Tổng hợp bài tập Cơ chế di truyền và biến dị cực hay có lời giải chi tiết (P13)
-
7957 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin, guanin. Trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên, có thể có các bộ ba nào sau đây
Đáp án A
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin, guanin thì trong mạch gốc của gen chỉ có A,T,X, không có G => mạch bổ sung chỉ có A,T,G không có X
Câu 2:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?
Đáp án B
Đột biến đa bội sẽ làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể
Câu 3:
Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?
Đáp án D
Dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit sau mã mở đầu làm thay đổi toàn bộ bộ ba từ điểm đột biến làm thay đổi cấu trúc của protein nhiều nhất
Câu 4:
Xét 1 tế bào lưỡng bội của 1 loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6.109 cặp nu. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân thì tế bào này có hàm lượng ADN là
Đáp án B
Ở kỳ đầu nguyên phân, ADN đã được nhân đôi nên hàm lượng ADN là 12.109cặp nu
Câu 5:
Nguời ta gọi tên của các loại nucleotit căn cứ vào đâu ?
Đáp án C
Người ta gọi tên của các loại nucleotit theo các bazo nitric cấu tạo nên chúng vì các thành phần khác: đường, H2PO4 đều giống nhau
Câu 6:
Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
Đáp án B
Codon quy định tín hiệu kết thúc dịch mã là 5’UAA3’
Câu 7:
Đột biến tạo thể tam bội không được ứng dụng để tạo ra giống cây trồng nào sau đây?
Đáp án C
Thể tam bội không có hạt nên không ứng dụng cho cây đậu tương - cây thu hạt
Câu 8:
Khi nói về hoạt động của operon Lac phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án D
Phát biểu sai là D, các gen cấu trúc có số lần nhân đôi và phiên mã như nhau
Câu 9:
Khi nói về đặc điểm mã di truyền, nội dung nào sau đây sai ?
Đáp án D
Phát biểu sai là D, mã di truyền có tính phổ biến là tất cả các loài sv đều dùng chung 1 bộ mã di truyền
Câu 10:
Một nhóm gen liên kết có trình tự phân bố các gen ABCDE.GHI, xuất hiện một đột biến cấu
trúc làm cho nhóm gen liên kết này bị thay đồi thành ABEDC.GHI. Hậu quả của dạng đột biến này là
Đáp án C
Trước đột biến: ABCDE.GHI
Sau đột biến: ABEDC.GHI
đây là đột biến đảo đoạn CDE
Đột biến này không làm thay đổi nhóm gen liên kết, số lượng NST, số lượng gen. Hậu quả: thay đổi trình tự gen do đó có thể làm thay đổi sự hoạt động của gen
Câu 11:
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại A, U và G. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
Đáp án D
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin, guanin thì trong mạch gốc của gen chỉ có A,T,X, không có G mạch bổ sung chỉ có A,T,G không có X
Câu 12:
Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của NST?
1. Mất đoạn
2.Lặp đoạn
3. Đột biến gen
4. Đảo đoạn ngoài tâm động
5. Chuyển đoạn không tưong hỗ
Phương án đúng là
Đáp án B
Đột biến làm thay đổi hình thái NST là: 1, 2, 5
Câu 13:
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Ađênin, Uraxin và Guanin. Có bao nhiêu bộ ba sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
(1) ATX
(2) GXA
(3) TAG
(4) AAT
(5) AAA
(6) TXX
Đáp án C
- Trên mARN có 3 loại ribonucleotit A, U, G.
- Trên mạch gốc của gen có 3 loại nucleotit T, A, X.
- Trên mạch bổ sung của gen có 3 loại nucleotit A, T, G.
→ trên mạch bổ sung của gen là (3), (4), (5).
Câu 14:
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(I) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(II) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(III) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
(IV) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen
(V) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Đáp án A
Các phát biểu đúng về đột biến gen là : II,III, IV, V
I sai vì chỉ đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã
Câu 15:
Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
Đáp án A
Phương pháp:
- Sử dụng nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X, X-G; T-A
- hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau
Cách giải:
Mạch mã gốc :3'...AAA XAA TGG GGA...5'
Mạch bổ sung :5'...TTT GTT AXX XXT...3'