Đề kiểm tra Hóa 11 học kì 2 có đáp án (đề 20)
-
2681 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Công thức chung của ankan là
Đáp án đúng là: B
Công thức chung của ankan là CnH2n+2 (n ≥ 1).
Câu 2:
Các ankan không tham gia loại phản ứng nào
Đáp án đúng là: B
Các ankan không tham gia loại phản ứng cộng.
Câu 3:
1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?
Đáp án đúng là: C
1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với 2 mol Br2 vì buta-1,3-đien có 2 nối đôi nên sẽ cộng được tối đa với 2 phân tử Br2.
CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 → CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br
Câu 4:
Công thức chung: CnH2n-2 (n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng:
Đáp án đúng là: A
Công thức chung: CnH2n-2 (n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng: Ankin.
Câu 5:
Theo IUPAC: CH3-CH2-CH2-C≡CH có tên thay thế là:
Đáp án đúng là: A
Theo IUPAC: CH3-CH2-CH2-C≡CH có tên thay thế là: pent-1-in.
Câu 6:
Dãy đồng đẳng benzen có công thức chung là
Đáp án đúng là: D
Công thức chung của dãy đồng đẳng của benzen là CnH2n-6 (n ≥ 6).
Câu 7:
Công thức phân tử của Stiren là
Đáp án đúng là: C
Công thức phân tử của Stiren là C8H8.
Câu 8:
Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
Đáp án đúng là: B
Phản ứng của benzen với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc được gọi là phản ứng nitro hóa.
Câu 9:
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?
Đáp án đúng là: B
Chất làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng là toluen (nhiệt độ 80-100oC)
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O
Câu 10:
Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức C8H10 là
Đáp án đúng là: A
Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức C8H10 là 4:
Câu 11:
Bậc của ancol là:
Đáp án đúng là: B
Bậc của ancol là bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
Câu 12:
Tên thay thế của C2H5OH là:
Đáp án đúng là: D
Tên thay thế của C2H5OH là: Etanol.
Câu 13:
Điều kiện của phản ứng tách nước: CH3-CH2-OH → CH2 = CH2 + H2O là
Đáp án đúng là: B
CH3-CH2-OH CH2 = CH2 + H2O
Câu 14:
Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có
Đáp án đúng là: B
Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon.
Câu 15:
Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở là:
Đáp án đúng là: B
Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1-OH (n ≥ 1).
Câu 16:
Khi ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ancol etylic và bã rượu. Muốn thu được ancol etylic người ta dùng phương pháp nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Khi ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ancol etylic và bã rượu. Muốn thu được ancol etylic người ta dùng phương pháp phương pháp chưng cất.
Câu 17:
Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.
Câu 18:
Một chai ancol etylic có nhãn ghi 35o có nghĩa là?
Đáp án đúng là: A
Một chai ancol etylic có nhãn ghi 35o có nghĩa là cứ 65ml nước thì có 35ml ancol nguyên chất.
Câu 19:
Cho 9,6 gam ancol metylic (CH3OH) tác dụng với một lượng vừa đủ Na tạo ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Đáp án đúng là: C
Số mol CH3OH là: = 0,3 mol
Phương trình phản ứng:
Vậy thể tích khí H2 thu được ở đktc là: V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.
Câu 21:
Công thức phân tử của anđehit no, đơn chức, mạch hở là:
Đáp án đúng là: C
Công thức phân tử của anđehit no, đơn chức, mạch hở là: CnH2nO(n ≥ 1).
Câu 22:
Tên thay thế của CH3-CH2-CH2-CHO là
Đáp án đúng là: D
Tên thay thế của CH3-CH2-CH2-CHO là butanal.
Câu 23:
Chất nào dưới đây không phải là anđehit?
Đáp án đúng là: C
Chất không phải là anđehit là: CH3-CO-CH3.
Câu 24:
Cho 1,32 gam CH3CHO tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu m gam được kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án đúng là: C
Số mol CH3CHO là: = 0,03 mol
Phương trình phản ứng:
Vậy thu được số gam được kết tủa là: m = 0,06.108 = 6,48 g.
Câu 25:
Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu?
Đáp án đúng là: B
Chất làm quỳ tím chuyển màu HCOOH.
Câu 26:
Giấm ăn có công thức hóa học là
Đáp án đúng là: A
Giấm ăn có công thức hóa học là CH3COOH.
Câu 27:
Dung dịch axit axetic không phản ứng được với
Đáp án đúng là: C
Dung dịch axit axetic không phản ứng được với NaNO3.
Câu 28:
Cho mẩu Na vào 3 ml etanol, khí thu được sau phản ứng đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho ngọn lửa có màu:
Đáp án đúng là: A
Cho mẩu Na vào 3 ml etanol, khí thu được sau phản ứng đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho ngọn lửa có màu xanh mờ.
Câu 29:
Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
a) C6H5OH + Na → b) C6H6 + Br2
c) CH2=CH2 + HCl → d) HCOOH + NaHCO3 →
a) C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2
b) C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
c) CH2=CH2 + HCl → CH2Cl–CH3
d) HCOOH + NaHCO3 → HCOONa + CO2 + H2O
Câu 30:
A là ancol no, đơn chức mạch hở. Cho 9,2 gam A tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (ở đktc).
a) Tìm công thức phân tử của A.
b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên của A.
a) Gọi công thức của ancol no, đơn chức X là CnH2n+1OH
Số mol H2 là: = 0,1 mol
Có (14n + 18).0,2 = 9,2 suy ra n = 2
Vậy công thức phân tử của A là: C2H6O
b) Công thức cấu tạo và gọi tên của A
CH3-CH2-OH: etanol
Câu 31:
Cho 0,73 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Xác định CTPT của hai anđehit (Biết khối lượng mol phân tử của các anđehit đều lớn hơn 30 g/mol).
= 0,03 mol
Vì hỗn hợp đều gồm các anđehit có M > 30 suy ra trong hỗn hợp các anđehit trên không có HCHO
Đặt công thức chung của 2 anđehit là RCHO
Phương trình phản ứng:
Suy ra MRCHO = = 48,67 suy ra R + 29 = 48,67 suy ra R = 19,67
Mà hai anđehit đồng đẳng kế tiếp nên công thức của 2 gốc hidrocacbon là CH3 (15) và C2H5 (29)
Vậy công thức của hai anđehit là CH3CHO (etanal) và C2H5CHO (propanal)
Câu 32:
Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic X đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Xác định axit cacboxylic X.
Giả sử axit trên là RCOOH suy ra muối là RCOOM (M là kim loại kiềm)
15,8 = 0,1.(R + 45) + 0,1.(R + 44 + M)
Suy ra R = 34,5 – 0,5M
Với M = 23 suy ra R = 23 (loại)
Với M = 39 (K) suy ra R = 15 (CH3)
Vậy axit là CH3COOH (axit etanoic)