit amin nhất định.

(3) Quá trình dịch mã diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ.

(4) Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với một riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là polixom

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Một axit amin có thể được nhiều codon cùng mã hóa ® Một axit amin cũng có thể gắn vào nhiều loại tARN.

(2) Đúng. Vì mỗi codon chỉ có thể mã hóa tối đa được một axit amin nên mỗi loại tARN cũng chỉ có thể gắn vào một loại axit amin.

(3) Đúng. Ở nhân sơ, vì không có cấu tạo màng nhân và nhân chỉ gồm 1 phân tử ADN mà không có protein histon, lại không có intron nên chuỗi mARN tạo ra được 1 đoạn nhất định sẽ bắt đầu dịch mã ngay trên đoạn mARN vừa tạo thành ấy.

(4) Đúng. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với một riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là polixom giúp tăng hiệu suất tống hợp protein


Câu 39:

Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quá trình nhân đôi ADN trong nhân xảy ra ở pha G1 của chu kì tế bào.

(2) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo quy tắc bổ sung và phân mảnh.

(3) Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’.

(4) Trong một chạc chữ Y, mạch được tổng hợp liên tục được tổng hợp cùng chiều với chiều tháo xoắn

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân xảy ra ở pha S của chu kì tế bào, G1 là pha tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng tế bào.

(2) Sai. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo quy tắc bổ sung và bán bảo toàn

(3) Đúng.

(4) Đúng. Mạch được tổng hợp liên tục luôn được tổng hợp cùng chiều với chiều tháo xoắn.


Câu 40:

Một gen có chiều dài 4080Å và có 3075 liên kết hiđro. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi một liên kết hiđro. Khi gen đột biến này nhân đôi 4 lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là

Xem đáp án

Đáp án A

Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi một liên kết hiđro

® Là đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.

Xét gen ban đầu: A+G.3,4=40802A+3G=3075 

® A = T = 525; G = X =675

® Gen đột biến có số lượng: A = T = 526; G = X = 674.

® Số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến nhân đôi 4 lần là

A = T = 526.( 24 - 1 ) = 7890; G = X = 674.( 24 - 1) = 10110


Bắt đầu thi ngay