512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P19)
-
14451 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ
Đáp án B
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc
Câu 2:
Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Phát biểu sai về quần xã sinh vật là D, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp
Câu 3:
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là
Đáp án D
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là khoảng chống chịu
Câu 4:
Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ cộng sinh?
Đáp án B
Mối quan hệ giữa Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y là mối quan hệ cộng sinh, cả hai cùng có lợi và chặt chẽ.
A: cạnh tranh
C: nửa ký sinh
D: Ký sinh
Câu 5:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể là: B.
Mức sinh sản phụ thuộc vào: số lượng trứng, số con non, số lứa đẻ, tuổi trưởng thành sinh dục…
Câu 6:
Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Phát biểu sai về quần xã sinh vật là: D vì quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì chuỗi thức ăn càng phức tạp
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi?
Đáp án C
Phát biểu đúng về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là: C
A sai, vật ký sinh có kích thước nhỏ hơn vật chủ, vật ăn thịt có thể có kích thước lớn hơn con mồi.
B sai, vật ký sinh có số lượng lớn hơn vật chủ; vật ăn thịt ít hơn con mồi.
D sai, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi có vai trò kiểm soát, khống chế
Câu 8:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về kích thước quần thể?
I. Kích thước quần thể sinh vật có thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
II. Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
III. Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự thích nghi của quần thể sẽ giảm.
IV. Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì có thể xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Đáp án C
Cả 4 phát biểu trên đều đúng khi nói về kích thước quần thể
Câu 9:
Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là thể hiện mối quan hệ nào?
Đáp án B
Đây là ví dụ về cạnh tranh cùng loài
Câu 10:
Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, diễn thế nguyên sinh dẫn tới hình thành 1 quần xã tương đối ổn định, độ đa dạng loài cao → ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp
Câu 11:
Nhận định nào sau đây sai khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?
Đáp án B
Phát biểu sai là B
Đường cong tăng trưởng có hình chữ J trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao
Câu 12:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2) Tích cực trồng từng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng
Đáp án A
Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là: (2) (3) (4)
(1) sai, hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử , nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất câng bằng hệ sinh thái .
(5) sai, vì xây dựng nhà mấy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất
Câu 13:
Cá cóc Tam đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam đảo mà ít gặp ở các quần xã khác. Cá cóc Tam đảo được gọi là
Đáp án A
Cá cóc Tam đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam đảo mà ít gặp ở các quần xã khác nên được gọi là loài đặc trưng
Câu 14:
Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I . Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.
II. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
III. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.
IV. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.
Đáp án D
Các phát biểu đúng về kích thước quần thể sinh vật là : III
I sai, các quần thể khác nhau có kích thước khác nhau.
II sai, kích thước của quần thể phụ thuộc cả vào tỷ lệ cá thể di cư và nhập cư.
IV sai, nếu kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể có thể bị diệt vong
Câu 15:
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về
Đáp án C
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại thuộc về quan hệ hội sinh
Câu 16:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau..
Đáp án D
Cả 4 đều phát biểu đúng về ổ sinh thái
Câu 17:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Phát biểu sai về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu sai là B, sự phân tầng của thực vật sẽ kéo theo sự phân tầng của động vật
Câu 18:
Khi nói về điểm sai khác giữa hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hệ sinh thái nhân tạo có độ ổn định thấp hơn, năng suất sinh học thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
II. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
III. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
Đáp án C
Điểm sai khác giữa hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là: II
I sai, HST nhân tạo có năng suất sinh học cao hơn HST tự nhiên.
III sai, HST nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh thấp hơn HST tự nhiên
IV sai, HST tự nhiên có độ đa dạng cao hơn
Câu 19:
Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất?
Đáp án A
Rừng mưa nhiệt đới có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất
Câu 20:
Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là
Đáp án C
Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là nước
Câu 21:
Cho các mối quan hệ sau:
I. Giun sán kí sinh trong ruột lợn.
II. Phong lan bám trên thân cây gỗ lớn.
III.Tầm gửi sống trên cây gỗ lớn.
IV. Chim sáo và trâu rừng.
Những mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia là
Đáp án D
Những mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia là II và IV
I,III : Ký sinh: - +
II: Hội sinh: 0 +
IV: Hợp tác: + +
Câu 22:
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, các nhóm loài thực vật sau đây xuất hiện theo thứ tự nào?
I. Thực vật thân thảo ưa sáng.
II. Thực vật thân gỗ ưa sáng.
III.Thực vật thân thảo ưa bóng.
IV. Thực vật thân cây bụi ưa sáng
Đáp án A
Thứ tự quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn:
Thân thảo ưa sáng → thân bụi ưa sáng → thân gỗ ưa sáng → thân thảo ưa bóng.
Đầu tiên ánh sáng chiếu với cường độ mạnh không có gì che chắn nên trước hết là cây thân thảo ưa sáng.
Sau khi có cây gỗ ưa sáng thì các cây thân thảo ưa bóng sống dưới tán cây mới xuất hiện
Câu 23:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ
III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái
Đáp án C
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, các phát biểu đúng là: I
II sai, giun đất là SVPG.
III sai, SVPG chuyển hoá chất hữu cơ thành vô cơ.
IV sai, xác chết của sinh vật xếp vào thành phần vô sinh
Câu 24:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
II. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
III. Cạnh tranh cùng loài không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
IV. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể
Đáp án C
I sai, cạnh tranh làm giảm số lượng cá thể.
II đúng.
III sai, cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể, mật độ cá thể.
IV đúng.
Câu 25:
Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là
Đáp án B
Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái đó
Câu 26:
Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây đúng?
Đáp án C
Ý đúng về xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh là: C
A sai, kết quả của diễn thế nguyên sinh hình thành quần xã tương đối ổn định.
B sai, tính đa dạng loài tăng.
D sai, ổ sinh thái mỗi loài bị thu hẹp
Câu 27:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
A sai, khi kích thước quần thể để giảm xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể ít có cơ hội gặp gỡ, giao phối quần thể có thể bị suy vong.
B sai, kích thước quần thể phụ thuộc vào các điều kiện của môi trường.
C sai, kích thước của quần thể là số lượng cá thể của quần thể…
D đúng.
Câu 28:
Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án A
Đây là tháp sinh khối, A: HST dưới nước; B: HST trên cạn.
A đúng, thực vật phù du có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.
B sai. không thể là HST trên cạn.
C sai, đây là tháp sinh khối, không sử dụng để xác định được sự thất thoát năng lượng.
D sai, mỗi bậc dinh dưỡng có thể gồm nhiều loài sinh vật
Câu 29:
Cho các quần xã sinh vật sau:
I. Quần xã Đồng rêu hàn đới.
II. Quần xã rừng ôn đới.
III. Quần xã rừng lá kim phương Bắc (Taiga)
IV. Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
Mức độ đa dạng của quần xã giảm dần theo thứ tự là
Đáp án A
Mức độ đa dạng của quần xã giảm dần theo thứ tự là:IV → II → III → I
Câu 30:
Hình dưới đây mô tả chu trình nitơ trong tự nhiên. Các quá trình chuyển hóa nitơ được ký hiệu từ 1 đến 6
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi đất có độ pH thấp (pH axit) và thiếu oxi thì quá trình 6 dễ xảy ra.
II. Quá trình 4 có sự tham gia của các vi khuẩn phân giải.
III. Quá trình 1 là kết quả của mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và thực vật.
IV. Quá trình 5 có sự tham gia của vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn nitrat hóa
Đáp án D
Các quá trình là:
1- cố định nitơ
2- khử nitrat
3- chuyển hoá nitơ trong tự nhiên
4- phân giải chất hữu cơ
5- nitrat hoá
6- phản nitrat hoá.
M là chất hữu cơ.
I đúng, quá trình phản nitrat diễn ra trong điều kiện thiếu oxi.
II đúng.
III đúng, có sự tham gia của vi khuẩn cố định nitơ, chúng có enzyme nitrogenase
IV đúng