512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P13)
-
14521 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
Đáp án A
Ở mỗi bậc dinh dưỡng:
+ Hoạt động hô hấp, tạo nhiệt làm mất đi 70% năng lượng.
+ Năng lượng chuyển lên bậc dinh dưỡng cao hơn chiếm 10%.
+ Năng lượng thất thoát qua chất thải và rơi rụng chiếm 10%
+ Năng lượng tích lũy lại ở bậc dinh dưỡng chiếm 10%.
Câu 3:
Cho các phát biểu sau về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hiện tượng liền rễ ở một số cây sống gần nhau là ví dụ điển hình về kí sinh cùng loài.
(2) Quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
(3) Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một ví dụ về hỗ trợ cùng loài.
(4) Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng lẽ là ví dụ về hỗ trợ cùng loài
Đáp án B
(1) Sai. Đây là mối quan hệ hỗ trợ.
(2) Đúng. Nguồn sống ngày càng khan hiếm, để sinh tồn chúng phải đối kháng nhau, kẻ mạnh hơn sẽ được quyền sống.
(3) Sai. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một ví dụ về cạnh tranh cùng loài.
(4) Đúng
Câu 4:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
(1) Trong một lưới thức ăn, mỗi sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
(2) Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
(3) Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
(4) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một mắc xích nhất định
Đáp án B
(1) Đúng. Sinh vật tiêu thụ có thể thuộc nhiều chuỗi thức ăn khác nhau → có nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
(2) Sai. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất định.
(3) Sai. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài → số lượng loài càng nhiều → số lượng chuỗi thức ăn càng nhiều → lưới thức ăn càng phức tạp.
(4) Đúng. Trong mỗi chuỗi thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một mắt xích nhất định
Câu 5:
Sản lượng sinh vật thứ cấp được tạo ra bởi
Đáp án C
Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.
Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật tự dưỡng, chủ yếu là thực vật
Câu 7:
Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên
Đáp án C
Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì có nghĩa nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.
Khi đó, nếu tiếp tục đánh bắt cá mức độ lớn thì quần thể cá sẽ bị suy kiệt
Câu 8:
Trong quần thể, các cá thể phân bố theo nhóm có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án B
Đáp án
A. Sai. Vì khi các cá thể của quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt à quần thể sẽ phân bố theo nhóm (chỉ theo chiều mũi tên).
C. Sai. Đây là ý nghĩa của kiểu phân bố ngẫu nhiên.
D. Sai. Phân bố theo nhóm, các cá thể sẽ hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường
Câu 10:
Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái?
Đáp án A
Năng lượng chỉ được truyền một chiều trong hệ sinh thái
Câu 11:
Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
Đáp án D
Tầm gửi sống trên thân cây và hút chất dinh dưỡng từ cây để phát triển à mối quan hệ kí sinh.
A. Sai. Đâỵ là mối quan hệ cộng sinh, trong đó vi khuẩn giúp cây hấp thụ được nitơ và cây cung cấp vi khuẩn chất dinh dưỡng để phát triển.
B. Sai. Đây là mối quan hệ hợp tác, trong đó chim sáo giúp trâu bắt kí sinh trùng và chim sáo có được thức ăn chính là các kí sinh trùng đó.
C. Sai. Đây là mối quan hệ cộng sinh, trong đó động vật nguyên sinh sống trong ruột mối giúp mối tiêu hóa được xenlulozo
Câu 12:
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Đặc trưng sinh thái của quần thể là tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điêu kiện môi trường
(3) Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.
(4) Tuổi sinh thái là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
Đáp án A
(1) Sai. Đây là đặc trưng di truyền.
(2) Đúng.
(3) Sai. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
(4) Sai. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể
Câu 13:
Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Lưới thức ăn này có 8 loài động vật ăn thịt.
(2) Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng
(3) Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
(4) Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắc xích.
Đáp án B
(1) Sai. Lưới thức ăn này chỉ có các loài động vật ăn thịt: chim ưng, cú, rắn và ếch (ăn côn trùng).
(2) Sai. Có 2 loài động vật ăn thịt đầu bảng là chim ưng, cú.
(3) Sai. Chim ưng là loài ăn thịt, do đó không thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật ăn sinh vật sản xuât)
(4) Đúng. Có 3 loài sinh vật sản xuất lần lượt từ trái sang phải là: cỏ, cải, bồ công anh. Có 4 chuỗi thức ăn có 4 mắc xích:
+ Chuỗi thức ăn có 4 mắc xích bắt đầu từ cỏ là:
Cỏ à chuột à rắn à cú.
Cỏ à chuột à rắn à diều hâu.
+ Chuỗi thức ăn có 4 mắc xích bắt đầu từ cải là:
Cải à chuột à rắn à cú.
Cải à chuột à rắn à diều hâu
Câu 15:
Sản lượng sinh vật thứ cấp cao mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào?
Đáp án D
Con người có thể thu được sản lượng sinh vật thứ cấp từ các loài sinh vật tiêu thụ.
