100 câu trắc nghiệm Tổ hợp - Xác suất nâng cao (P3)
-
19657 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong một tổ học sinh có 5 em gái và 10 em trai. Thùy là một trong 5 em gái và Thiện là một trong 10 em trai đó. Thầy chủ nhiệm chọn một nhóm 5 bạn tham gia buổi văn nghệ sắp tới.
Hỏi thầy chủ nhiệm có bao nhiêu cách chọn mà trong đó có ít nhất một trong hai em Thùy hoặc Thiện không được chọn?
Ta đi tìm số cách chọn ra 5 bạn mà trong đó có cả hai bạn Thùy và Thiện.
Bước 1: Chọn nhóm 3 em trong 13 em, trừ Thùy và Thiện thì có cách.
Bước 2: Ghép 2 em Thùy và Thiện có 1 cách.
Vậy theo quy tắc nhân thì có 286 cách chọn 5 em trong đó cả Thùy hoặc Thiện đều được chọn.
- Chọn 5 em bất kì trong số 15 em có cách. Vậy theo yêu cầu đề bài thì có tất cả 3003-286=2717 cách chọn mà trong đó có ít nhất một trong hai em Thùy và Thiện không được chọn.
Chọn C.
Câu 2:
Cho hai đường thẳng song song a; b. Trên đường thẳng a lấy 10 điểm phân biệt, trên b lấy 15 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu tam giác mà ba đỉnh của nó được chọn từ 25 vừa nói trên.
Số tam giác lập được thuộc vào một trong hai loại sau
Loại 1: Gồm hai đỉnh thuộc vào a và một đỉnh thuộc vào b
Số cách chọn bộ hai điểm trong 10 thuộc a:
Số cách chọn một điểm trong 15 điểm thuộc b:
Loại này có: tam giác.
Loại 2: Gồm một đỉnh thuộc vào a và hai đỉnh thuộc vào b
Số cách chọn một điểm trong 10 thuộc a:
Số cách chọn bộ hai điểm trong 15 điểm thuộc b:
Loại này có:
Vậy có tất cả: tam giác thỏa yêu cầu bài toán
Chọn C.
Câu 3:
Cho đa giác đều A1A2…A2n nội tiếp trong đường tròn tâm O. Biết rằng số tam giác có đỉnh là 3 trong 2n điểm A1;A2;…;A2n gấp 20 lần so với số hình chữ nhật có đỉnh là 4 trong 2n điểm A1;A2;…;A2n . Tìm n?
Số tam giác có các đỉnh là 3 trong 2n điểm A1;A2;…;A2n là:
Ta thấy ứng với hai đường chéo đi qua tâm O của đa giác A1A2…A2n cho tương ứng một hình chữ nhật có 4 đỉnh là 4 điểm trong 2n điểm A1;A2;…;A2n và ngược lại mỗi hình chữ nhật như vậy sẽ cho tương ứng hai đường chéo đi qua tâm O của đa giác.
Mà số đường chéo đi qua tâm của đa giác là n nên số hình chữ nhật có đỉnh là 4 trong 2n điểm bằng
Theo giả thiết:
Chọn C
Câu 4:
Cho 10 đường thẳng song song lần lượt cắt 8 đường thẳng song song khác. Hỏi có bao nhiêu hình bình hành được tạo thành từ các đường thẳng trên.
Cứ hai đường thẳng song song trong nhóm A và hai đường thẳng song song trong nhóm B tạo thành một hình bình hành.
Chọn 2 đường thẳng trong 10 đường thẳng của nhóm A có cách.
Chọn 2 đường thẳng trong 8 đường thẳng của nhóm B có cách.
Vậy số hình bình hành tạo thành là hình.
Chọn D.
Câu 5:
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau trong đó có đúng 3 chữ số lẻ và 3 chữ số chẵn ?
Phương án 1: Xét các số được lập có 3 chữ số lẻ, 3 chữ số chẵn trong đó không có số 0.
