300 Bài tập tổng hợp Hóa học Hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải (P3)
-
3611 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol CH2=CH–C–CH, 0,2 mol CH2=CH–CHO, 0,3 mol C2H4 và 0,4 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 16. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Đáp án A
BTKL: mX = mY → nY = mX : MY = (0,1. 52 + 0,2. 56 + 0,3. 28 + 0,4. 2) : 32 = 0,8
→ n(khí giảm) = n(X) – n(Y) = n(pi p.ư) = 0,1 + 0,2 + 0,3 + 0,4 – 0,8 = 0,2
→ n(Pi trong Y) = n(Pi trong X) – n(Pi p.ư) = (0,1. 3 + 0,2. 2 + 0,3. 1) – 0,2 = 0,8 → a = 0,8
→ Các mệnh đề đúng là a, b, d.
X, Y là hợp chất đơn chức, Z là hợp chất tạp chức
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(a). Este không tan và nhẹ hơn nước.
(b). Trong máu người bình thường, nồng độ glucozơ ổn định là 0,1%.
(c). Muối mononatri glutamat được dùng làm bột ngọt (mì chính).
(d). Xenlulozơ không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ nhưng tan trong nước Svayde.
(e). Nhiều protein tan trong nước tạo dung dịch keo và đông tụ khi đun nóng.
(g). Polime không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án D
Tất cả các mệnh đề đúng
Câu 3:
Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với
Đáp án C
X, Y đều lưỡng tính, tác dụng với HCl cùng cho khí Z vô cơ và tác dụng với NaOH cùng cho T hữu cơ đơn chức, chứa C, H, N → X là CH3NH3HCO3 (a) và Y là (CH3NH3)2CO3. (b)
→ a + b = n(Z) = 0,1 và a + 2b = n(T) = 0,3 → a = b = 0,1 → m = 21,7
Câu 4:
Có các nhận xét sau:
(a) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
(b) Để làm mềm nước cứng tạm thời ta có thể đun nóng hay cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ Ca(OH)2
(c) Có 4 đồng phân cấu tạo amin no mạch hở bậc 1 có công thức phân tử là C4H11N.
(d) Hiện nay trong công nghiệp người ta điều chế anđehit axetic cũng như ancol etylic chủ yếu từ etilen.
(e) CO2 là tác nhân chính chất gây mưa axit và cũng là chất dùng phổ biến trong chữa cháy.
(f) Trong lá cây xanh chất xúc tác cho quá trình hấp thụ năng lượng mặt trời dùng trong quang hợp là clorophyl (còn gọi là chất diệp lục).
Số nhận xét đúng là
Đáp án B
Các nhận xét đúng là: (a) (b) (c) (d) (f)
Nhận xét (e) sai vì CO2 không phải là tác nhân chính gây mưa axit ( mà là SO2, NOx).
Số nhận xét đúng: 5.
Câu 5:
Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
Đáp án C
Chất phản ứng được với nước brom: isopren, anilin, anđehit axetic, axit metacrylic và stiren.
Số chất: 5.
Lưu ý: Các chất hữu cơ phản ứng Br2 như: liên kết π mạch hở; -CHO; anilin, phenol,…
Câu 6:
Cho dãy các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, poli(vinyl axetat), glyxylvalin (Gly–Val), glixerol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là:
Đáp án D
isoamyl axetat, phenylamoni clorua, poli(vinyl axetat), glyxylvalin (Gly-Val), triolein
+ isoamyl axetat: este nên bị thủy phân trong NaOH
+ phenylamoni clorua: tác dụng với NaOH tạo anilin
+ poli(vinyl axetat): polime nhưng vẫn còn nhóm COO (este) nên bị thủy phần trong NaOH
+ glyxylvalin (Gly-Val): peptit bị thủy phân trong NaOH tạo muối của các axit amin và nước
+ triolein: chất béo bị thủy phân trong NaOH tạo glixerol và muối natri của axit béo oleic
Câu 7:
Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng CTPT C2H4O2. Biết:
– X tác dụng được với NaHCO3 giải phóng CO2.– Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.– Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.Phát biểu nào sau đây đúng ?
Đáp án D
C2H4O2 có các đồng phân là CH3COOH, HCOOCH3, HOCH2CHO.
Do vậy X phải là CH3COOH (do tác dụng được với NaHCO3).
Y là HOCH2CHO.
