512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P6)
-
14347 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về mối quan hệ cùng loài, xét các kết luận sau đây:
I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Có bao nhiêu kết luận đúng :
Hướng dẫn: A
Xét các phát biểu của đề bài:
I. sai vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.
II. đúng.
III. sai vì ổ sinh thái của loài là giá trị không đổi. Chỉ có cạnh tranh khác loài mới làm thu hẹp ổ sinh thái.
IV. sai vì cạnh tranh cùng loài xảy ra khi mật độ quần thể quá cao, làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể
Câu 2:
Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
Hướng dẫn: A
Câu 3:
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?
Hướng dẫn: A.
Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới (quần xã rừng lá rộng ôn đới) phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất.
Câu 4:
Khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài chỉ có trong quần thể mà không có trong quần xã.
II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể tăng cường hỗ trợ nhau để chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường.
III. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ cạnh tranh nhiều hơn là quan hệ hỗ trợ.
IV. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì khả năng hỗ trợ giữa các cá thể cũng giảm
Hướng dẫn: C.
Chỉ có phát biểu IV đúng.
- I sai. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài có trong quần thể và có cả trong quần xã vì quần thể là một đơn vị cấu trúc nên quần xã.
- II sai. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường thì các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau gay gắt, sự hỗ trợ giữa các cá thể sẽ giảm.
- III sai. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ hỗ trợ nhiều hơn là quan hệ cạnh tranh.
Câu 5:
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là
Hướng dẫn: D
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:
+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Trong đó nguyên nhân chính là do sức sinh sản giảm. Sức sinh sản có thể giảm do nguồn sống từ môi trường không đảm bảo; sự chênh lệch tỷ lệ đực/cái...
Câu 6:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể
Hướng dẫn: A.
Phát biểu I, II, IV đúng.
Quần thể có 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- I đúng vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì tỉ lệ tử vong, sinh sản thay đổi làm cho thành phần nhóm tuổi thay đổi. Ví dụ khi điều kiện môi trường thuận lợi thì tỉ lệ sinh sản tăng làm tăng số lượng cá thể còn non làm cho nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên.
- III sai vì cấu trúc tuổi chỉ phản ánh số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi chứ không phản ánh kiểu gen.
- IV đúng vì tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể. Câu 102[ID: 117054]: Hướng dẫn: A. Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. - I sai vì CLTN thường không làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể. - III sai vì các yếu tố ngẫu nhiên thường không tiêu diệt quần thể
Câu 7:
Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 800C.
II. Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.
III. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.
IV. Số lượng ếch nhái ở Miền Bắc giảm mạnh khi có đợt rét đầu mùa đông đến.
Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?
Hướng dẫn: B
Nhân tố phụ thuộc vào mật độ là nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố không phụ thuộc vào mật độ là nhân tố sinh thái vô sinh.
Nội dung 1, 4 là nhân tố sinh thái vô sinh, không phụ thuộc vào mật độ.
Nội dung 2, 3 là nhân tố hữu sinh nên phụ thuộc vào mật độ.
Có 2 nhân tố không phụ thuộc vào mật độ
Câu 8:
Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?
Chọn đáp án D
Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, sống trong một khoảng thời gian không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ. Vậy theo khái niệm của quần thể sinh vật chỉ có gà lôi ở rừng Kẻ Gỗ là một quần thể
Câu 9:
Sinh quyển là
Chọn đáp án A
Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sống.
Phạm vi của sinh quyển:
• Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
• Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ôzôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa
Câu 10:
Cho các khu sinh học (biôm) sau đây:
(1) Rừng rụng lá ôn đới.
(2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).
(3) Rừng mưa nhiệt đới.
(4) Đồng rêu hàn đới.
Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:
Chọn đáp án D
Phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt có các khu sinh học là:
(4) Đồng rêu hàn đới
(2) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga)
(1) Rừng rụng lá ôn đới
(3) Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 11:
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
II. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
III. Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.
IV. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
Chọn đáp án B
Các nhận xét đúng là (2) (3) (4)
2 - 3 đúng. Mèo sẽ bắt các con yếu vì các con yếu có ít khả năng chạy trốn, nếu mèo bị tiêu diệt thì số lượng cá thể sẽ tăng sau cân bằng do có chế tự điều chỉnh số lượng.
1- Thỏ và vi khuẩn có mối quan hệ kí sinh vật chủ
Câu 12:
Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là
Đáp án D.
Câu 13:
Cho các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:
(1) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Cạnh tranh cùng loài không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
Những phát biểu nào trên đây là đúng?