+ Bước 1: Chọn 3 số lẻ, có cách.
+ Bước 2: Chọn 3 số chẵn, có cách.
+ Bước 3: Xếp thứ tự 6 chữ số vừa lấy theo hàng ngang, có 6! = 720 cách.
Theo quy tắc nhân thì số các số trong phương án này là: 10.4.720 = 28800 số.
Phương án 2: Xét các số được lập có 3 chữ số lẻ, 3 chữ số chẵn trong đó có số 0.
Tương tự như trên, số các số tự nhiên trong phương án này là: số.
Vậy số các số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu là: 28800 + 36000 = 64800 số.
Chọn B.
Câu 6:
Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4 có thể lập được bao nhiêu số:Có 8 chữ số trong đó chữ số 1có mặt 3 lần, chữ số 4 xuất hiện 2 lần; các chữ số còn lại có mặt đúng một lần.
Xếp số vào 8 ô trống thỏa yêu cầu đề bài.
Bước 1: Chọn 3 ô trong 8 ô để xếp 3 chữ số 1, có cách.
Bước 2: Chọn 2 ô trong 5 ô còn lại để xếp 2 chữ số 4, có cách.
Bước 3: Xếp 3 chữ số số còn lại vào 3 ô còn lại, có 3! cách.
Vậy có số thỏa yêu cầu, nhưng có những số có chữ số 0 đứng vị trí đầu tiên.
Trường hợp số 0 ở ô thứ nhất.
Bước 1: Chọn 3 ô trong 7 ô còn lại, xếp 3 chữ số 1, có cách.
Bước 2: Chọn 2 ô trong 4 ô còn lại, xếp 2 chữ số 4, có cách.
Bước 3: Xếp hai chữ số còn lại vào 2 ô còn lại, có 2! cách.
Vậy có: số mà chữ số 0 ở vị trí đầu tiên.
Kết luận có: số thỏa yêu cầu.
Chọn C.
Câu 7:
Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4 có thể lập được bao nhiêu số: Có 9 chữ số trong đó chữ số 0 có mặt 2 lần,chữ số hai có mặt ba lần và chữ số 3 có mặt 2 lần các chữ số còn lại có mặt đúng một lần.
Xếp số vào 9 ô trống thỏa yêu cầu đề bài:
Bước 1: Chọn 2 ô trong 8 ô (bỏ ô đầu tiên) để xếp hai chữ số 0, có cách chọn.
Bước 2: Chọn 3 ô trong 7 ô còn lại để xếp ba chữ số 2, có cách.
Bước 3: Chọn 2 ô trống trong 4 ô còn lại để xếp 2 chữ số 3, có cách chọn.
Bước 4: Hai ô còn lại xếp 2 chữ số còn lại, có 2! Cách xếp.
Theo quy tắc nhân có:
số thỏa yêu cầu bài toán.
Chọn B.
Câu 8:
Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau được tạo thành từ tập {1,2,3,4,5,6,7,8,9}, biết rằng tổng các chữ số của nó là một số lẻ.
Ta có các trường hợp sau xảy ra:
Trường hợp 1: Số tạo thành gồm 3 chữ số lẻ và 4 chữ số chẵn:
Bước 1: Chọn 3 số lẻ trong 5 số lẻ, có cách.
Bước 2: Xếp 3 số lẻ vừa chọn với 4 chữ số chẵn thành một dãy, có 7! cách xếp.
Vậy có số.
Trường hợp 2: Số tạo thành gồm 5 chữ số lẻ và 2 chữ số chẵn:
Bước 1: Chọn 2 chữ số chẵn trong 4 số chẵn, có cách.
Bước 2: Xếp 2 chữ số chẵn vừa chọn với 5 chữ số lẻ thành một dãy, có 7! Cách xếp.
Vậy có số.
Kết luận có 50400+30240=80640 số thỏa yêu cầu.
Chọn A.
Câu 9:
Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 có thể lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên chẵn có năm chữ số khác nhau và trong năm chữ số đó có sô 0 và có đúng hai chữ số lẻ ; hai chữ số lẻ này không đứng cạnh nhau.
Số tự nhiên chẵn gồm 5 chữ số khác nhau và đúng hai chữ số lẻ có:
· Chọn 2 chữ số lẻ có cách; chọn 3 chữ số chẵn có cách
· Gọi số có 5 chữ số thỏa mãn đề bài là .
· Nếu a5 = 0 thì có 4! Cách chọn .
· Nếu a5 ≠ 0 thì có 2 cách chọn a5 từ 3 số chẵn đã chọn; khi đó có 3 cách chọn a1 ; 3 cách chọn a2 ; 2 cách chọn a3 và 1 cách chọn a1 .
· Theo quy tắc cộng và nhân có 10.10.(1.4!+2.3.3.2.1)=6000 số
Số tự nhiên chẵn gồm 5 chữ số khác nhau và có đúng hai chữ số lẻ đứng cạnh nhau có số.
Suy ra có 6000-3120=2880 số cần tìm.
Chọn D.
Câu 10:
Xếp 3 nam, 2 nữ vào 8 ghế. Có bao nhiêu cách, nếu xếp 5 người ngồi kề nhau.
Ta có 4 trường hợp sau :
Ghế thứ 6, 7, 8 trống ;
Ghế thứ 1, 7, 8 trống ;
Ghế thứ 1, 2, 8 trống ;
Ghế thứ 1, 2, 3 trống.
Mỗi cách xếp trên có 5! cách xếp 5 người ngồi vào 5 ghế còn lại ( khác các ghế trống ) . Vậy có tất cả 4.5! = 480 cách xếp.
Chọn B.
Câu 11:
Xếp 3 nam, 2 nữ vào 8 ghế. Có bao nhiêu cách Xếp 3 nam ngồi kề, 2 nữ ngồi kề và giữa hai nhóm có ít nhất một ghế trống.
Ta coi ba ghế nam ngồi là một nhóm; 2 ghế nữ ngồi là một nhóm; mội ghế trống là một nhóm. Ta có 5 nhóm.
Chọn 2 nhóm ghế để xếp nam và nữ có cách.
Trong số đó có 8 cách xếp nhóm nam và nhóm nữ ngồi kề nhau.
Do đó ta có 20-8=12 cách chọn vị trí để xếp nam và nữ thỏa bài toán.
Ứng với mỗi cách xếp trên , ta có 3! cách xếp chỗ cho nam vào ba ghế dành cho nam và có 2! cách xếp 2 nữ ngồi vào 2 vị trí dành cho nữ.
Vậy ta có tất cả 12.3!.2!=144 cách xếp thỏa yêu cầu bài toán.
Chọn C.
Câu 12:
Một hộp có 6 quả cầu xanh đánh số từ 1 đến 6, 5 quả cầu đỏ đánh số từ 1 đến 5, 4 quả cầu vàng đánh số từ 1 đến 4. Có bao nhiêu cách lấy 3 quả cầu cùng màu,
Số cách lấy 3 quả cầu cùng xanh: cách.
Số cách lấy 3 quả cầu cùng màu đỏ: cách.
Số cách lấy 3 quả cầu cùng vàng: cách.
Vậy số cách lấy 3 quả cầu cùng màu là:20+10=4=34 cách.
Chọn D
Câu 13:
Một hộp có 6 quả cầu xanh đánh số từ 1 đến 6, 5 quả cầu đỏ đánh số từ 1 đến 5, 4 quả cầu vàng đánh số từ 1 đến 4.
Có bao nhiêu cách lấy 3 quả cầu khác màu?
Số cách lấy 1 quả cầu xanh:6
Số cách lấy 1 quả cầu đỏ:5
Số cách lấy 1 quả cầu vàng:4
Vậy số cách lấy 3 quả cầu khác màu là 6.5.4=120
Chọn D.