Z phải là este HCOOCH3. Vậy phát biểu đúng là Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 8:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.(b) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm – NH2, 1 nhóm – COOH) luôn là một số lẻ.(c) Este hầu như không tan trong nước và nhẹ hơn nước, vì giữa các phân tử este không có liên kết hiđro.(d) Chất béo gồm lipit, sáp, gluxit và photpholipit.(e) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
(g) Tương tự xenlulozơ, amilozơ cũng là polime dạng sợi, có mạch không phân nhánh.
Số phát biểu đúng
Đáp án B
Các mệnh đề: b, e, g
Mệnh đề a: glucozo bị oxi hóa
Mệnh đề b: CT chung của aa có 1 NH2 và 1 COOH là: H2N- CnH2n-2kCOOH hay CmH2m-2k+1O2N (Vì phân tử khối của C, O, N chẵn, và phân tử khối của H lẻ mà số H cũng lẻ nên phân tử khối của aa lẻ
Mệnh đề c: nguyên nhân do este không tạo được liên kết hidro với nước
Mệnh
đề d: Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit...
Câu 9:
Cho sơ đồ chuyển hóa:
()
X là
Đáp án D
CH3-CH(NH2)-COONH4 + NaOH CH3- CH (NH2)-COONa +NH3 +H2O
2CH3- CH (NH2)-COONa + H2SO4 2CH3-CH(NH2)-COOH +Na2SO4
CH3-CH(NH2)-COOH +C2H5OH CH3-CH(NH2)-COOC2H5 +H2O
Câu 10:
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biếu nào sau đây sai?
Đáp án C
(∏ + v) = 6 mà chứa vòng benzen nên sẽ có thêm 2 nhóm COO
Xét từng dữ kiện:
1 mol X tạo thành 2 mol Y nên Y là HCOONa
1 mol Y tạo thành 1 mol nước nên chứng tỏ chỉ có 1 nhóm là este của phenol
→ X là HCOO-CH2-C6H5-OOCH
HCOO-CH2-C6H4-OOCH (X) + 3NaOH → 2HCOONa (Y) + HO-CH2-C6H4-ONa (Z) + H2O
2HO-CH2-C6H4-ONa + H2SO4 → 2HO-CH2-C6H4-OH (T) + Na2SO4
Vậy nên:
T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1
Câu 11:
Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α–1,4–glicozit.
(e) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các phát biểu đúng: (b) (e) (f)
Lưu ý:
Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra sobitol
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói. ( không phải là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo)
Amilopectin trong tinh bột chứa các liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit.
Câu 12:
So với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi là:
Đáp án D
Sở dĩ các ancol và axit có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon, các este cũng phân tử khối là do giữa các phân tử ancol, axit có liên kết hidro.
Ngoài ra, tính tan của ancol và axit cũng do liên kết hidro quyết định
Câu 13:
Khẳng định nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của các phản ứng của các hợp chất hữu cơ?
Đáp án A
Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt, dễ cháy
+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng 1 điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phầm
Câu 14:
Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
(1) X + NaOH Y + Z
(2) Y + HCl CH3COOH + NaCl
(3) Z + O2 CH3COOH + H2O
Công thức phân tử của X là:
Đáp án C
Y + HCl tạo CH3COOH nên Y là muối CH3COONa
Z + O2 tạo CH3COOH nên Z là C2H5OH
Vậy X tác dụng với NaOH mà cho ra được Y và Z như trên thì X là este và có công thức là CH3COOC2H5 (C4H8O2)
Câu 15:
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
+ X làm quỳ chuyển xanh nên loại bỏ đáp án X là axit glutamic và alanin. Như vậy còn lại 2 đ.a
+ Y làm dd brom nhạt màu và kết tủa trắng nên Y là anilin (C6H5NH2, kết tủa là C6H2(Br)3(NH2) (không loại bỏ được đ.a nào tiếp)
+ Z có phản ứng tráng bạc nên Z không thể là saccarozo. Như vậy loại bỏ đ.a Z là saccarozo, còn lại 1 đ.a với X, Y, Z, T lần lượt là Lysin, anilin, fructozo, glixerol
Câu 16:
Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
CT của các chất lần lượt là: Vinyl foamt (HCOOC2H3) , metyl acrylat (C2H3COOCH3); glucozo (C6H12O6) ; saccarozo (C12H22O11) ; etylamin (C2H5NH2); alanin (H2N- CH(CH3)-COOH
+ Các chất đơn chức, mạch hở bao gồm: vinyl fomat, metyl acrylat,etylamin (3 chất) (lưu ý: một số hợp chất có 1 nhóm chức này nhưng có thâm 1 hay các nhóm chức khác không được gọi là đơn chức mà gọi là tạp chức)
+ Các chất bị thủy phân trong kiềm gồm có vinyl fomat, metyl acrylat. (2 chất) (lưu ý: phản ứng của alanin td với NaOH không gọi là thủy phân và các cacbohidrat bị thủy phân trong axit chứ không phải kiềm)
+ Các chất tham gia tráng bạc: vinyl fomat, glucozơ (2 chất)
+ Các chất làm mất màu nước brom: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ ( 3 chất)
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng AgNO3/NH3 dư, to để phân biệt fructozơ và glucozơ;
(b) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại;
(c) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng;
(d) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau;
(e) Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và anđehit đơn chức.
(g) Amilozơ là polime có mạch không phân nhánh, amilopectin là polime có mạch phân nhánh.Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các phát biểu đúng là: b, c, g.
+ Mệnh đề a: không thể dùng AgNO3/NH3 dư, t0 để phân biệt fruc và glu vì trong môi trường kiềm, fruc chuyển hóa thành glu, 2 chất đều cho cùng hiện tượng là tạo ra lớp Ag trắng xám
+ Mệnh đề b: Trong môi trường kiềm, fruc và glu có cân bằng chuyển hóa lẫn nhau.
+ Mệnh đề c: Glucozo tồn tại ở cả dạng mạch vòng và dạng mạch hở tuy nhiên trong dd thì dạng mạch vòng là chủ yếu. Dạng vòng anpha chiếm khoảng xấp xỉ 36%, dạng vòng beta chiếm khoảng xấp xỉ 64%, trong khi dạng hở chiếm khoảng 0,003%
+ Mệnh đề d: Xenlulozo và tinh bột mặc dù có CT chung giống nhau là (C6H10O5)n tuy nhiên giá trị của n ở mỗi chất có khoảng khác nhau, và chúng không phải đồng phân của nhau
+ Mệnh đề e: Sac chỉ có tính chất của ancol đa chức và phản ứng thủy phân và không có chứa nhóm -CHO
+ Mệnh đề g: Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozo và amilopectin. Trong đó, các gốc anpha- glucozo trong amilozo nối với nhau bời liên kết anpha-1,4- glicozit tạo thành 1 chuỗi dài không phân nhánh còn amilopectin thì có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 18:
Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449%; 7,865%; 15,73%. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) được 4,85 gam muối khan. Nhận định nào về X sau đây không đúng ?
Đáp án B
Gọi X có CT là CxHyOzNt
Ta có: x: y: z: t = (40,449/12) : (7,865/1) : (35,956/ 16) : (15,73/14) = 3: 7: 2: 1
X có CTPT trùng CTĐGN nên X là C3H7O2N
X có thể tác dụng với kiềm và axit nên X có thể là: NH2- CH(CH3) -COOH hoặc NH2- CH2- COO-CH3.
Khi cho 4,45 gam X ứng với n(X) =0,05 mol, thì m(muối)= 4,85g tức là M(muối) = 4,85/ 0,05 = 97
Vậy X là NH2- CH2- COO-CH3.
Như vậy:
+ X vừa tác dụng HCl, vừa tác dụng NaOH là đúng
+ X chứa 1 nhóm chức este COO
+ X là hợp chất no, tạp chức (bao gồm chức NH2 và COO)
+ X khó tan trong nước hơn alanin vì alanin tồn tại dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử)
Câu 19:
Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(f) Trong công nghiệp, ancol etylic có thể sản xuất từ etilen hoặc tinh bột.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Các mệnh đề: a, c, d, f.
+ Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen do ảnh hưởng của nhóm -OH.
+ Phenol có tính axit, tuy nhiên tính axit quá yếu không làm đổi màu quỳ
Câu 20:
Phát biểu đúng là:
Đáp án D
Các phát biểu khác sai vì:
+) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
+) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức
+) Anilin không làm đổi màu dd phenolphtalenin
Câu 21:
Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức phân tử C4H6O4. X tác dụng với NaHCO3, giải phóng khí CO2. Y có phản ứng tráng gương. Khi cho X hoặc Y tác dụng với NaOH dư, đun nóng, đều thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là:
Đáp án D
X tác dụng với NaHCO3 nên trong X có nhóm -COOH.
Y có phản ứng tráng gương nên Y có chứa HCOO-
X, Y + NaOH đều tạo 1 muối và 1 ancol nên
+) trong X có chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -COO
+) trong Y chứa nhóm HCOO nên 1 muối tạo thành là HCOONa nên được tạo thành từ ancol 2 chức và axit HCOOH nên Y là HCOO-CH2-CH2-OOCH
Vậy cặp nghiệm X, Y thỏa mãn: CH3-OOC-CH2-COOH và H-COO-CH2-CH2-OOC-H.
Câu 22:
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Đáp án B
X tác dụng với Na có khí thoát ra nên X có thể là ancol etylic hoặc axit axetic.
Y làm mất màu nước brom nhưng không tác dụng với Na nên Y là stiren.
Z tạo kết tủa trắng với nước brom và tác dụng với Na nên Z là phenol.
Vậy T là axit acrylic
Câu 23:
Cho dãy chất gồm: glucozơ, fructozơ, triolein, metyl acrylat, saccarozơ, etyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:
Đáp án C
Các chất tác dụng AgNO3/NH3: glucozơ, fructozơ, etyl fomat
Câu 24:
Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)
(1) X + 2NaOH Y + Z + T
(2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O C2H4NO4Na + 2Ag + 2NH4NO3
(3) Z + HCl → C3H6O3 + NaCl
(4) T + Br2 + H2O → C2H4O2 + 2X1.
Phân tử khối của X là:
Đáp án D
Từ (2), Y là: NaOOC-CHO
NaOOC-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → NaOOC-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Từ (3), CH3-CH(OH)-COONa
CH3-CH(OH)-COONa + HCl → CH3-CH(OH)-COOH + NaCl
Từ (4), T là: CH3CHO
CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
Nên X có công thức:
OHC-COO-CH(CH3)-COO-CH=CH2
Phân tử khối của X: M = 172.
Câu 25:
Cho các nhận xét sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 4 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 1%.
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là:
Đáp án B
Nhận xét đúng: (3) (4) (6)
Các phát biểu khác sai vì
(1) Tinh bột và xelulozơ không phải là đồng phân của nhau, vì hệ số n khác nhau
(2) Để tạo peptit cần α-aa nên có 1 đồng phân của C3H7NO2 tạo đipeptit
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người khoảng 0,1%.
Câu 26:
Cho các nhận định sau:
(1) Dùng dung dịch Br2 có thể nhận biết được các dung dịch anilin, fructozơ và glucozơ.
(2) Các aminoaxit có tính chất lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.
(3) Các amin đều có tính bazơ nên dung dịch của chúng làm quì tím hóa xanh.
(4) C6H12O3N2 có 3 đồng phân là đipeptit mạch hở.
(5) Phân tử amilozơ, amilopectin và xenlulozơ đều có mạch phân nhánh.
(6) Các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều nho chín để tăng cường thể trạng.
(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan được iot ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
Số nhận định đúng là
Đáp án C
Nhận định đúng: (1).
Các nhận định khác sai vì:
(2) Aa có tính lưỡng tính, nhưng tùy thuộc vào môi trường của aa có thể đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin không làm quỳ tím chuyển màu
(4) Có 1 đồng phân đipeptit C6H12O3N2 được tạo thành từ alanin
(5) Amilopectin có cấu tạo mạch không phân nhánh
(6) Trong nho chín có nhiều glucozơ nên nếu bệnh nhân bị đái tháo đường ăn nhiều nho sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan iot ở điều kiện thường tạo phức xanh tím.
Câu 27:
Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được hai axit cacbonxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và ). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng
Đáp án B
Câu 28:
Trong các chất sau đây, chất nào không tác dụng với kim loại Na ở điều kiện thường?
Đáp án D
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Đáp án A
(a) Đúng, Phương trình phản ứng:
(b) Đúng, Amilopectin chiếm từ 70 – 80% khối lượng tinh bột trong khi amilozơ chiếm từ 20 – 30% khối lượng tinh bột.
(c) Sai, Các tripeptit trở lên (đipeptit không có phản ứng này) đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Đúng, Anilin (C6H5NH2) là chất lỏng, sôi ở 184oC, không màu, rất độc, tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong benzen và etanol.
Vậy có 3 phát biểu đúng là (a), (b), (d).
Câu 32:
Cho các sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết phân tử E chỉ chứa một loại nhóm chức. Phân tử khối của E là
Đáp án D
Câu 33:
Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Đáp án B
Có 4 chất thủy phân trong môi trường kiềm là: triolein; nilon-6,6; tơ lapsan; glyxylglyxin.
Câu 34:
Chất nào dưới đây còn gọi là “đường nho”?
Chọn đáp án A
Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho
Câu 35:
Chất hữu cơ nào dưới đây chỉ có tính bazơ?
Chọn đáp án B
A. Glyxin có CTCT: NH2- [CH2]3-CH(NH2)- COOH => có 2 gốc NH2 và 1 gốc COOH nên có cả tính axit và bazo
B. Anilin có CTCT: C6H5NH2 => chỉ có tính bazo
C. Axit glutamic: HOOC- CH2-CH2-CH(NH2)- COOH => có cả tính axit và bazo
D. metylamoni clorua: CH3NH3Cl là muối có tính axit
Câu 36:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Chọn đáp án D
A,B, C đúng
D sai vì phenol không hòa tan được Cu(OH)2
Câu 37:
Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với Na2CO3?
Chọn đáp án B
A. loại ancol etylic và natri axetat không tác dụng
B. đúng
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2↑
C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
2C6H5COOH + Na2CO3 → 2C6H5COONa + H2O + CO2↑
C. Loại anilin không tác dụng được
D. Loại natri phenlat không tác dụng được
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
a, Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
b, Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen
c, Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một
d, Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2
e, Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ
g, Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án B
Các phát biểu đúng là: a), c), d), g) => có 4 phát biểu đúng
Câu 39:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH, C6H5NH2 (anilin), CH3COOH và HCl. Ở 25oC, pH của các dung dịch (cùng có nồng độ 0,01M) được ghi lại trong bảng sau:
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
Chọn đáp án D
X có pH = 8,42 > 7 => có môi trường bazo => X là C6H5NH2
Z có pH = 2 => là axit mạnh => Z là HCl
Y có pH = 3,22 < pH của T = 3,45 => tính axit của Y mạnh hơn của T => Y là HCOOH và T là CH3COOH.
A. Sai vì C6H5NH2 không có phản ứng tráng gương.
B. Sai HCOOH không thể điều chế được từ C2H5OH
C. Sai vì HCOOH chỉ làm mất màu dung dịch nước brom chứ không tạo kết tủa với dd nước brom
D. Đúng vì CH3COOH có thể làm giấm ăn,…
Câu 40:
Cho Z là chất hữu cơ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hết a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Còn khi đốt cháy hết b gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng O2 tiêu tốn cho hai phản ứng cháy này đúng bằng lượng O2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Biết MX = 90 và Z có thể tác dụng với Na tạo H2. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Chọn đáp án C
Đốt cháy X cho nCO2 = nH2O => X có dạng: CnH2nOx
MX = 90 => 14n + 16x = 90
=> n = x = 3 phù hợp
Vậy CTPT của X là C3H6O3: 0,03 (mol) ( nX = nCO2 /3)
BTNT: O => nO2 đốt X = (2nCO2 + nH2O – 3nC3H6O3)/2 = ( 2.0,09 + 0,09 – 3.0,03)/2 = 0,09 (mol)
nO2( để đốt Y) = 0,135 – 0,09 = 0,045 (mol)
nY = nH2O – nCO2 = 0,045 – 0,03 = 0,015 (mol)
Y có dạng C2H6Oy: 0,015 (mol)
BTNT: O => 0,015y + 0,045.2 = 0,03.2 + 0,045
=> y = 1
CTCT của Y là C2H5OH
BTKL cho phản ứng thủy phân: mZ + mH2O = mX + mY
=> mH2O = 0,03. 90 - 0,015.46 – 2,85 = 0,54 (g) => nH2O = 0,03 (mol)
Phản ứng thủy phân có dạng: Z + 3H2O → 2X + Y
CTCT của Z là thỏa mãn
HO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-COO-C2H5
HO-CH(CH3)-COO-CH2-CH2-COO-C2H5
HO-CH2-CH2-COO-CH(CH3)-COO-C2H5
HO-CH(CH3)-COO-CH(CH3)-COO-C2H5
A. Đúng X có 2 CTCT phù hợp là HO-CH2-CH2-COONa và HO- CH(CH3)-COONa
B. Đúng ( viết như trên)
C. sai vì Z: C8H14O5 => % O = [(16.5): 190 ].100% = 42%
D. Đúng cả X và Z đều chứa nhóm –OH và –COOH nên thuộc hợp chất tạp chức.