IMG-LOGO

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P5)

  • 13310 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mèo và chuột là mối quan hệ gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Mèo sử dụng chuột làm thức ăn → Mèo và chuột là mối quan hệ vật ăn thịt con mồi hay sinh vật ăn sinh vật


Câu 2:

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

Xem đáp án

Đáp án C

Sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có 2 ý nghĩa là giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể và tăng khả năng khai thác nguồn sống. Tuy nhiên xét về mặt sinh thái thì ý nghĩa của việc này chính là giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Khi các cá thể phân bố đồng đều thì hỗ trợ trong quần thể cũng giảm


Câu 3:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A sai vì: Các chuỗi thức ăn khác nhau có số lượng mắt xích dinh dưỡng khác nhau.

C sai vì: Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có 1 loài.

D sai vì: Lưới thức ăn thay đổi trước các tác động của môi trường


Câu 5:

Vườn cây ăn quả có loài rận chuyên đưa những con rệp lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa của cây ăn quả và thải ra chất dinh dưỡng cho loài rận ăn. Để đuổi loài rận, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến ba khoang. Khi được thả vào vườn, kiến ba khoang tiêu diệt loài rận. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiến ba khoang và cam là quan hệ hợp tác.

II. Loài rận và cây ăn quả là quan hệ cạnh tranh.

III. Kiến ba khoang và loài rận là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.

IV. Loài rận và rệp là quan hệ cộng sinh

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.

I đúng. Vì kiến ba khoang ăn rệp cây nên cả kiến ba khoang và loài cây ăn quả đều được lợi.

II sai. Vì loài rận đã gián tiếp khai thác nhựa của cây ăn quả nên đây là sinh vật ăn sinh vật.

III đúng. Vì kiến ba khoang ăn loài rận.

IV đúng. Vì loài rận và rệp cây cùng nhau phối hợp để ăn nhựa cây


Câu 6:

Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên.

Giả sử nếu loài B bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hệ sinh thái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hệ sinh thái chỉ còn lại 5 loài.

II. Loài A có thể sẽ tăng số lượng vì nguồn dinh dưỡng dồi dào.

III. Loài E không bị ảnh hưởng do không liên quan đến B.

IV. Loài D sẽ tăng số lượng

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu, đó là I, IV. → Đáp án C

I đúng. Vì loài B là thức ăn duy nhất của các loài H, C nên nếu loài B bị loại bỏ thì hệ sinh thái còn lại các loài: A, E, F, D, T.

II sai. Vì loài B là thức ăn của loài A nên khi loài B bị loại bỏ thì số lượng loài A cũng giảm

III sai. Vì loài E và B là thức ăn của loài A nên khi loài B bị loại bỏ, loài A sẽ chuyển sang dùng hoàn toàn loài E làm thức ăn nên số lượng loài E sẽ giảm.

IV đúng. Loài D là thức ăn duy nhất của loài B nên khi loài B bị loại bỏ → Loài D tăng.


Câu 7:

Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án C

Quan hệ có hại cho các cá thể cùng loài thì đấy là cạnh tranh cùng loài


Câu 8:

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án B

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc


Câu 9:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.

A sai. Vì tùy thuộc từng quần thể mà thành phần nhóm tuổi có khác nhau. Có những quần thể, vì một kí do nào đó mà dẫn tới nhóm tuổi sau sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi đang sinh sản.

B sai. Vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng thường ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

C sai. Vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.


Câu 12:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

II. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.

III. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

IV. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phát biểu III đúng → Đáp án A.

I sai. Vì có 2 loại chuỗi thức ăn, một loại chuỗi được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và một loại chuỗi được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ.

II sai. Vì khi đi từ vĩ độ thấp đến cao thì độ đa dạng của quần xã giảm dần → Cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên đơn giản hơn.

IV sai. Vì quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì mạng lưới dinh dưỡng càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng có nhiều mắt xích chung


Câu 13:

Xét một lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.

II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.

IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III → Đáp án D.

I đúng. Vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.

II sai. Vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.

III đúng. Vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của nó là lớn nhất.

IV sai. Vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng


Câu 16:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Vì khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ cùng loài giảm, xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các thể đột biến lặn biểu hiện kiểu hình gây chết dẫn tới tiếp tục làm số lượng cá thể và đi tới diệt vong


Câu 17:

Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 18:

Khi nói về quan hệ cạnh tranh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các hình thức cạnh tranh đều dẫn tới có lợi cho loài.

II. Cạnh tranh về mặt sinh sản sẽ dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản.

III. Nếu nguồn thức ăn vô tận thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài.

IV. Cạnh tranh luôn dẫn tới làm mở rộng ổ sinh thái của loài

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phát biểu II đúng. → Đáp án A.

I sai. Vì cạnh tranh cùng loài thì có lợi cho loài nhưng cạnh tranh khác loài thì lại có hại cho loài.

II đúng. Vì cạnh tranh về mặt sinh sản thì dẫn tới làm hại nhau nên làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.