Câu 14:
Từ các số 1,2,3,4,5,6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên,mỗi số có 6 chữ số đồng thời thỏa điều kiện :sáu số của mỗi số là khác nhau và trong mỗi số đó tổng của 3 chữ số đầu nhỏ hơn tổng của 3 số sau một đơn vị.
Gọi là số cần lập.
Vì tổng của ba số đầu nhỏ hơn tổng của ba số cuối 1 đơn vị nên:
(1)
Mà và đôi một khác nhau nên
= 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 =21 (2)
Từ (1), (2) suy ra: a1 + a2 + a3 = 10
Phương trình này có các bộ nghiệm là: ( a1 , a2 , a3 ) = (1,3,6); (1,4,5); (2,3,5)
Với mỗi bộ ta có 3!.3!=36 số.
Vậy có cả 3.36=108 số cần lập.
Chọn C.
Câu 15:
Từ các số của tập A={0; 1; 2; 3; 4; 5; 6} có thể lập được bao nhiêu số chẵn gồm 5 chữ số đôi một khác nhau trong đó có hai chữ số lẻ và hai chữ số lẻ đứng cạnh nhau.
Vì có 3 số lẻ là 1,3,5, nên ta tạo được 6 cặp số kép: 13;31;15;51;35;53
Gọi A là tập các số gồm 4 chữ số được lập từ X={0;13;2;4;6}.
Gọi A1,A2,A3 tương ứng là số các số tự nhiên lẻ gồm 4 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số của tập X và 13 đứng ở vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Ta có:
Nên
Vậy số các số cần lập là: 6.60=360 số.
Chọn A.
Câu 16:
Hai nhóm người cần mua nền nhà, nhóm thứ nhất có 2 người và họ muốn mua 2 nền kề nhau, nhóm thứ hai có 3 người và họ muốn mua 3 nền kề nhau. Họ tìm được một lô đất chia thành 7 nền đang rao bán (các nền như nhau và chưa có người mua). Tính số cách chọn nền của mỗi người thỏa yêu cầu trên
Xem lô đất có 4 vị trí gồm 2 vị trí 1 nền, 1 vị trí 2 nền và 1 vị trí 3 nền.
Bước 1: nhóm thứ nhất chọn 1 vị trí cho 2 nền có 4 cách và mỗi cách có 2!=2 cách chọn nền cho mỗi người. Suy ra có 4.2 = 8 cách chọn nền.
Bước 2: nhóm thứ hai chọn 1 trong 3 vị trí còn lại cho 3 nền có 3 cách và mỗi cách có 3!= 6 cách chọn nền cho mỗi người.
Suy ra có 3.6=18 cách chọn nền.
Vậy có 8.18=144 cách chọn nền cho mỗi người
Chọn A.
Câu 17:
Một nhóm học sinh gồm 15 nam và 5 nữ. Người ta muốn chọn từ nhóm ra 5 người để lập thành một đội cờ đỏ sao cho phải có 1 đội trưởng nam, 1 đội phó nam và có ít nhất 1 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách lập đội cờ đỏ.
Vì trong 5 người được chọn phải có ít nhất 1 nữ và ít nhất phải có 2 nam nên số học sinh nữ gồm 1 hoặc 2 hoặc 3 nên ta có các trường hợp sau:
* Trường hợp 1: chọn 1 nữ và 4 nam.
+) Số cách chọn 1 nữ: 5 cách
+) Số cách chọn 2 nam làm đội trưởng và đội phó:
+) Số cách chọn 2 nam còn lại:
Suy ra có cách chọn cho trường hợp này.
* Trường hợp 2: Chọn 2 nữ và 3 nam.
+) Số cách chọn 2 nữ: cách.
+) Số cách chọn 2 nam làm đội trưởng và đội phó: cách.
+) Số cách chọn 1 còn lại: 13 cách.
Suy ra có; cách chọn cho trường hợp này.