Đáp án A
Nội dung 1 sai. Cạnh tranh làm giảm kích thước của quần thể.
Nội dung 2 đúng. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì các cá thể trong quần thể sẽ cạnh tranh với nhau để dành nguồn sống.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 sai. Cạnh tranh cùng loài thường xuyên xảy ra, nó giúp cho số lượng và phân bố các cá thể trong quần thể giữ ở mức hợp lí, phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường
Câu 14:
Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tối đa các nguồn nước
(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án B
Các hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là: (1), (3), (4).
Câu 15:
Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?
Đáp án D
Câu 16:
Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là
Đáp án D
Mèo ăn chuột nên mối quan hệ trên đó là sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 17:
Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường.
II. Mức độ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài chỉ phụ thuộc vào mật độ cá thể chứ không phụ thuộc và nguồn sống môi trường.
III. Khi xảy ra cạnh tranh, dịch bệnh sẽ làm cho sức cạnh tranh của những cá thể nhiễm bệnh được tăng lên.
IV. Cạnh tranh cùng loài không bao giờ làm tiêu diệt loài
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV
Câu 18:
Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) loài kiến sống trên cây kiến.
Những mối mối quan hệ đó là
Chọn đáp án C
Mối quan hệ 1 là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Mối quan hệ 2 là mối quan hệ kí sinh.
Mối quan hệ 3 là mối quan hệ hội sinh.
Mối quan hệ 4 là mối quan hệ cộng sinh.
Vậy các mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia là 3, 4
Câu 19:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể
Chọn đáp án C
Các phát biểu I, II, III đúng
IV – Sai. Vì cạnh tranh làm giảm kích thước của quần thể
Câu 20:
Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?
Chọn đáp án A
Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì cần nuôi nhiều loài cá để tận dụng mọi nguồn thức ăn ở các mặt nước.
VD: nuôi kết hợp cá mè, cá trắm, cá chép, lươn,... vì thức ăn của những loài này ở các tầng nước khác nhau → có thể tận dụng nguồn thức ăn
Câu 22:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.
IV.Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ
Chọn đáp án C
Chỉ có phát biểu III đúng.
- I sai vì một số hệ sinh thái nhân tạo không có sinh vật sản xuất. Ví dụ bể nuôi cá cảnh là một hệ sinh thái nhưng không có sinh vật sản xuất.
- II sai vì vi khuẩn lam là sinh vật sản xuất.
- III đúng vì sinh vật phân giải sẽ phân giải xác chết, chất thải do đó sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường sống.
- IV sai vì có một số hệ sinh thái nhân tạo không có động vật. Ví dụ, một bề nuôi tảo để thu sinh khối.
Câu 24:
Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?
Chọn đáp án D
Vì xác chết là chất hữu cơ của môi trường → Xác chết không thuộc vào quần xã sinh vật.
Câu 25:
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp
Chọn đáp án A
Câu 26:
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II. Trồng cây gây rừng.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
Chọn đáp án D
Tất cả các hoạt động trên đều góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Câu 27:
Khi nói về nhân tố hữu sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mức độ tác động của nhân tố hữu sinh lên cá thể sinh vật phụ thuộc vào mật độ của quần thể.
II. Khi mật độ cá thể của các quần thể càng cao thì mức độ tác động của nhân tố hữu sinh càng mạnh.
III. Khi quần thể chịu tác động của nhân tố hữu sinh thì có thể sẽ làm biến động số lượng cá thể của quần thể.
IV. Những nhân tố vật lý, hoa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh
Chọn đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
- I và II đúng vì nhân tố hữu sinh phụ thuộc mật độ và chịu sự chi phối của mật độ cá thể.
- III đúng vì tác động của nhân tố sinh thái có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của quần thể, do đó dẫn tới làm biến động số lượng cá thể của quần thể.
- IV sai vì nhân tố vật lí, hóa học, sinh học đều là nhân tố vô sinh
Câu 28:
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
Chọn đáp án C
Nội dung 1 sai. Diễn thể thứ sinh xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống, diễn thể nguyên sinh xuất hiện ở môi trường chưa từng có sinh vật sinh sống.
Nội dung 2,3 đúng.
Nội dung 4 sai. Cả hai loài diễn thế thường dẫn đến một quần xã tương đối ổn đỉnh.
Câu 29:
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Chọn đáp án C
Xét các phát biểu của đề bài:
- A sai. Các quần thể khác nhau của cùng 1 loài thường có kích thước khác nhau.
- B sai. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.
- C đúng.
- D sai. Mật độ cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống