Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P4)
-
8137 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Một gen có nhiều alen nếu bị đột biến 15 lần thì sẽ tạo ra tối đa 15 alen mới.
(2) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng tới phiên mã.
(3) Đột biến làm tăng tổng liên kết hidro của gen thì luôn làm tăng chiều dài của gen.
(4) Ở gen đột biến, hai mạch của gen không liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Đáp án C
Phát biểu đúng là (1), đột biến gen tạo alen mới, nếu đột biến theo 15 hướng khác nhau tạo 15 alen
(2) sai vì nếu đột biến gen làm mất vị trí đặc hiệu để khởi đầu phiên mã thì gen sẽ không được phiên mã
(3) sai vì đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X làm tăng số liên kết hidro nhưng không làm tăng chiều dài gen
(4) sai vì hai mạch của gen vẫn sẽ liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Câu 2:
Cho biết một đoạn mạch gốc cuả gen A ở sinh vật nhân thực có 15 nucleotit là : 3’-GXA TAA GGG XXA AGG-5’ Các codon mã hóa axit amin: 5’-UGX-3’, 5’-UGU-3’ quy định Cys; 5’-XGU-3’, 5’-XGA-3’, 5’-XGG-3’, 5’-XGX-3’ quy định Arg; 5’-GGG-3’, 5’-GGA-3’, 5’-GGX-3’, 5’-GGU-3’ quy định Gly; 5’-AUU- 3-, 5’-AUX-3’, 5’-AUA-3’ quy định Ile; 5’-XXX-3’, 5’-XXA-3’, 5’-XXU-3’, 5’-XXG-3’ quy định Pro; 5’- UXX-3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Nếu gen A bị đột biến mất cặp A-T ở vị trí số 4 của đoạn ADN nói trên thì codon thứ nhất không có gì thay đổi về thành phần nucleotit.
(2) Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 13 thì các codon của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên không bị thay đổi.
(3) Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 10 thành cặp T-A thì đoạn polipeptit do đoạn gen trên tổng hợp có trình tự các axit amin là Arg - Ile - Pro - Cys - Ser.
(4) Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành G-X thì phức hợp axit amin - tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met-tARN
Đáp án B
Mạch mã gốc: 3’- GXA TAA GGG XXA AGG-5’
mARN : 5’- XGU AUU XXX GGU UXX 3’
(1) đúng, vì 1 codon có 3 nucleotit nên codon thứ 1 không bị ảnh hưởng, vị trí đột biến thuộc codon 2
(2) sai, nếu đột biến thêm 1 cặp G-X vào trước cặp nucleotit 13 :
Mạch mã gốc: 3’-GXA TAA GGG XXA A(13)GG-5’
Đột biến : 3’-GXA TAA GGG XXA GA(13)GG-5’
(3) đúng, đột biến thay thể cặp G-X thành cặp A-T ở nucleotit số 10
Câu 3:
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
Đáp án C
Phát biểu đúng về đột biến gen là:2,4,5
(1) sai vì đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba kết thúc mới dẫn tới kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(3) sai vì đột biến điểm là dạng liên quan đến 1 cặp nucleotit
Câu 4:
Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AABBDDEE. Có một thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể mang kiểu gen AABBBDDEEE. Thể đột biến này thuộc dạng
Đáp án D
Thể đột biến trên có dạng 2n+1+1: thể ba kép
Câu 5:
Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau?
1. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
2. Giảm phân để sinh hạt phấn.
3. Giảm phân để tạo noãn.
4. Nguyên phân ở tế bào lá.
Phương án đúng:
Đáp án B
Các phương án đúng là 1, 2, 3
4 sai, đột biến nguyên phân ở tế bào lá là đột biến ở tế bào sinh dưỡng – không di truyền được cho thế hệ sau
Câu 6:
Cho các vai trò sau
(1) Tổng hợp đoạn mồi.
(2) Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn.
(3) Nhận biết bộ ba mở đầu trên gen.
(4) Tháo xoắn phân tử ADN.
(5) Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’-3’ dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3’-5’.
Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là:
Đáp án C
Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là: 3,4,5
(1) sai, phiên mã không cần đoạn mồi
(2) sai, không có sự kiện tách thành 2 mạch của ADN
Câu 7:
Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
Đáp án D
Các bộ ba kết thúc 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’
Câu 8:
Cho các phát biểu sau đây về sự nhân đôi trong một tế bào của một loài thực vật:
I. ADN chỉ nhân đôi một lần tại pha S của chu kỳ tế bào.
II. ARN polimeraza có chức năng xúc tác hình thành mạch mới theo chiều 5’ – 3’
III. Xét trên một đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
IV. Sự tổng hợp đoạn mồi có bản chất là ARN có sử dụng Ađênin của môi trường để bổ sung với Uraxin của mạch khuôn.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Các phát biểu đúng là: I, III, IV
II sai vì ADN polimeraza mới có chức năng hình thành mạch mới
Câu 9:
Một tế bào sinh tinh có cặp NST giới tính là XY sinh ra tinh trùng có NST giới tính là XX, sự rối loạn phân li NST đã diễn ra trong
Đáp án D
Sinh ra tinh trùng XX là do rối loạn ở GP 2
Câu 10:
Phân tử ADN liên kết với protein mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
Đáp án B
Phân tử ADN liên kết với protein mà chủ yếu là histon tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, không có ở vi khuẩn
Câu 11:
Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào
(1) loại tác nhân gây đột biến.
(2) đặc điểm cấu trúc của gen.
(3) cường độ, liều lượng của tác nhân.
(4) chức năng của gen.
(5) cơ quan phát sinh đột biến.
Số ý đúng là
Đáp án B
Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào 1,2,3
Câu 12:
Hình dưới đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
Đáp án C
Đây là dạng đột biến chuyển đoạn
Câu 13:
Quan sát tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Đây là bộ NST của châu chấu thuộc giới tính nào?
Đáp án C
Ở châu chấu XX là con cái XO là con đực, tế bào có 23 NST thì đó là châu chấu đực
Câu 14:
Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:
+ Trên cặp NST tương đồng số NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.
+ Trên cặp NST tương đồng số NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế
Đáp án C
Trình tự gen không thay đổi, đây là kết quả của trao đổi chéo
Câu 15:
Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến nào gây ra?
Đáp án D
Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến lặp đoạn NST X
Câu 16:
Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
Đáp án D
Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là đột biến điểm
Câu 17:
Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm nghèo vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến
Đáp án A
I sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã
II sai, đột biến gen gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit
IV đúng
Câu 18:
Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”?
Đáp án A
Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN đóng vai trò như “ người phiên dịch”
Câu 19:
Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
Đáp án A
Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Câu 20:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là?
Đáp án D
Đột biến lặp đoạn, chuyển đoạn có thể làm tăng số lượng gen trên NST
Câu 21:
Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma.
II. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính.
III. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY.
IV. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX
Đáp án B
Phát biểu đúng là: III
I sai, NST giới tính có ở tất cả các tế bào của cơ thể
II sai, NST giới tính mang cả các gen quy định tính trạng thường
IV sai, gen trên X truyền cho cả XY và XX
Câu 22:
Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ?
I. quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời
II. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’
III. Cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN
IV. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methioni
Đáp án D
Các ý đúng là : III, IV
I sai, hai quá trình này không diễn ra đồng thời
Ý II sai vì riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5’ → 3’
Câu 23:
Các nguyên tố hóa học có trong thành phần hóa học của phân tử ADN là
Đáp án B
Các nguyên tố hóa học có trong thành phần hóa học của phân tử ADN là C, H, O, N, P
Câu 24:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về thể dị đa bội ?
I. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
II.Thể đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
III. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
IV. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa
Đáp án C
Phát biểu đúng về thể dị đa bội là IV, II, I
III sai, thể dị đa bội thường gặp ở thực vật
Câu 25:
Cấu trúc không gian bậc 2 của protein được duy trì bởi:
Đáp án D
Cấu trúc bậc 2 của protein được giữ vững nhờ liên kết hidro
Câu 26:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, gen điều hoà có vai trò nào sau đây?
Đáp án C
Gen điều hoà mang thông tin qui định prôtêin ức chế
Câu 27:
Các bất thường nào sau đây ở người có nguyên nhân do đột biến gen?
Đáp án D
Các bệnh do đột biến gen là: bạch tạng, mù màu, dính ngón, hồng cầu hình liềm
Câu 28:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Đáp án D
Các phát biểu đúng về đột biến gen là: 2,4,5
(1) sai, chỉ đột biến hình thành mã kết thúc sớm thì mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(3) sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc sinh vật nhân sơ?
Đáp án C
A. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nucleotit kết thúc quá trình phiên mã. trình tự nucleotit đặc biết giúp cho enzim phiên mã gắn vào để khởi động phiên mã
B. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN. chỉ có chức năng điều hòa, kiểm soát phiên mã chứ không mã hóa sản phẩm mARN
C. Trong vùng điều hòa có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khỏi động quá trình phiên mã
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen chỉ nằm ở đầu 3’ (hay 3’OH)
Câu 30:
Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủy yếu ở giai đoạn nào?
Đáp án D
Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã. Ở sinh vật nhân chuẩn, điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở nhiều giai đoạn trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã
Câu 31:
Trong quá trình tái bản AND ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN – polimeraza có chức năng gì?
Đáp án B
A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn AND cần nhân đôi.
B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’-OH tự do.
C. Nối các đoạn Okazaki với nhau. là của enzim ligaza.
D. Tháo xoắn phân tử AND. là của enzim helicaza.
Chú ý: Trong tái bản: enzim ARN polimeraza có chức năng xúc tác tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ – OH tự do, nhờ đó mà enzim AND polimeraza mới tổng hợp được mạch mới. Trong phiên mã, là enzim phiên mã, enzim ARN – polimeraza có chức năng xúc tác liên kết các ribonucleotit từ môi trường với các nucleotit trên mạch gốc theo gen NTBS
Câu 32:
Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
Đáp án C
A. Ligaza tham gia trực tiếp trong tái bản, nối đoạn Okazaki
B. Restrictaza enzim cắt giới hạn, ứng dụng trong công nghệ gen, cắt để lấy gen cần chuyển,...
C. ARN polimeraza là enzim phiên mã chính, trong tái bản nó cũng tham gia tạo đoạn mồi
D. AND polimeraza là enzim tái bản chính
Câu 33:
Cho các phát biểu sau đây:
I.Quá trình phiên mã có virut, vi khuẩn, sinh vật nhân thực.
II.Quá trình phiên mã chỉ có sinh vậy nhân thực.
III.Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau.
IV.Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi AND diễn ra vào pha S của kì trung gian.
V.Ở kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, ở kì giữa của giảm phân 2 các NST kép tập trung 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo.
Số phát biểu đúng:
Đáp án A
1 đúng. Vì sinh vật nào cũng có quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã.
2 sai. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực (mọi SV đều có dịch mã tổng hợp polipeptit)
3 sai. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau (chỉ đúng cho nhân chuẩn. Vì gen nhân chuẩn phân mảnh, từ 1 gen1 loại mARNsơ khai sau đó cắt intronnhiều loại mARNtrưởng thành nhiều loại polipeptit).
4 đúng. Sự nhân đôi của AND diễn ra ở pha S của kỳ trung gian, còn phiên mã diễn ra ở pha G1 của kì trung gian của phân bào (ở nhân chuẩn).
5 sai. Kì giữa của giảm phân 1 các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (đúng là tập trung thành 2 hàng). Ở kì giữa giảm phân 1 các NST kép tập trung 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo (đúng là tập trung 1 hàng)
Câu 34:
Khi nói đến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I.Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit, thành phần nucleotit, trình tự các nucleotit
II.ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với AND mạch khuôn.
III.Chỉ có 1 loại ARN – polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
IV.Bộ ba trên mARN(3’GAU5’; 3AAU5’;3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
V.Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi AND và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phân tử AND và đều có enzim ARN polimeraza xúc tác
Đáp án A
1 sai. Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit, thành phần nucleotit, trình tự các nucleotit.
2 đúng. ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’, bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen, phân tử ARN tạo ra có thể lai với AND mạch khuôn.
3 sai. Chỉ có 1 loại ARN polimerase chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN (nhiều loại enzim ARN polimeraza).
4 đúng. Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3’AAU5’;3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trinh dịch mã.
5 sai. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi AND và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phần tử AND và đều có enzim ARN polimeraza xúc tác.
Câu 35:
Quan sát 1 tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ), các kí hiệu A, B, e, f là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Trong tế bào sinh dục sơ khai của loài này ở trạng thái chưa nhân đôi có 4NST.
II.Tế bào này đang ở kì giữa của giảm phân 1.
III.Tế bào này có 4 cromatit.
IV.Một nhóm gồm 10 tế bào sinh dục sơ khai loài trên tiến hành nguyên phân 3 lần, các tế bào con tạo ra đều qua vùng chín giảm phân. Tổng số NST môi trường cung cấp cho nhóm tế bào sinh dục sơ khai thực hiện phân bào tạo giao tử là 560.
Đáp án A
Câu 36:
Giả sử có một tế bào vi khuẩn E.coli chứa một phân tử AND ở vùng nhân được đánh dấu bằng N14 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N15, tất cả các tế bào trên đều phải phân đôi 4 lần đã tạo ra các tế bào con. Sau đó người ta cho tất cả các tế bào con này chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 để cho mỗi tế bào phân đôi thêm 2 lần nữa. Theo lý thuyết, kết thúc quá trình nuôi cấy trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có tổng cộng 64 vi khuẩn tạo ra
II. Có tổng số 156 phân tử plamit trong tất cả các tế bào vi khuẩn
III. Tổng số vi khuẩn có AND chứa N15 ở vùng nhân là 30
IV. Tổng số phân tử AND vùng nhân chỉ có một mạch chứa N14 là 34
Đáp án C
Câu 37:
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 12, các cặp NST tồn tại từng cặp tương đồng. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 4 alen. Số kiểu gen lưỡng bội tối đa trong quần thể là 1256
II. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Do đột biến trong loài xuất hiện các dạng thể một. Có tối đa 956 kiểu gen mang đột biến thể một trong quần thể
III. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Do đột biến trong loài xuất hiện các dạng tứ bội, nên có tối đa 15625 kiểu gen tứ bội trong quần thể
IV. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 3 alen. Do đột biến trong loài xuất hiện dạng thể tứ bội, nên có tối đa 2985984 kiểu gen tứ bội trong quần thể
Đáp án B
Câu 38:
Sự điều hòa hoặt động của operon Lac ở E coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng hay gen nào?
Đáp án B
Câu 40:
Khi nói đến đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X làm gen đột biến tăng 1 liên kết hydro so với gen ban đầu
II. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể làm gen đột biến giảm 2 liên kết hydro so với gen ban đầu
III. Đột biến thay thế cặp nucleotit thường ít gây hậu quả nhất
IV. Đột biến mất 1 cặp nucleotit diễn ra càng đầu gen thì thường ảnh hưởng càng lớn
Đáp án D