* Trường hợp 3: Chọn 3 nữ và 2 nam.
+) Số cách chọn 3 nữ : cách.
+) Số cách chọn 2 làm đội trưởng và đội phó: cách.
Suy ra có cách chọn cho trường hợp 3.
Vậy có cách.
Chọn D.
Câu 18:
Có 7 nhà toán học nam, 4 nhà toán học nữ và 5 nhà vật lý nam.Có bao nhiêu cách lập đoàn công tác gồm 3 người có cả nam và nữ đồng thời có cả toán học và vật lý.
Ta có các khả năng sau
Đoàn công tác gồm: 1 nhà toán học nữ, 1 nhà vật lý và 1 nhà toán học nam
Số cách chọn: cách
Đoàn công tác gồm: 1 nhà toán học nữ, 2 nhà vật lý
Số cách chọn: cách
Đoàn công tác gồm: 2 nhà toán học nữ, 1 nhà vật lý
Số cách chọn: cách
Vậy số cách lập là: 210 cách.
Chọn A.
Câu 19:
Có 15 học sinh lớp A, trong đó có Khánh và 10 học sinh lớp B, trong đó có Oanh. Hỏi có bao nhiêu cách lập một đội tình nguyện gồm 7 học sinh trong đó có 4 học sinh lớp A, 3 học sinh lớp B và trong đó chỉ có một trong hai em Khánh và Oanh.
Ta có các khả năng sau
Đội tình nguyện chỉ có Khánh mà không có Oanh
Số cách chọn chính bằng số cách chọn 3 học sinh từ 14 học sinh lớp A (vì đã chọn Khánh) và 3 học sinh từ 9 (vì đã loại Oanh) học sinh lớp B nên số cách chọn bằng:
Đội tình nguyện chỉ có Oanh mà không có Khánh
Số cách chọn bằng:
Vậy số cách chọn là:
Chọn C.
Câu 20:
Một lớp có 33 học sinh, trong đó có 7 nữ. Cần chia lớp thành 3 tổ, tổ 1 có 10 học sinh, tổ 2 có 11 học sinh, tổ 3 có 12 học sinh sao cho trong mỗi tổ có ít nhất 2 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chia như vậy?
Số cách chia lớp thành 3 tổ thỏa yêu cầu có 3 trường hợp
* TH1: Tổ 1 có 3 nữ, 7 nam có cách chọn
Tổ 2 có 2 nữ, 9 nam có cách chọn
Tổ 3 có 2 nữ, 10 nam có cách chọn
Vậy có cách chia thành 3 tổ trong TH này
* TH2: Tổ 2 có 3 nữ và hai tổ còn lại có 2 nữ, tương tự tính được cách chia.
* TH3: Tổ 3 có 3 nữ và hai tổ còn lại có 2 nữ, tương tự tính được cách chia.
Vậy có tất cả cách chia
Chọn D.
Câu 21:
Cho các chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Từ các chữ số trên có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau thỏa mãn số đó chia hết cho 2 và chữ số 4, 5 phải luôn đứng cạnh nhau?
Ta có .
Với d=4 thì c=5 , chọn a có 7 cách, chọn b có 6 cách nên có 7.6 = 42 số thỏa mãn.
Với d=2:
+) Dạng chọn c có 6 cách nên có 6 số thỏa mãn.
+) Dạng chọn a có 6 cách nên có 6 số thỏa mãn.
+ Dạng đều có 6 số thỏa mãn.
Như vậy, với d = 2 thì có: 6+ 6+ 6+ 6 = 24 sồ thỏa mãn
Tương tự với d=6; d=8 ta đều có 24 số thỏa mãn
Nên có tất cả 42 + 24 + 24 +24 = 114 số thỏa mãn
Chọn B.
Câu 22:
Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số đôi một khác nhau chia hết cho 2 và thỏa mãn điều kiện một trong hai chữ số đầu tiên phải là 7?
