512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P20)
-
14522 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là
Đáp án A
Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động không theo chu kì và biến động theo chu kì
Câu 2:
Trong các kiểu phân bố sau, kiểu phân bố các cá thể trong quần xã sinh vật là
Đáp án A
Trong quần xã có kiểu phân bố theo chiều ngang và chiều thẳng đứng
Câu 3:
Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:
(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước, tôm, cá, cua, ốc,...
(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ.
(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở dáy làm cho đầm bị nống dần. Thành phần sinh vật thay đổi, các sinh vật thuỷ sinh ít dần, các sinh vật trên cạn xuất hiện tăng dần.
(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, có và cây bụi chiếm ưu thế.
Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế ở hồ nước là
Đáp án D
Trình tự của diễn thế là: .(1)→(3)→(4)→(2)
Câu 4:
Mối quan hệ nào sau đây là mối quan hệ cộng sinh?
Đáp án C
Mối quan hệ cộng sinh: 2 loài cùng có lợi và mối quan hệ này chặt chẽ.
A: hợp tác
B: kí sinh
D: hội sinh
Câu 5:
Trong một hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, cho các chuỗi thức ăn sau:
I. Thực vật → Thỏ → Người.
II. Thực vật → Cá→ Vịt →Người.
III. Thực vật → Động vật phù du→Cá→Chim → Người
IV. Thực vật → Người.
Trong các nhận định về các chuỗi thức ăn trên, nhận đinh không đúng là
Đáp án C
A đúng
B đúng, do người ở bậc dinh dưỡng cao nhất. (hiện tượng khuếch đại sinh học)
Khuếch đại sinh học là hiện tượng chất độc đã được tích luỹ ở một bậc dinh dưỡng sẽ được khuyếch đại theo cấp số nhân khi nó chuyển qua các bậc dinh dưỡng thức ăn.
C sai.
D đúng
Câu 6:
Trong tự nhiên, khi làm tổ, loài chim hải âu có kiểu phân bố
Đáp án C
Trong tự nhiên, khi làm tổ, loài chim hải âu có kiểu phân bố:đồng đều.
SGK trang163
Câu 7:
Loài nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất?
Đáp án B
Chuột là sinh vật tiêu thụ
Câu 8:
Tập hợp các cá thể nào dưới đây là một quần thể sinh vật?
Đáp án D
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
VD về quần thể là: D
A,C: có thể thuộc nhiều loài khác nhau
B: Các con ong thợ không sinh sản được
Câu 9:
Trong các ví dụ về mối quan hệ sinh thái sau đây, ví dụ nào thể hiện các loài tham gia đều không bị hại?
Đáp án C
A: ức chế cảm nhiễm: 0 –
B: ký sinh: + -
C: hội sinh: + 0
D: ký sinh: + -
Câu 10:
Hoạt động góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là
Đáp án D
Hoạt động góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là: vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.
A sai, rừng nguyên sinh có sự ổn định cao, đa dạng dạng sinh học cao, không thể thay thế bằng rừng thứ sinh.
B sai, xây dựng nhiều nhà máy → rừng bị phá nhiều..
C sai, làm ô nhiễm môi trường sống
Câu 11:
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các loài trong quần thể sinh vật là D.
A sai, ăn thịt đồng loại chỉ xảy ra khi thiếu thức ăn nghiêm trọng.
B sai, các cá thể cạnh tranh khi kích thước quá kích thước tối đa
C sai, quan hệ hỗ trợ xảy ra ở các quần thể
Câu 12:
Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, tên của các thành phần A, B, C và D lần lượt là
Đáp án C
Câu 13:
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?
Đáp án D
Sinh vật sản xuất có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.
Câu 14:
Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, sinh khối của mắt xích trước thường lớn hơn rất nhiều so với mắt xích phía sau
Câu 15:
Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
Đáp án D
VD về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài là D.
A : cạnh tranh cùng loài.
B,C: mối quan hệ khác loài
Câu 16:
Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể
Đáp án C
Ví dụ trên là biến động không theo chu kỳ, chỉ những năm có nhiệt độ xuống dưới 8oC, số lượng bò sát và ếch nhái mới giảm mạnh
Câu 17:
Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì các cá thể thường cạnh tranh gay gắt với nhau.
II. Kích thước của quần thể bị ảnh hưởng bởi mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư và mức nhập cư.
III. Kích thước của quần thể không chịu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh từ môi trường.
IV. Kích thước quần thể của các loài khác nhau thường giống nhau khi cùng sống trong một môi trường.
Đáp án D
Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể các phát biểu đúng là: I, II
III sai, kích thước của quần thể phụ thuộc vào môi trường.
IV sai, các loài khác nhau cùng sống trong cùng môi trường thì kích thước khác nhau
Câu 18:
Ở mối quan hệ nào sau đây, cả hai loài đều có lợi?
Đáp án D
Mối quan hệ cộng sinh: cả 2 loài đều có lợi.
A: 0 +
B: + -
C: 0 –
Câu 19:
Sinh vật nào sau đây sống trong môi trường đất?
Đáp án B
Giun đất có môi trường sống là đất
Câu 20:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là: D
A sai, còn có chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã (giun đất)
B sai, HST càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp
C sai, trong 1 chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ thuộc 1 bậc dinh dưỡng
Câu 21:
Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Phát biểu đúng về cạnh tranh cùng loài là: A
B sai, cạnh tranh cùng loài là đặc điểm thích nghi của quần thể, giữ cho mật độ cá thể, sự phân bố cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp.
C sai, cạnh tranh làm giảm kích thước quần thể.
D sai, khi có sự cạnh tranh gay gắt thì các cá thể có xu hướng phân bố đều
Câu 22:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây là nguyên nhân dẫn đến làm giảm sự đa dạng sinh học?
I. Trồng cây phủ xanh đất trồng đồi trọc.
II. Tăng cường xây dựng các nhà máy công nghiệp ở cạnh các khu rừng nguyên sinh.
III. Tích cực sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
IV. Khai thác triệt để những loài có giá trị kinh tế thấp
Đáp án C
Các nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học là: II, III, IV
Câu 23:
Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một loài, quần thể nào có kích thước càng lớn thì quần thể đó thường có tổng sinh khối càng lớn.
II. Khi số lượng cá thể của quần thể càng tăng thì mức độ cạnh tranh cùng loài thường càng tăng.
III. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dễ xảy ra giao phối gần.
IV. Quá trình di cư của các cá thể sẽ làm giảm kích thước quần thể
Đáp án A
Khi nói về kích thước quần thể, các phát biểu đúng là: I, II,III, IV
Câu 24:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật. nội dung nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Phát biểu sai là A, phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống không đồng đều, các cá thể trong quần thể có xu hướng sống tụ tập
Câu 25:
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi của các điều kiện tự nhiên của môi trường.
II. Giai đoạn cuối cùng trong diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã đa dạng phong phú nhất.
III. Cho dù điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh cũng không hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
IV. Mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
Đáp án C
Khi nói về diễn thế sinh thái, các phát biểu đúng là: I,II, IV
III sai, trong điều kiện cực thuận, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định (rừng thứ sinh)
Câu 26:
Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa)
Đáp án C
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu
Câu 27:
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật mà mỗi loài đều có lợi nhưng là mối quan hệ không nhất thiết phải có đối với mỗi loài, là mối quan hệ nào dưới đây?
Đáp án D
Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật mà mỗi loài đều có lợi nhưng là mối quan hệ không nhất thiết phải có đối với mỗi loài là hợp tác.
A: + -
B: 0 +
C: + + ; bắt buộc
Câu 28:
Sơ đồ dưới đây minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A,B, C, D, E, F, H
Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này:
(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
(2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.
(3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.
(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi.
(5) Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng?
Đáp án A
Các chuỗi thức ăn có thể có là: 1. A-B-D-H, 2. A-C-F-H, 3. A-E-H, 4. A-E-D-H, 5. A-C-F-E-D-H,6. A-C-F-E-H →(1) Đúng.
Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau. 1. A-B-D-H, 4. A-E-D-H, 5. A-C-E-D-H → (2) sai.
Loài E tham gia vào 4 chuỗi thức ăn, loài F tham gia 3 chuỗi thức ăn. → (3) đúng.
Nếu bỏ loài B thì loài D vẫn tồn tại vì loài D còn sử dụng loài E làm thức ăn. → (4) sai.
Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5 là D trong chuỗi thức ăn: A-C-F-E-D-H và H trong chuỗi thức ăn A-C-F-E-H → (5) đúng
Câu 29:
Xét một lưới thức ăn như sau
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 8 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Loài G có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3.
IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể
Đáp án C
I sai, chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích: A→D→C→G→E→I→M
II sai, quan hệ giữa loài C và loài E là sinh vật này ăn sinh vật khác
III đúng.
Chuỗi A→C→G thì G là sinh vật tiêu thụ bậc 2
Chuỗi A→D→C→G thi G là sinh vật tiêu thụ bậc 3
IV sai, nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D có cơ hội tăng số lượng vì loài D là thức ăn của loài C
Câu 30:
Có hai hệ sinh thái tự nhiên (X và Y) đều tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời ở mức 5×106kcal/m2/ngày. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng được thể hiện qua bảng sau
Biết rằng năng lượng mất do hô hấp của sinh vật qua mỗi bậc dinh dưỡng là 90%. Nhận định nào sau đây là không đúng?
1. Hệ sinh thái X có chuỗi thức ăn dài hơn nên độ đa dạng cao và ổn định cao hơn
2. Hiệu suất sinh thái của hệ sinh thái X cao hơn
3. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Y thấp hơn
4. Mối quan hệ cộng sinh, hội sinh của hệ sinh thái Y nhiều hơn so với hệ sinh thái X nên khả năng khai thác nguồn sống hiệu quả hơn.
Đáp án C
Mức năng lượng có được ở mỗi bậc dinh dưỡng như sau
(1) sai. Hệ sinh thái Y có chuỗi thức ăn dài hơn (5 bậc dinh dưỡng) → đa dạng cao → ổn định cao hơn
(2) sai. Hiệu suất sinh thái của hệ sinh thái Y cao hơn
(3) sai. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Y cao hơn
(4) đúng. mối quan hệ cộng sinh, hội sinh nhiều hơn so với hệ sinh thái X nên khả năng khai thác nguồn sống hiệu quả hơn