Xét chuỗi thức ăn: A à B à C à D à E. (trong đó A là sinh vật sản xuất).
Ta có thể thu được sản lượng sinh vật thứ cấp ở loài B, C,...
Nhưng vì hiệu suất sinh thái qua mỗi bậc dinh dưỡng thấp (do năng lượng mất qua hô hấp) nên ta sẽ thu được sản lượng sinh vật thứ cấp nhiêu nhất ở loài B - loài có bậc dinh dưỡng gần với sinh vật tự dưỡng
Câu 16:
Khi nói về sự phân bố các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Câu 17:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái không được xem là chu trình sinh địa hóa vì
Đáp án B
Quá trình chuyển hóa năng luợng trong hệ sinh thái không được xem là chu trình sinh địa hóa vì năng lượng không tuần hoàn theo chu trình.
Một yếu tố được xem là chu trình sinh địa hóa không quan trọng đến yếu tố đó có quá trình khép kín hay không (ví dụ chu trình Photpho vẫn bị lắng đọng)
Câu 18:
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là
Đáp án A
Kiểu phân bố ngẫu nhiên bắt gặp khi nguồn sống phân bố đồng đều và giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt à giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường
Câu 19:
Quan hệ giữa nấm với tảo trong địa y là biểu hiện quan hệ
Đáp án B
Quan hệ giữa nấm với tảo trong địa y là biểu hiện quan hệ cộng sinh, trong đó nấm cung cấp nước cho tảo quang hợp, tảo quang hợp lại cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm
Câu 20:
Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
Đáp án B
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
Các con cá rô phi đơn tính trong hồ không có khả năng sinh sản à chúng không phải là quần thể
Câu 21:
Cho các phát biểu sau về nguyên nhân gây biến động và điều chỉnh số lượng của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố khí hậu ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.
(2) Trong tự nhiên, quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
(3) Biến động không theo chu kì xảy ra do những hoạt động bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác quá mức của con người.
(4) Biến động theo chu kì xảy ra do con người can thiệp
Đáp án D
(1) Đúng. Nhiệt độ không khí làm xuống quá thấp làm chết nhiều động vật biến nhiệt,...
(2) Đúng. Để số lượng cá thế ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường để tồn tại.
(3) Đúng. Những việc làm như đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ rừng nguyên sinh làm thay đổi môi trường sống của các loài động thực vật qua đó làm biến động số lượng cá thể của quần thể.
(4) Sai. Biến động theo chu kì xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
Câu 22:
Trong nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất?
Đáp án A.
Nhóm sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất vì chúng là sinh vật mở đầu chuỗi thức ăn, càng qua nhiều mắt xích thì hiệu suất sinh thái làm cho sinh khối của các nhóm sinh vật giảm dần
Câu 23:
Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thụ cuối cùng đều được
Đáp án D.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường
Câu 25:
Một quần xã ổn định thường có
Đáp án C.
Quần xã có số lượng loài lớn, số lượng cá thể của loài cao ® quần xã có độ đa dạng cao ® thường ổn định hơn
Câu 27:
Phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên
Đáp án C.
A. Sai. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có xảy ra và ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Sai. Các cá thể cạnh tranh nhau sẽ giảm mức sinh sản.
C. Đúng. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
D. Sai. Ăn thịt đồng loại chỉ thấy ở một số loài, không phổ biến
Câu 28:
Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài
Đáp án A.
A. Đúng. Đây là mối quan hệ cộng sinh, trong đó vi khuẩn giúp cây hấp thụ được nitơ và cây cung cấp vi khuẩn chất dinh dưỡng để phát triển.
B. Sai. Đây là mối quan hệ hợp tác, trong đó chim sáo giúp trâu bắt kí sinh trùng và chim sáo có được thức ăn chính là các kí sinh trùng đó. Cả 2 loài không nhất thiết phải có nhau.
C. Sai. Đây là mối quan hệ hội sinh, trong đó cây phong lan có được giá thể là cây thân gỗ để bám, cây thân gỗ không được lợi cũng không bị hại.
D. Sai. Tầm gửi sống trên thân cây và hút chất dinh dưỡng từ cây để phát triển ® mối quan hệ ký sinh
Câu 29:
Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
Đáp án B.
Quang năng từ ánh sáng mặt trời qua quá trình quang hợp được chuyển vào các hợp chất hóa học
Câu 30:
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể.
(2) Trong điều kiện môi trường không giới hạn, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
(3) Phát tán chỉ bao gồm sự xuất cư của các cá thể.
(4) Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi trong một đơn vị thời gian.
Đáp án D.
(1) Đúng. Cùng với tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi. Sự phân bố cá thể, kích thước, sự tăng trưởng thì mật độ quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể.
(2) Đúng. Trên lí thuyết, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nếu điều kiện môi trường không giới hạn.
(3) Sai. Phát tán còn bao gồm cả sự nhập cư của các cá thể.
(4) Đúng