Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết(P12)
-
8297 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về NST ở sinh vật nhân thực?
(1). Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi nhiễm sắc có đường kính 700nm
(2). Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không đính vào nhau
(3). Thành phần chủ yếu của NST ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép và protein loại histon
(4). Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 30nm và 300nm
Đáp án D
(1) sai, sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 11nm và 30nm
Câu 2:
Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình? (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật)?
(1). Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân
(2). Đột biến phát sinh trong quá trình phân chia ti thể
(3). Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử
(4). Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử
(5). Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử
Đáp án C
Các trường hợp đột biến biểu hiện ra kiểu hình là : (2),(3),(4),(5)
Trường hợp (1) gen đột biến ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử
Câu 3:
Ở ruồi giấm đực có bộ NST được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy có một số tế bào cặp Dd không phân ly. Khi phôi này phát triển thành thể đột biến thì đột biến này có thể có
Đáp án B
Phôi này sẽ có 2 dòng tế bào gồm một dòng bình thuờng 2n và một dòng đột biến 2n+2
Câu 4:
Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
Phát biểu đúng về đột biến gen là C
A sai vì đột biến gen có thể liên quan tới nhiều cặp nucleotit
B sai, đột biến gen phát sinh trong tế bào sinh dưỡng có thể không được truyền cho thế hệ sau (ở loài sinh sản hữu tính)
D sai, nếu đột biến hình thành gen lặn có hại thì rất khó bị loại bỏ hoàn toàn
Câu 5:
Khi nói về cơ chế di truyền cấp độ phân tử trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đún
Đáp án D
Phát biểu sai là D, 1 phân tử mARN có thể mang thông tin của nhiều chuỗi polipeptit, VD ở Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, quá trình phiên mã chỉ tạo ra 1 mARN nhưng trên mARN đó lại mã hóa 3 chuỗi polipeptit khác nhau đó là Z, Y, A
Câu 6:
Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ A+G/ T+X = 4 để tổng hợp 1 chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này. Trong tổng số nucleotit tự do môi trường cần cung cấp, số nucleotit tự do loại T+X chiếm
Đáp án D
Chuỗi polipeptit ban đầu có tỉ lệ A+G/ T+X = 4 à chuỗi bổ sung sẽ có A+G/T+X = 1/4 T+X chiếm 4/5 (Có 5 phần)
Câu 7:
Vì sao trong quá trình tổng hợp ADN, trên mạch khuôn 5’ - 3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?
Đáp án A
Trong quá trình tổng hợp ADN, trên mạch khuôn 5’ - 3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’ (SGK trang 9)
Câu 8:
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?
1. Mất đoạn NST.
2. Lặp đoạn NST.
3. Đột biến gen.
4. Đột biến lệch bội.
5. Chuyển đoạn NST không tương hỗ.
Đáp án A
Đột biến gen và đột biến lệch bội không làm thay đổi hình thái NST
Câu 9:
Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn Ecoli là
Đáp án B
Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn Ecoli là đường lactose
Câu 10:
Một đoạn NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trật tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. NST bị đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này thường làm
Đáp án C
Số tế bào có cặp NST số 2 không phân ly chiếm tỷ lệ: 20:2000 = 1%
Các tế bào có cặp NST số 2 không phân ly tạo 1/2 (n -1) : 1/2 (n+1)
Vậy số giao tử có 7 NST là 0,5%
Câu 11:
Trong trường hợp nào sau đây, 1 đột biến gen không thể trở thành thể đột biến
Đáp án D
Thể đột biến: cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Đột biến gen lặn xuất hiện ở trạng thái dị hợp tử sẽ không biểu hiện ra kiểu hình
Câu 12:
Thành phần nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp protein?
Đáp án C
ADN không trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp protein
Câu 13:
Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn nào?
Đáp án D
Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã
Câu 14:
Trong giảm phân, sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong từng cặp tương đồng xảy ra vào kì nào?
Đáp án A
Quá trình trao đổi chéo diễn ra giữa 2 trong 4 cromatit không cùng nguồn của cặp NST kép tương đồng, diễn ra ở kì đầu của giảm phân 1
Câu 15:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án D
Phát biểu sai là D vì đột biến mất 1 cặp nucleotit gây hậu quả lớn nên không phải là phổ biến nhất
Câu 16:
Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?
A. Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số luợng NST ở các tế bào con là giảm phân I.
B. Trong giảm phân có hai lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian.
C. Giảm phân sinh ra các tế bào con có số luợng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
D. Bốn tế bào con đuợc sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc.
Những phương án trả lời đúng là
Đáp án B
(1) đúng, thực chất, giảm phân xảy ra ở giai đoạn giảm phân I
(2) sai, trong giảm phân chỉ có 1 lần nhân đôi ở kỳ trung gian trước GP I
(3) đúng, giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
(4) sai, 4 tế bào con có n NST khác nhau về cấu trúc (1 trong 2 NST đon cặp NST tuong đồng khác nhau)
Câu 17:
Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:
Đáp án A
Một gen điển hình có 3 phần: Vùng điều hòa,vùng mã hóa và vùng kết thúc
Câu 18:
Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến nào gây ra?
Đáp án D
Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng lặp đoan trên NST X
Câu 19:
Cho các thông tin sau:
1. Làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
2. Làm thay đổi chiều của phân tử ADN.
3. Không làm thay đổi thành phần số lượng gen trên NST.
4. Xảy ra ở thực vật ít gặp ở động vật.
5. Làm xuất hiện gen mới.
Trong số các đặc điểm trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
Đáp án B
Đột biến lệch bội có các đặc điểm:
1. Làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào do đột biến lệch bội làm bộ NST chênh lệch một, một số NST so với bộ NST lưỡng bội, từ đó làm thay đổi hàm lượng ADN
3. không làm thay đổi thành phần số lượng gen trên NST. Đột biến lệch bội chỉ làm thay đổi số lượng NST, không tác động lên NST nên không làm thay đổi cấu trúc gen của nó
2. sai vì đột biến lệch bội không làm thay đổi chiều dài phân tử ADN, nó không tác động lên cấu trúc của gen
4. sai vì có thể gặp ở cả động vật lẫn thực vật. ví dụ như ở người Hội chứng Đao do có 3 chiếc NST số 21 trong bộ NST
5. làm xuất hiện gen mới là sai, đột biến NST chỉ tác động lên cả NST chứ không tác động lên cấu trúc nên không có khả năng hình thành gen mới
Câu 20:
Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit?
1. Nhân đôi AND.
2.Hình thành mạch pôlinuclêôtit.
3. Phiên mã
4. Mở xoắn.
5. Dịch mã
6. Đóng xoắn
Đáp án D
Các quá trình thể hiện nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit là 1,3,5
Câu 21:
Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là
Đáp án A
Ý A không phản ánh sự khác biệt về cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực so với SV nhân sơ
Câu 22:
Mã di truyền mang tính thoái hoá là
Đáp án B
Mã di truyền mang tính thoái hoá là một axit amin được mã hoá bởi nhiều bộ ba
Câu 23:
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
Đáp án A
Phát biểu sai về đột biến gen là A, đột biến gen đa số là trung tính, cũng có thể có lợi hoặc có hại
Câu 24:
Loại đột biến làm tăng số loại alen trong cơ thể là :
Đáp án D
Đột biến gen làm xuất hiện alen mới làm tăng số loại alen trong cơ thể
Câu 25:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai vì enzyme nối là ADN ligase
B sai vì ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ 3’
C sai vì cả 2 mạch của ADN đều dùng làm khuôn tổng hợp mạch mới
Câu 26:
ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
Đáp án D
Thể một: 2n -1
Câu 27:
Cho các hiện tượng sau:
1. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
2. Đột biến làm mất vùng khỏi động (vùng P) của Operon Lac.
3. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
4. Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế.
5. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza.
Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?
Đáp án C
Khi không có đường lactose operon Lac vẫn thực hiện phiên mã trong các trường hợp: (1),(4)
(2) sai, mất vùng P thì enzyme sẽ không bám vào và phiên mã được
(3) sai, nếu trong môi trường có lactose thì đột biến của gen cấu trúc không ảnh hưởng tới gen có được phiên mã hay không
(5) sai, khi đó enzyme cũng không bám được vào P
Câu 28:
Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
Đáp án D
Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng lặp đoạn NST
Câu 29:
Nếu số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào lưỡng bội ở pha G1 của chu kì tế bào là 24, thì số phân tử ADN của một tế bào ở kì cuối của giảm phân I sẽ là
Đáp án A
Ở pha G1 NST chưa nhân lên và bằng 2n ở kỳ cuối I thì trong mỗi tế bào có n NST kép
Câu 30:
Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào
Đáp án C
Giá trị của đột biến gen phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
Câu 31:
Loại axit nucleic nào sau đây là thành phần cấu tạo nên ribôxôm?
Đáp án B
rARN cùng với protein tạo nên riboxom
Câu 32:
Trong quá trình phiên mã không có sự tham gia trực tiếp của thành phần nào sau đây?
Đáp án B
Phiên mã không có sự tham gia của ADN pôlimeraza
Câu 33:
Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến số luợng NST?
Đáp án D
Phát biểu sai là D, thể đa bội lẻ được ứng dụng trong nông nghiệp như quả không hạt...
Câu 34:
Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút NST
Đáp án A
Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút NST có tác dụng bảo vệ các NST, giữ cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau
Câu 35:
Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?
Đáp án A
Khi nói về đột biến gen, kết luận sai là A, không phải tất cả đột biến gen đều được truyền cho đời sau (đb gen trong tế bào sinh duõng)
Câu 36:
Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN?
Đáp án C
ARN không có timin
Câu 37:
Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở vị trí nào sau đây?
Đáp án B
ADN được nhân đôi ở nhân tế bào, ti thể và lục lạp
Câu 38:
Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của operon Lac
Đáp án C
Gen điều hòa R không thuộc cấu trúc của Ôperon Lac
Câu 39:
Ở tế bào nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi hai thành phần chính là
Đáp án C
Nhiễm sắc thể được tạo từ ADN và prôtêin histôn
Câu 40:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
Đáp án B
Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST