Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Chuyên đề ôn luyện Hóa Học 10 - 11 cực hay có lời giải chi tiết

Chuyên đề ôn luyện Hóa Học 10 - 11 cực hay có lời giải chi tiết

Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học

  • 3613 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 8:

Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25C). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi so với thí nghiệm trên?

Xem đáp án

A. Sai. Tăng diện tích tiếp xúc nên tốc độ phản ứng tăng.

B. Đúng. Thể tích dung dịch H2SO4 tăng song nồng độ không đổi → tốc độ phản ứng không đổi.

C. Sai. Nồng độ dung dịch H2SO4 giảm nên tốc độ phản ứng giảm.

D. Sai. Nhiệt độ tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

Chọn đáp án B


Câu 10:

Cho phản ứng: 2KClO3rt2KClr+3O2k

Yếu tố không làm ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng trên là

Xem đáp án

Do đây là phản ứng 1 chiều và không có chất khí tham gia phản ứng nên yếu tố áp suất không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

Chọn đáp án C


Câu 12:

Cho cân bằng hoá học: 3H2k+N2k2NH3k. Giữ nguyên nhiệt độ, nén thể tích hỗn hợp còn một nữa. Nhận xét nào sau đây về tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) là chính xác

Xem đáp án

Giảm thể tích, hay tăng áp suất làm tốc độ phản ứng tăng, cả vt và vn đều tăng (cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, vt tăng nhanh hơn vn).

Chọn đáp án D


Câu 13:

Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:

CO2k+H2kCOk+H2Ok;H>0

Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:

(a) Tăng nhiệt độ;

(b) Thêm một lượng hơi nước;

(c) Giảm áp suất chung của hệ;

(d) Dùng chất xúc tác;

(e) Thêm một lượng CO2;

Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

Xem đáp án

Dựa vào nguyên lý Le Chatelier ta xét các thay đổi cân bằng:

(a) Khi tăng nhiệt độ → thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ tức là chiều thu nhiệt (chiều thuận).

(b) Khi thêm một lượng hơi nước → thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm hơi nước tức là chiều nghịch.

(c) Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng không bị chuyển dịch do số mol khí ở trước và sau phản ứng bằng nhau.

(d) Khi dùng chất xúc tác thì cân bằng không bị chuyển dịch mà chỉ làm cho phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng tức là chỉ thay đổi tốc độ phản ứng.

(e) Khi thêm một lượng CO2 → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm CO2 tức là chiều thuận.

Chọn đáp án B


Câu 14:

Xét phản ứng : 2NO2kN2O4k. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2  (có nút kín). Sau đó: Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy

Xem đáp án

- Khi tăng nhiệt độ từ nhiệt độ t1 lên nhiệt độ t1 thì tỉ khối hơi của hỗn hợp khí tăng từ 27,6 lên 34,5 → Số mol phân tử khí giảm → Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.

- Nhận xét: Khi tăng nhiệt độ mà cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận → Phản ứng theo chiều thuận là phản ứng thu nhiệt → Phản ứng theo chiều nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.

- Khi ngâm ống nghiệm thứ hai vào cốc nước sôi (tăng nhiệt độ) → Cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm nhiệt độ tức là chiều thu nhiệt → Chiều thuận → Màu nâu nhạt dần.

- Khi ngâm ống nghiệm thứ nhất vào cốc nước đá (giảm nhiệt độ) → Cân bằng dịch chuyển theo chiều tăng nhiệt độ tức là chiều tỏa nhiệt → Chiều nghịch → Màu nâu đậm dần.

- Khi để ống nghiệm thứ ba ở điều kiện thường → Cân bằng dịch chuyển theo chiều tăng nhiệt độ tức là chiều tỏa nhiệt → Chiều nghịch → Mâu nâu đậm dần nhưng nhạt hơn ống thứ nhất.

Chọn đáp án D


Câu 15:

Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2k+O2kxt,t2SO2k(2) N2k+3H2kxt,t2NH3k(3) CO2k+H2kxt,tCOk+H2Ok(4) 2HIkxt,tH2k+I2k(5) CH3COOHl+C2H5OHlxt,tCH3COOC2H5l+H2Ol

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

Xem đáp án

Khi thay đổi áp suất trong bình (giữ nguyên các yếu tố nhiệt độ, nồng độ các chất) thì ở các phản ứng không có chất khí hoặc số mol chất khí ở trước và sau phản ứng bằng nhau thì cân bằng sẽ không bị chuyển dịch. Các phản ứng (3), (4), (5) thỏa mãn.

