Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P10)
-
7963 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
Đáp án B
Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon tạo nên khối hình cầu dẹ phía ngoài được bao bọc bởi 1 vòng xoắc ADN khoảng 146 cặp nucleotit.
Các nucleoxom nối nhau bằng các đoạn ADN và một protein histon H1. Mỗi đoạn có khoảng 15 – 100 cặp nucleotit.
Tổ hợp ADN với histon trong chuỗi nucleoxom tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm.
=>Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính 11nm
Câu 2:
Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa axit amin này thành codon mã hóa axit amin khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)
Đáp án D
Mạch gốc 3’ TAX TTX AAA…5’
mARN: 5’ AUG AAG UUU…3’ (AAG:lizin)
Nếu thay:
Câu 3:
Cho các nhận định sau:
(1) Axit nuclêic gồm hai loại là ADN và ARN.
(2) ADN và ARN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(3) Đơn phân cấu tạo nên ARN có 4 loại là A, T, G, X.
(4) Chức năng của mARN là vận chuyển các axit amin.
(5) Trong các ARN không có chứa bazơ nitơ loại timin.
Số nhận định đúng là:
Đáp án B
Câu 4:
Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có
Đáp án C
Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có 92 tâm động
Câu 5:
Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa
Đáp án B
Ở quá trình dịch mã:
+Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG)
+ aa mở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu ( đối mã của nó – UAX – khớp với mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo riboxom hoàn chỉnh.
Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit
+aa1 – tARN tiến vào riboxom(đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin thứ nhất.
=>Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất
Câu 6:
Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN-pôlimeraza là
Đáp án C
- Enzim AND polimeraza có vai trò tổng hợp mạc mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của AND.
- Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch của phân tử AND là chức năng của enzim tháo xoắc AND.
- Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục là chức năng của enzim ligaza.
- Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử AND là chức năng của enzim tháo xoắn.
=>Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN-pôlimeraza là tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN
Câu 7:
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
Đáp án A
Mã di truyền của tất cả các loài sinh vật là giống nhau, trừ một vài ngoại lệ là tính phổ biến
Câu 8:
Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
Đáp án B
Vùng đầu mút nhiễm ắc thể không chứa các gen thay vào đó là các trình tự nucleotit ngắn lặp lại nhiều lần.
Vó dụ ở người tại các đầu mút nhiễm sắc thể có trình tự nucleotit ngắn gồm sáu nucleotit là TTAGGG lặp lại khoảng 100 đến 1000 lần.
Cấu trúc đầu mút không giúp ADN mạch thẳng tránh khỏi việc ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, mà nó chỉ làm chậm quá trình ăn mòn các gen gần đầu tận cùng của các phần tử ADN.
=>Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau
Câu 10:
Ở những loài lưỡng bội, khi tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân tạo thành tế bào
Đáp án B
Ở những loài lưỡng bội, khi tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân tạo thành tế bào mang bộ NST tứ bội
Câu 11:
Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến
Đáp án D
Giao tử tạo ra đã bị thay đổi hình dạng về vị trí tâm động, tuy nhiên thành phần và số lượng gen trên NST không đổi
ð Đảo đoạn mang tâm động
Câu 12:
Cho các nhận định sau về quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
(1) Diễn ra ở pha G2 trong kỳ trung gian.
(2) Mỗi điểm khởi đầu quá trình tự nhân đôi hình thành nên 1 đơn vị tự nhân đôi.
(3) Sử dụng các Đềôxi ribô nuclêôtit tự do trong nhân tế bào.
(4) Enzim nối (ligaza) nối đoạn mồi với đoạn Okazaki.
(5) Enzim mồi thực hiện tổng hợp đoạn mồi theo chiều 5’-> 3’.
