IMG-LOGO

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)

  • 13307 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai vì cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể, tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

B sai vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể cao và môi trường không cung cấp đủ nguồn sống.

C đúng.

D sai vì cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân thúc đẩy quá trình tiến hóa của quần thể


Câu 2:

Mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh luôn có chung đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ cộng sinh là mối quan hệ trong đó cả 2 loài đều có lợi và nhất thiết phải có nhau

Quan hệ kí sinh là quan hệ trong đó 1 loài có lợi, 1 loài có hại.

→ Trong mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh thì có ít nhất một loài có lợi.


Câu 3:

Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi sống trong cùng một môi trường, các loài đều có giới hạn sinh thái giống nhau.

II. Những loài có ổ sinh thái trùng nhau thì sẽ có sự cạnh tranh nhau.

III. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này thì sẽ hẹp về nhân tố sinh thái khác.

IV. Các nhân tố sinh thái của môi trường thường rộng hơn giới hạn sinh thái của loài.

Xem đáp án

Đáp án A

 (I) sai => Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau

(II) sai => Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng, chúng THƯỜNG cạnh tranh nhau dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Trùng lặp ổ sinh thái là nguyên nhân dẫn đến cạnnh tranh nhưng nếu không vượt sức chứa của môi trường thì không cạnh tranh. (Có ID t sp chọn ý này đúng, bây giờ mới nghĩ ra sao sai :v )

(III) sai => Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này thì CÓ THỂ hẹp về nhân tố sinh thái khác

(IV) đúng


Câu 5:

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 11 chuỗi thức ăn.

II. Chuỗi thức ăn dài nhất 6 mắt xích.

III. Loài H tham gia vào 7 chuỗi thức ăn.

IV.Nếu tăng sinh khối của A thì tổng sinh khối của cả hệ sinh thái sẽ tăng lên.

 

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV→ Đáp án A.

Vì lưới này có 11 chuỗi thức ăn và loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.

Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là: A → I → K → H → C → D → E.

Loài A là nguồn sống của tất cả các loài còn lại. Do đó, khi sinh khối của A tăng lên thì sinh khối của các loài còn lại sẽ tăng lên. → Tổng sinh khối của các loài tăng lên.


Câu 6:

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu của đề bài:

A – Sai. Các quần thể khác nhau của cùng 1 loài thường có kích thước khác nhau

B – Sai. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

C – Đúng.

D – Sai. Mật độ cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.


Câu 7:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

A – Sai. Vì độ đa dạng của quần xã thay đổi theo điều kiện của môi trường.

B – Sai. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

C – Sai. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng ổn định.

D – Đúng


Câu 8:

Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 1,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết quần thể có tỉ lệ tử vong là 3%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, quần thể có tỉ lệ sinh sản là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu.

- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 1,25.1000 = 1250 cá thể

- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1350 cá thể

- Gọi tỉ lệ sinh sản là x%. Ta có:

- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là: 1250 + 1250.x - 1250.3% = 1350 → x = 11% → Đáp án C đúng


Câu 10:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phát biểu II đúng.

I – Sai. Vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.

III – Sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái → làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

IV – Sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.


Câu 12:

Theo lí thuyết, có bao nhiêu quá trình sau đây sẽ gây ra diễn thế sinh thái?

I. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng.

II. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.

III. Đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.

IV. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.

Xem đáp án

Đáp án D

Các phát biểu I, II, IV đúng → Đáp án D

III – Sai. Vì khi đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm sẽ dẫn đến phá hoại môi trường, làm các sinh vật sống ở đó chết đi, khó cải tạo được môi trường.


Câu 13:

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

→ Đáp án B.

A sai. Vì có có rất nhiều loài cỏ mà không chỉ rõ loài cỏ gì.

B đúng. Vì tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. Đã nói cụ thể loài cá chép.

C sai. Vì tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. Vì có rất nhiều loài bướm mà không nói cụ thể loài bướm gì.

D sai. Vì tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. Vì có rất nhiều loài chim mà không nói cụ thể loài chim gì


Câu 15:

Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật mà không có trong quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai. Vì phân bố đều là sự phân bố các các thể trong quần thể

B sai. Vì phân bố theo nhóm là sự phân bố các các thể trong quần thể (là kiểu phân bố phổ biến nhất).

C đúng. Vì phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo mặt phẳng ngang là kiểu phân bố của các loài trong quần xã.

D sai. Vì phân bố ngẫu nhiên là sự phân bố các các thể trong quần thể.


Câu 16:

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

Xem đáp án

Đáp án A

A đúng. Vì cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ, hút dinh dưỡng của cây thân gỗ để sống.

B sai. Vì cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn thuộc quan hệ hội sinh.

C sai. Vì hải quỳ và cua thuộc quan hệ cộng sinh.

D sai. Vì chim mỏ đỏ và linh dương thuộc quan hệ hợp tác.


Câu 17:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.

IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV) → Đáp án C. (III) sai. Vì cạnh tranh cùng loài không bao giờ làm cho quần thể diệt vong. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao. Khi mật độ quá cao thì xảy ra cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể giảm đến mức phù hợp thì không xảy ra cạnh tranh cùng loài. Vì vậy, sự cạnh tranh cùng loài không xảy ra đến tận cùng (nó chỉ diễn ra khi mật độ cá thể quá cao)


Câu 18:

Xét một lưới thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.

II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Trong 10 loài nói trên, loài A tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

IV. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.

V. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (III), (IV) → Đáp án D.

Giải thích:

I đúng. Vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.

II sai. Vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.

III và IV đúng. Vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của loài là lớn nhất.

V sai. Vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng.


Câu 19:

Có bao nhiêu biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Duy trì đa dạng sinh học.

II. Lấy đất rừng làm nương rẫy.

III. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.

IV. Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

V. Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.

Xem đáp án

Đáp án C

Gồm có (I), (III), (IV) đúng. → Đáp án C.

Giải thích:

(I) đúng. Vì duy trì đa dạng sinh học sẽ góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

(II) sai. Vì việc lấy đất rừng làm nương rẫy → sẽ làm thu hẹp tài nguyên rừng dẫn tới làm suy giảm đa dạng sinh học → Làm mất cân bằng sinh thái dẫn tới làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

(III) đúng. Vì việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh sẽ đảm bảo sự tái sinh của các nguồn tài nguyên này. Do đó, việc sử dụng hợp lí sẽ làm cho tài nguyên tái sinh được phục hồi và duy trì ổn định. (Khai thác hợp lí là khai thác mà trong đó, lượng cá thể bị đánh bắt tương đương với lượng cá thể được sinh ra).

(IV) đúng. Vì kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường sẽ đảm bảo sự ổn định dân số. Khi ổn định dân số thì sẽ ổn định được nhu cầu sử dụng, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên. (V) sai. Vì tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp sẽ gây ra ô nhiễm môi trường dẫn tới suy thoái tài nguyên thiên nhiên.


Câu 21:

Bọ xít có vòi chích dịch từ cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án B

Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống → chúng sống kí sinh và sử dụng chất dinh dưỡng của cây mướp làm nguồn thức ăn cho mình → Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ kí sinh vật chủ


Câu 22:

Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,2 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1300 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 7%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu.

- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,2 × 5000 = 1000 cá thể

- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1300 cá thể.

Số lượng cá thể được tăng thêm = (sinh sản – tử vong) × số lượng cá thể ban đầu.

→ 300 = (x – 7%) × 1000 → x = 0,3 + 0,07 = 0,37. → Đáp án C


Câu 23:

Trong không gian, các cá thể cùng loài không có kiểu phân bố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phân tầng là kiểu phân bố trong không gian của quần xã. Các cá thể cùng loài thuộc cùng 1 quần thể sinh vật nên chỉ có các kiểu phân bố: theo nhóm, đồng đều, ngẫu nhiên.


Câu 25:

Diễn thế sinh thái thứ sinh thường có đủ bao nhiêu đặc điểm sau đây?

I. Làm biến đổi thành phần loài và số lượng loài của quần xã.

II. Làm biến đổi mạng lưới dinh dưỡng của quần xã.

III. Xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

IV. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đều đúng → Đáp án D

Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sống. (Diễn thế thứ sinh mang đầy đủ các đặc điểm của diễn thế sinh thái nói chung: là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường).


Câu 26:

Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật.

II. Nước sạch là nguồn tài nguyên tái sinh nên đây là nguồn tài nguyên vô tận.

III. Nước là nguồn tài nguyên không tái sinh.

IV. Nước trên Trái Đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu I, IV đúng; → Đáp án B.

II sai. Vì mặc dù nước là nguồn tài nguyên tái sinh nhưng nguồn nước đang bị cạn kiệt do ô nhiễm môi trường.

III sai. Vì nước là một nguồn tài nguyên tái sinh. Sau khi sử dụng, nước sạch trở thành nước thải được đổ ra sông hồ, biển và bốc hơi nước tạo thành mây, sau đó ngưng tụ thành mưa và trở thành nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của con người.


Câu 27:

Trong quần thể sinh vật không có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Các cá thể cùng loài không có quan hệ hội sinh → Đáp án B.

Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể tăng cao. Ăn thịt đồng loại xảy ra ở một số loài động vật, khi môi trường khan hiếm thức ăn.

Kí sinh cùng loài xảy ra ở một số loài cá sống ở đáy biển


Câu 28:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Quần xã rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu thuận lợi → số lượng các loài sinh vật nhiều → Quần xã rừng mưa nhiệt đới có sự phân tầng mạnh nhất


Câu 29:

Trong rừng nhiệt đới có các loài: Voi, thỏ lông xám, chuột, sơn dương. Theo suy luận lí thuyết, quần thể động vật nào thường có kích thước lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Kích thước quần thể là số lượng cá thể của quần thể. Những loài nào có kích thước cá thể lớn thì số lượng cá thể thường ít và ngược lại.

Trong 4 loài nói trên, chuột có kích thước cá thể nhỏ nhất. Do đó, quần thể chuột sẽ có kích thước lớn nhất


Câu 30:

Diễn thế thứ sinh có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B


Bắt đầu thi ngay