III sai. Vì khi thức ăn vô tận thì không xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng nhưng có thể sẽ cạnh tranh về sinh sản, nơi ở,...

IV sai. Vì cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài nhưng cạnh tranh khác loài thì làm thu hẹp ổ sinh thái của loài


Câu 19:

Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:

Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trường hợp (1), hai loài A và B có ổ sinh thái giao nhau hoặc trùng nhau.

II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài cua thì B có thể là loài hải quỳ sống bám trên cua.

III. Ở trường hợp (3), nếu B là một loài cây gỗ lớn thì A có thể sẽ là loài phong lan.

IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu rừng thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu

Xem đáp án

Đáp án B

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án B.

I đúng. Vì (1) là cạnh tranh khác loài (Vì sống chung thì cả hai có hại, sống riêng rẽ thì bình thường). Do đó, hai loài này phải có ổ sinh thái trùng nhau hoặc giao nhau.

II đúng. Vì cả hai loài A và B khi sống chung thì đều có lợi, khi tách riêng thì cả hai đều có hại. Do đó, đây là quan hệ cộng sinh. Hải quỳ và cua là quan hệ cộng sinh.

III đúng. Vì cả hai loài A và B là quan hệ hội sinh, trong đó loài A có lợi, còn loài B trung tính. Vì vậy, B là loài cây gỗ lớn còn A là loài phong lan sống bám trên cây thân gỗ.

IV đúng. Vì B có lợi, A có hại cho nên loài B là loài kí sinh ở trong loài A


Câu 20:

Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài T có thể là một loài động vật không xương sống.

II. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.

III. Nếu loài A giảm số lượng thì loài B sẽ giảm số lượng.

IV. Nếu loài H giảm số lượng thì sẽ làm cho loài T giảm số lượng

Xem đáp án

Đáp án A

4 phát biểu đúng. → Đáp án A.

I đúng. Vì có 2 loại chuỗi thức ăn, trong đó có một loại chuỗi được bắt đầu bằng động vật ăn mùn hữu cơ.

II đúng.

III đúng. Vì A giảm số lượng thì E tăng số lượng, khi đó E sẽ cạnh tranh với B nên B sẽ giảm số lượng.

IV đúng. Vì H giảm số lượng thì B sẽ tăng nên sẽ làm cho T giảm


Câu 21:

Có các loại môi trường sống cơ bản là:

Xem đáp án

Đáp án: C

Hướng dẫn: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Có 4 loại môi trường:

+ Môi trường trên cạn: mặt đất và lớp khí quyển, phần lớn sinh vật sống ở môi trường trên cạn:

+ Môi trường đất: các lớp đất phía sâu, có cả các sinh vật sống trong các lớp đất đó.

+ Môi trường nước: các vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ và các sinh vật thủy sinh

+ Môi trường sinh vật: bao gồm thực vật, động vật và con người, nơi sống của các sinh vật như vật kí sinh và cộng sinh


Câu 22:

Hình thức sống chung giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì thuộc mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án: C

Hướng dẫn: Trong nhóm mối quan hệ hỗ trợ, có kiểu quan hệ một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ hội sinh.

VD: phong lan bám trên cây gỗ.

VD: các loài cá ép bám vào các loài cá lớn hơn...


Câu 23:

Ý có nội dung không đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn là

Xem đáp án

Đáp án: A

Hướng dẫn: Vùng vĩ độ thấp gần xích đạo → Khí hậu nhiệt đới → Độ đa dạng thực vật, động vật cao. Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao là khí hậu từ nhiệt đới → Ôn đới, hàn đới. Vùng ôn đới, hàn đới có độ đa dạng thực vật, động vật giảm dần

→ Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao thì độ đa dạng sinh học giảm dần → Cấu trúc của chuỗi thức ăn càng đơn giản.

Đáp án A nói ngược lại → Đáp án A có nội dung không đúng


Câu 26:

Cho các phát biểu sau:

I. Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.

II. Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.

III. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.

IV. Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án: D. 

Hướng dẫn:

Xét từng phát biểu:

I. đúng vì khống chế sinh học đảm bảo cho 2 quần thể sinh vật duy trì số lượng ổn định phù hợp với sức chứa của môi trường.

II. đúng.

III. đúng.

IV. đúng.

Vậy cả 4 nội dung đều đúng


Câu 27:

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loại kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ

Xem đáp án

Hướng dẫn: B

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc.


Câu 28:

Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3?

Xem đáp án

Hướng dẫn: C.

Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là động vật sử dụng thực vật làm thức ăn.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn.

→ Trong chuỗi thức ăn trên, sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là sinh vật tiêu thụ bậc 2, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4


Câu 29:

Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả:

Xem đáp án

Hướng dẫn: C

Ở hiện tượng trên ta thấy: Có sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác, ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện → các sợi mốc → sợi nấm mọc xen kẽ mốc...

Đây là quá trình diễn thế.


Bắt đầu thi ngay