Các nhận định sai là
Đáp án B
Câu 13:
Cho các thành phần:
1. mARN của gen cấu trúc; 2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X;
3. Enzim ARN pôlimeraza; 4. Ezim ADN ligaza; 5. Enzim ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
Đáp án C
Cho các thành phần: 1. mARN của gen cấu trúc; 2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X; 3. Enzim ARN pôlimeraza; 4. Ezim ADN ligaza; 5. Enzim ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là 1, 2, 3
Câu 14:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
Đáp án D
A,B là khi môi trường không có lactozo
C. là khi môi trường không có lacozo
=>D. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế. ( đán án cần chọn)
Câu 15:
Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen
Đáp án D
Ý đúng là III, đột biến thay thế có thể không làm thay đổi chuỗi polipeptit tạo thành
Ý I, II không thể chắc chắn đúng vì đột biến mất, thêm sẽ làm thay đổi số lượng nuclêôtit và chiều dài gen
Ý IV sai vì đột biến thay thế không làm thay đổi các bộ ba còn lại trên gen
Câu 16:
Mạch mã gốc của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:
3'…TAX XAX GGT XXA TXA…5'. Khi gen này được phiên mã thì đoạn mARN sơ khai tương ứng sinh ra có trình tự ribônuclêôtit là
Đáp án A
Câu 17:
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là
Đáp án A
Để thực hiện được quá trình dịch mã, phân tử mARN phải có bộ ba mã hóa axit amin mở đầu (formyl methyonine ở sinh vật nhân sơ và methyonine ở sinh vật nhân thực), cũng như có bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
-Theo bảng mã di truyền:
+Bộ ba mã hóa axit amin mở đầu là: 5’ AUG 3’
+Ba bộ bã quy định tín hiệu kết thúc dịch mã là : 5’ UAA 3’, 5’ UAG 3’, 5’ UGA 3’
=>Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là G, A, U
Câu 18:
Ở một loài thú, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số VI có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG
(2) ABCFEDG
(3) ABFCEDG
(4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
Đáp án A
NST số 3 là NST gốc: ABCDEFG → (4) ABFCDEG là do đột biến đoản đoạn ED → DE
(3) → (2) ABCFEDG là do đột biến đảo đoạn FC → CF
(2) ABCFEDG → (1) ABCDEFG là do đột biến đảo đoạn FED → DEF
Trình tự là: (3) → (4); (3) → (2); (2) → (1)
Câu 19:
Một operon của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong operon này kể từ promoter là
Đáp án A
Một operon của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong operon này kể từ promoter là:
X - Z – Y vì ở vi khuẩn có dạng gen không phân mảnh, 3 gen cấu trúc này đều có cùng 1 vùng promoter à nếu gen Y bị đột biến nằm ở đầu tiên thì khi nó bị đột biến (số aa thay đổi à đột biến dịch khung) à các gen phía sau cũng sẽ bị đột biến à gen Y phải nằm ở cuối cùng
Câu 20:
Những dạng đột biến nào sau đây dùng để xác định vị trí của gen trên NST
Đáp án B
Những dạng đột biến dùng để xác định vị trí của gen trên NST: Mất đoạn và lệch bội
Câu 21:
Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn
Đáp án C
Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã
Câu 22:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
Đáp án C
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách liên kết vào vùng vận hành
Câu 23:
Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng
Đáp án B
Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’
Câu 24:
Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân tử ADN mẹ là
Đáp án C
Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân tử ADN mẹ là: cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
Câu 25:
Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: ‘3…AAATTGAGX…5’ Trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là
Đáp án B
Một đoạn mạch mã gốc: 3’… AAATTGAGX…5’
Trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là
3’…GXUXAAUUU…5’. (A liên kết với U, T-A, G-X; X-G)
Câu 26:
Đặc điểm nào của mã di truyền chứng minh nguồn gốc thống nhất của sinh giới?
Đáp án A
Tính phổ biến của mã di truyền chứng minh nguồn gốc thống nhất của sinh giới
Câu 27:
Khi nói về ARN, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Khi nói về ARN, phát biểu sai: C. Ở tế bào nhân thực, ARN chỉ tồn tại trong nhân tế bào. (có ARN trong lạp thể hay ti thể do ADN tại đó phiên mã tạo thành)
Câu 28:
Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác ở vùng mã hoá nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
Đáp án B
Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác ở vùng mã hoá nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích đúng là: B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
Câu 29:
Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng
Đáp án D
Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng: Tổng hợp đoạn mồi với trình tự Nucleotit có nhóm 3' - OH tự do
Câu 30:
Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng
Đáp án D
Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng thêm một cặp nuclêôtit
Câu 31:
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm
Đáp án D
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm prôtêin loại histon và ADN
Câu 32:
Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là 1x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
Đáp án B
Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là 1x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là 2x. (ở kì sau của giảm phân I NST ở trạng thái kép)
Câu 33:
Đột biến nào sau đây làm cho 2 gen alen nằm trên cùng 1 NST
Đáp án A
Đột biến làm cho 2 gen alen nằm trên cùng 1 NST: Đột biến lặp đoạn
Câu 34:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
Đáp án B
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, Sợi cơ bản mức cấu trúc có đường kính 11 nm
Câu 35:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là
Đáp án C
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là A. Những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế. B. Những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. C. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. D. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã
Câu 36:
Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là
Đáp án B
Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là đảo đoạn
Câu 37:
Trong bảng mã di truyền của mARN mã mở đầu là AUG, các mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây trên mạch gốc của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit
Đáp án B
Bộ ba trên gen có thể bị biến thành bộ ba vô nghĩa ⇔ bộ ba kết thúc khi thay 1 nu là 3’AXX5’, thay nu X ở giữa bằng T sẽ thành 3’ATX5’ trên mARN sẽ là 5’UAG3’
Câu 38:
Sự không phân li của toàn bộ bộ NST xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây sẽ tạo ra
Đáp án A
Sự không phân li của toàn bộ bộ NST xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây sẽ tạo ra thể khảm
Câu 39:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây sai
Đáp án B
A. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac. à đúng
B. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần. à sai, số lần phiên mã của các gen là giống nhau vì cùng chung vùng điều hòa.
C. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. à đúng
D. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã. à đúng
Câu 40:
Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây?
Đáp án B
Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. à n = 12
Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. à 2n + 1 = 25