Chọn đáp án C


Câu 16:

Cho cân bằng: Xk+3Y(k)2Zk. Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

- Theo phương trình, số mol hỗn hợp khí sau nhỏ hơn số mol hỗn hợp khí trước, nên tỉ khối của hỗn hợp khí sau so với H2 sẽ lớn hơn tỉ khối của hỗn hợp khí truớc so với H2.

- Khi tăng nhiệt độ, tỉ khối giảm chứng tỏ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch  Chiều nghịch là chiều thu nhiệt  Chiều thuận là chiều toả nhiệt.

Chọn đáp án D


Câu 17:

Cho cân bằng hóa học (trong bình kín có dung tích không đổi):

N2O4k2NO2k;H>0

(không màu) (màu nâu đỏ)

Nhận xét nào sau đây sai?

Xem đáp án

- Theo phương trình, số mol hỗn hợp khí sau lớn hơn số mol hỗn hợp khí trước, nên tỉ khối của hỗn hợp khí sau so với H2 sẽ nhỏ hơn tỉ khối của hỗn hợp khí trước so với H2.

- Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nên tỉ khối giảm.

Chọn đáp án C


Câu 18:

Cho hệ cân bằng trong một bình kín:

N2k+O2kt2NOk;H>0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

Xem đáp án

Dựa vào nguyên lý Le Chatelier ta xét các thay đổi cân bằng:

A. Khi tăng nhiệt độ của hệ → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ của hệ tức là chiều thu nhiệt (chiều thuận).

B. Khi giảm áp suất của hệ thì cân bằng không chuyển dịch vì số mol khí ở trước và sau phản ứng bằng nhau.

C. Khi thêm khí NO vào hệ → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm khí NO tức là chiều nghịch.

D. Khi thêm chất xúc tác thì cân bằng không bị chuyển dịch mà chỉ làm cho phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng tức là chỉ thay đổi tốc độ phản ứng.

Chọn đáp án A


Câu 19:

Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:

COk+H2OkCO2k+H2k;H<0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

 

Xem đáp án

Dựa vào nguyên lý Le Chatelier ta xét các thay đổi cân bằng:

A. Khi thêm chất xúc tác thì cân bằng không bị chuyển dịch mà chỉ làm cho phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng tức là thay đổi tốc độ phản ứng.

B. Khi thêm khí H2 vào hệ → Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm H2 tức là chiều nghịch.

C. Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng không bị chuyển dịch do số mol khí ở trước và sau phản ứng bằng nhau.

D. Khi giảm nhiệt độ của hệ → Cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ của hệ tức là chiều tỏa nhiệt (chiều thuận).

Chọn đáp án D


Câu 20:

Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau:

2NO2kN2O4k

Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?

Xem đáp án

- Theo phương trình, số mol hỗn hợp khí sau nhỏ hơn số mol hỗn hợp khí trước, nên tỉ khối của hỗn hợp khí sau so với H2 sẽ lớn hơn tỉ khối của hỗn hợp khí trước so với H2.

- Khi giảm nhiệt độ, tỉ khối tăng chứng tỏ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận → Chiều thuận là chiều toả nhiệt → Chiều nghịch là chiều thu nhiệt.

Chọn đáp án A


Câu 21:

Cho cân bằng hoá học:

N2k+3H2k2NH3k;H<0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 22:

Cho cân bằng hoá học sau: 

2NH3kN2k+3H2k

Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây đúng?

Xem đáp án

- Theo phương trình, số mol hỗn hợp khí sau lớn hơn số mol hỗn hợp khí trước, nên tỉ khối của hỗn hợp khí sau so với H2 sẽ nhỏ hơn tỉ khối của hỗn hợp khí truớc so với H2.

- Khi tăng nhiệt độ, tỉ khối giảm chứng tỏ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận → chiều thuận là chiều thu nhiệt → chiều nghịch là chiều toả nhiệt.

Chọn đáp án B


Câu 24:

Cho phản ứng hóa học: Br2 +HCOOH→2HBr+CO2

Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian sau 40 giây tính theo HCOOH là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là:


Câu 30:

Cho một mẫu đá vôi nặng 10,0 gam vào 200 ml dung dịch HCl 2,0 M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ giảm nếu

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 31:

Khi cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Khi cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp vì khi tăng nồng độ chất phản ứng và tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng cũng sẽ tăng


Câu 32:

Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Trong thí nghiệm điều chế khí oxi từ muối kali clorat người ta thường nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit ở nhiệt độ cao nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng vì mangan đioxit có vai trò là chất xúc tác → Làm phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng


Câu 33:

Cho cân bằng hóa học: 3H2k+N2k2NH3k. Giữ nguyên nhiệt độ, nén thể tích hỗn hợp xuống còn một nửa. Nhận xét nào sau đây về tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) là chính xác

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Giảm thể tích, hay tăng áp suất làm tốc độ phản ứng tăng, cả vt và vn  đều tăng (cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, vt tăng nhanh hơn vn).