Ta xét hai trường hợp sau:
+) TH1 , chọn d có 3 cách, b có 4 cách, c có 3 cách nên có
3.4.3 = 36 số thỏa mãn.
+) TH2.
Với d = 0 thì có 4 cách chọn a, c có 3 cách nên có 4.3 = 12 số thỏa mãn.
Với d ≠ 0, chọn d có 2 cách, a có 3 cách, c có 3 cách nên có 2.3.3 = 18 số thỏa mãn.
Tóm lại có tất cả 36 + 12 + 18 = 66 số thỏa mãn.
Chọn D,
Câu 23:
Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 8 lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau, chia hết cho 3 và 5?
*Trường hợp 1: Chữ số cuối cùng bằng 0, các khả năng với 2 chữ số là
(1;2); (1;8); (4;5); (1;5); (2;4); (4;8).
Mỗi bộ số tạo ra 2 số thỏa mãn đầu bài.
Nên có : 2. 6 = 12 số thỏa mãn trong trường hợp này
* Trường hợp 2: Chữ số cuối cùng bằng 5, các khả năng xảy ra với 2 chữ số là
(1;0);(4;0);(1;3); (2;8);(3;4).
+ Với mỗi bộ số (1; 3); (2; 8); ( 3; 4) sẽ tạo ra 2 số thỏa mãn
+ Với mỗi bộ số (1; 0); (4; 0) tạo ra 1 số thỏa mãn
Như vậy có tất cả: 12 + 3.2 + 2 = 20 số.
Chọn B.
Câu 24:
Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 8 lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau, chia hết cho 2 và 3?
+ Trường hợp 1: Chữ số cuối cùng bằng 0.
các cặp số có thể xảy ra là (1;2),(1;5),(1;8),(2;4),(4;5),(4;8).
Mỗi bộ số tạo ra 2 số thỏa mãn
Trường hợp này có 2!.6=12 số.
+ Trường hợp 2: Chữ số cuối bằng 2
ta có các bộ (1;0),(4;0),(1; 3),(3;4),(5;8),
Mỗi bộ số ( 1; 3); (3; 4); ( 5; 8) tạo ra 2 số thỏa mãn
Mỗi bộ số ( 1; 0); ( 4; 0) tạo ra 1 số thỏa mãn ,
Như vậy , trong trường hợp này có tất cả: 2.3+2=8 số.
+ Trường hợp 3: Chữ số cuối bằng 4
Ta có các bộ (2;0),(2; 3),(3;5),(3;8)
Mỗi bộ (2; 3); (3; 5) ; (3; 8) tạo ra 2 số thỏa mãn
Bộ (2; 0) tạo ra 1 số thỏa mãn
Trường hợp này có : 2.3+1=7 số.
+ Trường hợp 4. Chữ số cuối bằng 8
ta có các bộ (0;1),(0;4),(1; 3),(2;5),(3;4)
Mỗi bộ ( 1; 3); ( 2; 5); (3; 4) tạo ra 2 số thỏa mãn
Mỗi bộ (0; 1); (0; 4) tạo ra 1 số thỏa mãn.
Trường hợp này có: 2.3+2=8 số.
Kết hợp lại ta có 12+8+7+8= 35 số.
Chọn C
Câu 25:
Có bao nhiêu số nguyên dương không vượt quá 1000 mà chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5?
Số chia hết cho 3 có dạng 3a ta có 0 < 3a ≤ 1000 ⇔ 0 < a < 333,3
Mà a nguyên nên có 333 số thỏa mãn
Số chia hết cho 5 có dạng 5b ta có 0 < 5b ≤ 1000 ⇔ 0 < b 200
nên có 200 số thỏa mãn
Số chia hết cho cả 3 và 5 có dạng 15c ta có 0 < 15c ≤ 1000 ⇔ 0 < c < 66,6
nên có 66 số thỏa mãn
Do đó số các số thỏa mãn đề bài là 333 + 200 – 66 = 467.
Chọn D.