IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Chuyên đề ôn luyện Hóa Học 10 - 11 cực hay có lời giải chi tiết

Chuyên đề ôn luyện Hóa Học 10 - 11 cực hay có lời giải chi tiết

Các định luật bảo toàn trong hóa học

  • 3307 lượt thi

  • 152 câu hỏi

  • 200 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 6:

Đốt cháy m gam cacbon trong hình kín chứa oxi, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X có thể tích 3,36 lít (đktc) và vẫn còn khả năng phản ứng với oxi. Giá trị của m là

Xem đáp án

X vẫn còn khả năng phản ứng với oxi nên oxi trong bình kín ban đầu đã phản ứng hết và X gồm CO, CO2

Bảo toàn nguyên tố C: nC =nCO +nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15

→m=0,15.12=1,08 gam

Chọn đáp án D


Câu 7:

Hoàn tan hoàn toàn m gam X gồm Al, Ba, Na, K vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,0405 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,018 mol H2SO4 và 0,03 mol HCl vào Y, thu được 1,089 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm khối lượng của BaSO4 trong kết tủa gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Câu hỏi này được dẫn lại từ đề thi THPTQG năm 2018 với một thí nghiệm mở màn vô cùng nguy hiểm.

Để giải được câu hỏi này, trước hết phải tính được số mol OH trong dung dịch Y bằng suy luận sau: H2OH + OH

Dĩ nhiên là nhiều bạn còn đặt câu hỏi về ion AlO2- , ở đây chúng ta sẽ viết nó về Al (OH)4- = AlO2- .2H2O, lượng OH được tạo ra trong phản ứng hòa tan cũng bao gồm OH trong Al (OH)4- → nOH/Y = nH = 2nH2 = 0,0405.2= 0,081   

Toàn bộ 0,081 mol OH này, một phần phản ứng với H+ và đi vào H2O (H – OH), phần còn lại đi vào kết tủa A1(OH)3.

Bảo toàn nhóm OH: nOH/Y = nOH/H2O + nOH/Al(OH)3 → 0,081=0,018.2 +0,03 + 3nAl(OH)3

→% mBaSO4 = 64,19%

Chọn đáp án A


Câu 10:

Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Có 0,2.(0,15 + 0,1.2) = 0,07 mol nitrat trong suốt quá trình phản ứng, và như thế theo tiêu chí kim loại càng mạnh càng sót lại trước tiên thì dung dịch Y chỉ còn ion của kẽm khi lượng được đưa vào X lên tới  3,25/65 = 0,05 mol nên có 0,035 mol Zn2+ trong Y.

Bảo toàn khối lượng phần kim loại


Câu 11:

Cho m gam FeO phản ứng với dung dịch axit HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa (m + 11) gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

FeO → FeCl2

Sự hoán đổi: 10 →2Cl, mỗi lần thay thế như vậy (với 1 mol O chẳng hạn) thì khối lượng tăng 2.23,5-16 = 55 gam

→ nO/FeO =11/55 = 0,2 = nFeO

→ m= 0,2.72 = 14,4


Câu 12:

Hòa tan hoàn toàn 50 gam hỗn hợp X gồm FeO, CuO, Fe3O4 trong dung dịch axit HCl vừa đủ cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y chứa 105 gam muối clorua kim loại. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư?

Xem đáp án

M2On→ MCln →M(OH)n

nO/X =(105-50) /55 = 1 (mol)

Tiếp tục tăng giảm khối lượng 1Cl → 1OH

Mỗi mol Cl hoán đổi như vậy thì khối lượng giảm 18,5 gam

→ m↓ =105 – 18,5.2 = 68 gam

Chọn đáp án B


Câu 13:

Nung m gam hỗn hợp KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2, biết KClO3 phản ứng hết, còn KMnO4 còn dư một phần, trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng, trộn lượng O2 trên với không khí theo tỉ lệ 1:3 trong bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z, cho vào bình 0,528 gam Cacbon rồi đốt cháy hết thì thu được hỗn hợp khí T gồm N2, O2, CO2 trong đó CO2 chiếm 22,92% về thể tích. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Có sự thay đổi số mol hỗn hợp khí xảy ra trong các phản ứng đốt cháy, hoặc đôi khi không thay đổi.

C/S + O2 → CO2/ SO2 (1)

2Al +3/2O2 → Al2O3 (2)

C, S hay A1, chúng là các chất rắn được đem đốt cháy với oxi hoặc một hỗn hợp khí chứa oxi,… và sau phản ứng người ta thu được một khí/hỗn hợp khí mới,…

Trong nhiều trường hợp, ta cần so sánh số mol hỗn hợp khí mới và cũ, như trong tình huống (1), hai giá trị này bằng nhau, tình huống (2) thì khác, khi có oxit tạo thành, tổng số mol khí sẽ giảm.

Với bài tập này, phản ứng của cacbon với oxi xảy ra và số mol hỗn hợp khí không thay đổi, đó chỉ là một sự thay thế như tăng giảm khối lượng vậy, O2 trở thành CO2 theo tỉ lệ 1:1 → nZ = nT

Bảo toàn nguyên tố C: nC/T = nCO2/T = 0,528/12 =0,044

→nT = 0,044/22,92% = 0,192 = nZ → nO2 trộn = 0,192/4 =0,048

→m = m+ mO2 = 0,894/8,132% + 32.0,048 = 12,5296

Chọn đáp án C

 


Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối của kim loại và hỗn hợp khí gồm 0,01 mol N2, 0,02 mol NO. Số mol HNO3 đã phản ứng là

Xem đáp án

Ở ví dụ 4, ta đã giải quyết câu hỏi này bằng bảo toàn nguyên tố, giờ với phương trình liên hệ mol H+ và sản phẩm khử, ta có ngay: nH+ = 12nN2 + 4nNO = 12.0,01 + 4.0,02 =0,2 mol

Chọn đáp án D


Câu 26:

Cho 36,76 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 tác dụng vừa đủ với HNO3 thu được dung dịch Y chứa hai muối nitrat (muối có khối lượng phân tử nhỏ chiếm 1/3 về số mol) và 2,016 lít NO (sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Theo bài ra, dung dịch Y chứa Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2 với tỉ lệ mol 2

 Số oxi hóa trung bình của Fe trong Y là  (2.3+2)/3 =8/3

Đó cũng chính là số oxi hóa trung bình của Fe trong Fe3O4.

Bảo toàn electron: 8/3nFe =3nNO →nFe =0,09.9/8 =0,10125 →mFe = 5,67 →mFe3O4 =31,09

→% mFe3O4 = 84,58%

Chọn đáp án D


Câu 31:

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ Z vào bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 24 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 vừa đủ thì thu được hỗn hợp khí gồm 0,11 mol NO và 0,07 mol NO2. Khối lượng muối Fe(NO3)2 trong T là

Xem đáp án

Trong trường hợp này, X đã “bão hòa”, không thể cho e được nữa, nhưng nó đã được CO lấy đi một lượng O để phá vỡ trạng thái này. CO + [O] →CO2

Và thế là X trở thành Y, lại có thể cho e với N+5 tạo thành NO, NO2.

Theo lý thuyết, nếu HNO3 lại đưa Y lên trạng thái bão hòa thì số mol e mà N+5  nhận được là  0,24 x 2 = 0,48 mol

Nhưng trên thực tế, con số này là  0,11 x 3 + 0,07 x 1= 0,40 mol

Sở dĩ điều này xảy ra là do có một lượng Fe chỉ tồn tại ở số oxi hóa +2

→ nFe2+ = 0,48 – 0,40 =0,08 → mFe(NO3)2 = 14,4 gam

Chọn đáp án C


Câu 32:

Nung nóng m gam hỗn hợp H gồm Cu, CU(NO3)2, Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, thu được hỗn hợp rắn X và 8,96 lít một khí Z (đktc). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 4,032 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 41,6 gam rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Phần O2 sinh ra khi nung đi hết vào kim loại tạo oxit, đó là lý do ta chỉ thu được một khí Z là NO2 (0,4 mol).

Khi nung hỗn hợp T trong không khí thì sản phẩm thu được sẽ gồm các oxit “bão hòa” hóa trị (CuO, Fe2O3).

Số mol electron tối đa mà X có thể cho là: 3nNO =0,54 mol

Như vậy sẽ cần 0,54/2 = 0,27 mol O đưa vào rắn X để thu được 41,6 gam rắn gồm các oxit “bão hòa”.

→mX = mr + mO = 41,6 -0,27.16=37,28 gam

→m =mX = mNO2 = 37,28+46x0,4=55,68 gam

Chọn đáp án A


Câu 39:

Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Bắt đầu thi ngay