Câu 37:

Cho các cân bằng sau ở trong bình kín:

(1) CaCO2rtCaOr+CO2k(2) COk+Cl2COCl2k(3) CaOk+SiO2rCaSiO3r(4) N2k+3H2k2NH3k(5) N2k+O2k2NOk(6) Fe2O3r+COk2Fer+3COk

Khi thay đổi áp suất trong bình (giữ nguyên các yếu tố nhiệt độ, nồng độ các chất), các cân bằng không bị chuyển dịch là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Khi thay đổi áp suất trong bình (giữ nguyên các yếu tố nhiệt độ, nồng độ các chất) thì ở các phản ứng không có chất khí hoặc số mol chất khí ở truớc và sau phản ứng bằng nhau thì cân bằng sẽ không bị chuyển dịch → Các phản ứng (3), (5), (6) thỏa mãn


Câu 38:

Cho cân bằng hóa học sau:

Fe2O3r+3COk2Fer+3CO2k;H>0

Thực hiện các động tác sau: (a) tăng áp suất của hệ, (b) nghiền nhỏ Fe2O3, (c) thêm Fe2O3 vào hệ, (d) tăng nhiệt độ của hệ. Số tác động không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

(a) Khi tăng áp suất của hệ thì cân bằng sẽ không bị chuyển dịch do số phân tử khí ở trước và sau phản ứng bằng nhau.

(b) Khi nghiền nhỏ Fe2O3 thì không ảnh hưởng đến cân bằng mà chỉ làm tốc độ phản ứng tăng lên.

(c) Khi thêm Fe2O3 vào hệ → Cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm Fe2O3 tức là chiều thuận.

(d) Khi tăng nhiệt độ của hệ → Cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm nhiệt độ của hệ tức là chiều thu nhiệt (chiều thuận).


Câu 39:

Cho cân bằng hóa học sau:

N2k+3H2k2NH3k;H>0

Cho các biện pháp:

(1) tăng nhiệt độ;

(2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng;

(3) hạ nhiệt độ;

(4) dùng thêm chất xúc tác bột Fe;

(5) giảm nồng độ NH3;

(6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Dựa vào nguyên lý Le Chatelier ta xét các thay đổi cân bằng:

(1) Khi tăng nhiệt độ → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ tức là chiều thu nhiệt (chiều nghịch) →Khi hạ nhiệt độ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận (ở ý số (3)).

(2) Khi tăng áp suất chung của hệ → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm áp suất tức là giảm số phân tử khí của hệ (chiều thuận) →Khi giảm áp suất chung của hệ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch.

(4) Khi dùng chất xúc tác thì cân bằng không bị chuyển dịch mà chỉ làm cho phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng tức là chỉ thay đổi tốc độ phản ứng.

(5) Khi giảm nồng độ NH3 → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ NH3 tức là chiều thuận.


Câu 40:

Cho cân bằng hóa học sau (xảy ra trong bình kín dung tích không đổi):

PCl5kPCl3k+Cl2k;H>0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ của hệ phản ứng; (2) thêm một lượng khí Cl2; (3) thêm một lượng khí PCl5; (4) tăng áp suất chung của hệ phản ứng; (5) dùng chất xúc tác. Những yếu tố nào đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (giữ nguyên các yếu tố khác)?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Dựa vào nguyên lý Le Chatelier ta xét các thay đổi cân bằng:

(1) Khi tăng nhiệt độ → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ tức là chiều thu nhiệt (chiều thuận).

(2) Khi thêm một lượng khí Cl2 → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm khí Cl2 tức là chiều nghịch.

(3) Khi thêm một lượng PCl5→ Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm PCl5 tức là chiều thuận.

(4) Khi tăng áp suất chung của hệ → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm áp suất tức là giảm số phân tử khí của hệ (chiều nghịch).

(5) Khi dùng chất xúc tác thì cân bằng không bị chuyển dịch mà chỉ làm cho phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng tức là chỉ thay đổi tốc độ phản ứng.


Câu 41:

Cho các cân bằng sau trong các bình riêng biệt:

H2 (k, không màu) + I2 (k, tím)  2HI (k, không màu) (1)

2NO2 (k, nâu đỏ)  N2O4 (k, không màu) (2)

Nếu làm giảm thể tích chứa của cả 2 hệ trên, so với ban đầu thì màu của

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Hệ (1) có số mol khí ở 2 vế phương trình bằng nhau nên cân bằng không chuyển dịch, màu không đổi. Hệ (2) chuyển dịch theo chiều thuận nên màu nhạt đi.


Câu 42:

Cho cân bằng: 2SO3k2SO2k+O2k. Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với không khí tăng lên. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

- Theo phương trình, số mol hỗn hợp khí sau lớn hơn số mol hỗn hợp khí trước, nên tỉ khối của hỗn hợp khí sau so với không khí sẽ nhỏ hơn ti khối của hỗn hợp khí trước so với không khí.

- Khi giảm nhiệt độ, tỉ khối tăng chứng tỏ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch → chiều nghịch là chiều toả nhiệt → chiều thuận là chiều thu nhiệt.


Câu 43:

Cho phản ứng : N2k+3H22NH3k;H=-92kJ.

Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

- Khi giảm nhiệt độ → Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ tức là chiều tỏa nhiệt → Chiều thuận.

- Khi tăng áp suất  Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm áp suất tức là chiều giảm số phân tử khí → Chiều thuận


Câu 44:

Cho cân bằng hóa học : CaCO3rtCaOr+CO2k;

Biết phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. Tác động nào sau đây vào hệ cân bằng để cân bằng đã cho chuyển dịch theo chiều thuận?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

A. Khi giảm nhiệt độ → Cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ tức là chiều tỏa nhiệt → Chiều nghịch do phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt → Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

B. Khi tăng áp suất → Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất tức là chiều giảm số phân tử khí → Chiều nghịch.

C. Khi tăng nồng độ khí CO2→ Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ khí CO2→ Chiều nghịch.


Câu 45:

Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín:

Cr+CO2k2COk;H=172kJ *COk+H2OkCO2k+H2k;H=-41kJ **

 

Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau (giữ nguyên các điều kiện khác)?

(1) Tăng nhiệt độ.

(2) Thêm khí CO2 vào.

(3) Thêm khí H2 vào.

(4) Tăng áp suất.

(3) Dùng chất xúc tác.

(6) Thêm khí CO vào.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

(1) Khi tăng nhiệt độ → Cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều thuận, cân bằng (**) chuyển dịch theo chiều nghịch.

(2) Khi thêm khí CO2 → Cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều thuận, cân bằng (**) chuyển dịch theo chiều nghịch.

(3) Khi thêm khí H2 → Cân bằng (*) không chuyển dịch, cân bằng (**) chuyển dịch theo chiều nghịch.

(4) Khi tăng áp suất → Cân bằng (*) và chuyển dịch theo chiều nghịch (**) không chuyển dịch.

(5) Khi dùng chất xúc tác → Cân bằng (*) và (**) không chuyển dịch.

(6) Khi thêm khí CO → Cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều nghịch, cân bằng (**) chuyển dịch theo chiều thuận.


Câu 46:

Cho cân bằng sau xảy ra trong bình kín có dung tích không đổi:

2SO2k+O2k2SO3k;H<0

Yếu tố nào sau đây làm cho cân bằng trên dịch chuyển theo chiều nghịch?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

A. Khi giảm nhiệt độ của hệ → Cân bằng dịch chuyển theo chiều tăng nhiệt độ tức là chiều tỏa nhiệt → Chiều thuận.

B. Khi thêm chất xúc tác thì cân bằng không chuyển dịch mà chỉ làm phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng.

C. Khi thêm SO3 vào hệ → Cân bằng dịch chuyển theo chiều làm giảm SO3 → Chiều nghịch.

D. Khi tăng áp suất → Cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm áp suất tức là chiều giảm số phân tử khí → Chiều thuận.


Câu 47:

Cho các cân bằng sau:

(I) 2HIkH2k+I2k(II) CaCO3rtCaOr+CO2k(III) FeOr+COkFer+CO2k(IV) 2SO2k+O2k2SO3k

Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất, hay làm tăng số mol khí. Do đó, cân bằng (I), (III) không chuyển dịch; cân bằng (IV) chuyển dịch theo chiều nghịch; cân bằng (II) chuyển dịch theo chiều thuận


Bắt đầu thi ngay