IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 300 Bài tập tổng hợp Hóa học Hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải

300 Bài tập tổng hợp Hóa học Hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải

300 Bài tập tổng hợp Hóa học Hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải (P2)

  • 3686 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Tiến hành thí nghiệm với 3 dung dịch đựng riêng biệt: saccarozơ, glyxylalanin, anilin thì thu được kết quả sau:

Các dung dịch đựng trong lọ (1), (2), (3) lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Tạo kết tủa trắng với nước brom → loại Glyxylalanin, anilin, saccarozơ và saccarozơ, glyxylalanin, anilin.

(3) cho dung dịch xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 → loại Anilin, saccarozơ, glyxylalanin


Câu 3:

Thực hiện sơ đồ phản ứng sau đối với chất X là muối của a-amino axit

(1) X + 2NaOH → Y + Z + 2H2O

(2) Y + 3HCl → T + NaCl

Biết rằng trong T, nguyên tố clo chiếm 32,42% về khối lượng, Nhận định sai

Xem đáp án

Đáp án C

Do X là muối của a-amino axit → không chứa clo → Y, Z không chứa Clo → T chứa 2 Clo.

Mà % clo trong T = 32,42% → M(T) = 71 : 0,3242 = 219 → T là (ClNH3)2 C5H9COOH (tác dụng với CH3OH/ HCl, đun nóng tỉ lệ 1:1 tại nhóm chức COOH tạo este)

→ Y là (NH2)2C5H9COONa → Y có tính bazo

→ Z là NaCl (tan tốt trong nước tạo dung dịch dẫn điện được)

→ X là ClNH3C5H9(NH2)COOH (làm quỳ tím chuyển đỏ)


Câu 4:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu sai là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1). C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.

→ X1 là C2H5OH

(4). C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

→ X4 là CH3COOH

(3). C7H12O4 + 2H2O ↔ C2H5OH + X2 + CH3COOH

→ X2 là HOOC-C2H4-OH

(2). C2H5OH + HOOC-C2H4-OH → C2H5OOC-C2H4-OH + H2O

→ X3: C2H5OOC-C2H4-OH

→ X3 tạp chức; X2 có 6 H; Nhiệt độ sôi của CH3COOH > C2H5OH và Y có 2 đồng phân cấu tạo


Câu 8:

Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

Xem đáp án

Đáp án D

Vinyl axetilen tạo kết tủa CH2=CH-C≡Ag

Glucozơ và andehit axetic đều tạo kết tủa là Ag


Câu 9:

Cho sơ đồ phản ứng:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào phản ứng cuối P là CO2, X là tinh bột, G là O2, Y là glucozơ, Z là axit gluconic, T là ancol etylic


Câu 10:

Cho các chất: propan-1,3-điol, axit fomic, anbumin, glixerol, anđehit axetic, glucozơ, Gly-Ala, saccarozơ. Số chất trong dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Đáp án A

Axit fomic hòa tan theo kiểu axit bazow.

Anbumin dựa vào phản ứng tạo phức màu biure.

Glixerol và glucozơ hòa tan theo kiểu tạo phức polio


Câu 12:

Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Biết rằng X, Y (MX<MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là:

Xem đáp án

Đáp án D

Do đốt cháy X và Y đều cần lượng O2 bằng CO2 nên X, Y có dạng tổng quát là Cm(H2O)n.

Do lượng oxi đốt muối bằng đốt axit tương ứng, nên để đốt 21,84 hỗn hợp axit này cần 0,42 mol O2.

Nếu muối X là KOOC-COOK thì muối Y chứa 6 C.

Nếu muối Y là KOOC-COOK thì muối X chứa 4,666 C (loại).

Do vậy muối X là KOOC-COOK còn muối Y là KOOC-C≡C-C≡C-COOK.

Vì X và Y đề có dạng Cn(H2O)m nên X và Y phải chứa 8H.

Do vậy công thức cấu tạo của Y là CH3-CH2OOC-C≡C-C≡C-COOCH3. Số nguyên tử trong Y là 21.


Câu 13:

Cho sơ đồ biến hóa sau:

Tinh bột → X → Y → Z → T +2G/H2SO4đ, TO CH3COO)2C2H4

X, Y, Z, T, G lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6.

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.

C2H5OH → C2H4 + H2O

2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + KOH + MnO2.

C2H4(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2C2H4 + 2H2O


Câu 14:

Cho dãy các chất: triolein, saccarozơ, nilon-6,6, polipropilen, tơ lapsan, xenlulozơ và Gly-Ala-Val. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất có  liên kết este, amit, peptit  có khả năng thủy phân trong môi trường kiềm như triolein, nilon-6,6, tơ lapsan, Gly-Ala-Val.


Câu 15:

Cho dãy các chất: metan, etilen, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

Xem đáp án

Đáp án B

Etilen, stiren làm mất màu nước brom do phản ứng cộng, anilin, phenol làm mất màu nước brom theo phản ứng thế


Câu 20:

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4 là muối của axit hữu cơ đa chức) và Y (C2H7NO3 là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

* X có công thức phân tử C5H14N2O4 (là muối của axit hữu cơ đa chức) và Y là C2H7NO3 (là muối của axit vô cơ) tác dụng với 0,7 mol NaOH thu được 0,4 mol 2 khí có số mol bằng nhau.

Ta nhận thấy Y chỉ có thể là CH3NH3HCO3 nên khí tạo ra là CH3NH2.

X và Y đều tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 nhưng Y chỉ tạo ra 1 phân tử khí mà số mol khí sinh ra lớn hơn một nửa số mol NaOH tham gia nên X phải tạo ra 2 phân tử khí.

X phải là H4NOOC-CH2-CH2-CH2-COONH4 (để tạo ra khí khác với CH3NH2).

Ta có: 

Vậy dung dịch Z sẽ chứa NaOOC-(CH2)3-COONa 0,1 mol; Na2CO3 0,2 mol và NaOH dư 0,1 mol.


Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam chất hữu cơ X cần 5,04 lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy thu được chỉ có CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết 1 mol X phản ứng vừa hết 2 mol NaOH. X không tham gia phản ứng tráng gương và có khối lượng mol nhỏ hơn 150. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có tỉ lệ số mol CO2 : H2O là 2:1, giải được số mol CO2 và H2O lần lượt là 0,2 và 0,1 mol

Trong X: C:H:O=4:4:1 nên X có CTPT dạng (C4H4O)n.

Do phân tử khối của X nhỏ hơn 150 thỏa mãn X là C8H8O2.

1 mol X phản ứng vừa hết 2 mol NaOH nên thỏa mãn các CTCT của X là.

CH3COOC6H5, CH2=CH-C6H3(OH)2  (có 6 đồng phân).

Vậy có thất cả 7 đồng phân của X.


Câu 22:

Phát biểu nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Phản ứng này để điều chế nên sobitol.

Amilozơ và amilopectin đều có CTTQ tương tự nhưng hệ số n khác nhau nên không phải đồng phân.


Câu 23:

Để phân biệt dầu nhớt để bôi trơn động cơ và dầu thực vật, người ta dùng cách nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Dầu thực vật bản chất là triglixerit tác dụng với NaOH tạo glixerol. Glixerol tạo phức màu xanh với Cu(OH)2.


Câu 24:

Cho các hợp chất hữu cơ sau: phenol, axit acrylic, anilin, vinyl axetat, metylamin, glyxin. Trong các chất đó, số chất làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường là

Xem đáp án

Đáp án B

Các chất làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường là phenol, axit acrylic, anilin và vinyl axetat.


Câu 28:

Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:

Chất X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

X làm quỳ tím hóa xanh nên X là metylamin.

Y không đổi màu quỳ, tạo kết tủa với nước brom nên Y là anilin.

Z không đổi màu và không tạo kết tủa nên là glyxin.

T làm hóa đỏ quỳ nên có tính axit là axit glutamic


Câu 31:

Cho các phương trình phản ứng hóa học sau (các phản ứng đều ở điều kiện và xúc tác thích hợp):

X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

X2 + CuO → X3 + Cu + H2O

X3 + 4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + NH4NO3

X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3

2X4 → X5 + 3H2

Phát biểu nào sau đây là sai

Xem đáp án

Đáp án A

2X4 → X5 + 3H2

Chứng tỏ X4 là CH4 và X5 là C2H2.

X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3 mà X4 là CH4 vậy X1 là CH2(COONa)2.

X3 sinh ra từ ancol đơn mà p.ư với 4 AgNO3 → X3 là HCHO → X2 là CH3OH

→ X là HOOC-CH2-COOCH3 → X có 6H.


Câu 32:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin là các chất khí ở điều kiện thường.


Câu 34:

Hỗn hợp X gồm metyl fomat, axit acrylic và glucozơ. Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam X thu được V lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án A

Các chất này có công thức là C2H4O2, C3H4O2 và C6H12O6 có dạng Cn(H2O)m nên ta có thể quy về C và H2O.

mnước=9 gam nên nC=0,55→V=12,32 lít.


Câu 36:

Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H, O. Lấy 0,1 mol X cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được 19,6 gam chất hữu cơ Y và 6,2 gam ancol Z. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ E. Khi E tác dụng với Na thì số mol khí H2 thoát ra bằng số mol E tham gia phản ứng. Kết luận không đúng về X là

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: .

Y tác dụng với Na thu được số mol khí H2 bằng số mol E nên E có 2 H linh động, hơn nữa X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 nên X sẽ phải có 2 nhóm COO.

Bảo toàn khối lượng: 

Ta có: nz = 0,2n với n là số nhóm  thỏa mãn n = 2 thì Z là HOCH2CH2OH.

Vì X mạch hở nên Y là muối axit đơn chức → My = 98 thỏa mãn Y là HOCH2COONa (vì E phải có liên kết hidro).

Suy ra X là

HOCH2COOCH2CH2OOCCH2OH nên nhận định sai là X có khả năng tráng bạc


Câu 38:

Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (gồm glucozơ, anđehit fomic, metyl fomat) cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư), thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

Nhận thấy các chất trong X đều có CT chung là CnH2nOn.

CnH2nOn + nO2 → n CO2 + n H2O.

→ n(CO2) = n(H2O) = n(O2) = 0,1 → m = m(CO2) + m(H2O) = 6,2 (g)


Bắt đầu thi ngay