IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 4)

  • 4304 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Viết phương trình phản ứng theo yêu cầu:

a) Chứng minh: Amoniac có tính khử và dung dịch amoniac có tính bazơ.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Amoniac thể hiện tính khử khi tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa - Amoniac thể hiện tính bazơ khi tác dụng với axit, dung dịch muối.

Giải chi tiết:

- Amoniac có tính khử: 4NH3+3O2to2N2+6H2O

- Dung dịch amoniac có tính bazơ: 3NH3+3H2O+AlCl3Al(OH)3+3NH4Cl


Câu 2:

b) Cho dung dịch KOH, HNO3 lần lượt tác dụng với Zn(OH)2, KHCO3.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Viết phương trình phản ứng hóa học.

Giải chi tiết:

2KOH+Zn(OH)2K2ZnO2+2H2O

KOH+KHCO3K2CO3+H2O

2HNO3+Zn(OH)2Zn(NO3)2+2H2O

HNO3+KHCO3KNO3+CO2+H2O


Câu 3:

c) Nhiệt phân các muối: NH4NO2, AgNO3, KHCO3, CaCO3.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về phản ứng nhiệt phân muối cacbonat và muối nitrat.

Giải chi tiết:

NH4NO2t°N2+2H2O

2AgNO3t°2Ag+2NO2+O2

2KHCO3t°K2CO3+CO2+H2O

CaCO3t°CaO+CO2


Câu 4:

Bằng phương pháp hóa học, trình bày cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:

NH4Cl, KNO3, Na2CO3, Na3PO4

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Dùng quỳ tím nhận biết được NH4Cl và KNO3

- Dùng dung dịch HCl nhận biết 2 chất còn lại.

Giải chi tiết:

- Trích một lượng nhỏ vừa đủ phản ứng các mẫu nhận biết vào ống nghiệm

- Nhúng quỳ tím vào các ống nghiệm đựng mẫu nhận biết

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: NH4Cl

+ Quỳ tím không đổi màu: KNO3

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: Na2CO3 và Na3PO4

- Nhỏ dung dịch HCl vào 2 ống nghiệm làm xanh giấy quỳ tím

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra: Na2CO3

+ Không có hiện tượng: Na3PO4

PTHH: Na2CO3+2HCl2NaCl+CO2+H2O


Câu 5:

Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO bằng lượng đủ khí CO ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp kim loại Fe, Cu và khí X.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Xem đáp án

a.

Phương pháp giải:

Khí CO khử oxit kim loại thành kim loại và khí cacbonic

Giải chi tiết:

Phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3+3COt°2Fe+3CO2

CuO+COt°Cu+CO2


Câu 6:

b) Dẫn từ từ và đến dư khí X vào dung dịch Ca(OH)2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Xem đáp án

b.

Phương pháp giải:

Khí CO2 phản ứng với dung dịch kiềm tạo muối trung hòa Sau đó khí CO­2 dư phản ứng với dung dịch muối trung hòa thu được muối axit

Giải chi tiết:

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa tăng dần đến cực đại thì dần dần bị hòa tan, thu được dung dịch không màu.

- Phương trình phản ứng hóa học:

CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O

CO2+H2O+CaCO3Ca(HCO3)2


Câu 7:

Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào lượng vừa đủ dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí NO ở đktc (là sản phẩm khử duy nhất).

a) Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp.

Xem đáp án

a.

Phương pháp giải:

- Gọi số mol của Cu và Fe lần lượt là x và y mol - Lập phương trình khối lượng hỗn hợp - Áp dụng bảo toàn electron - Lập hệ phương trình, giải ra số mol của Cu và Fe - Tính khối lượng Cu

Giải chi tiết:

nO=4,4822,4=0,2mol

Gọi số mol của Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu là x và y

mhh=mCu+mFe64x+56y=15,21

Quá trình trao đổi electron:

Cu0Cu2++2e                         N+5+3eN+2

Fe0Fe3++3e

Áp dụng bảo toàn electron: 2nCu+3nFe=3nNO

→ 2x + 3y = 3.0,2→ 2x + 3y = 0,6 (2)

Từ (1) và (2) suy ra  x = 0,15 và y = 0,1

Vậy mCu = 0,15.64 = 9,6 gam


Câu 8:

b) Cô cạn dung dịch X thu được muối khan Y. Nhiệt phân hoàn toàn Y thu được chất rắn Z. Tính khối lượng Z.
Xem đáp án

b.

Phương pháp giải:

- Viết PTHH - Tính số mol CuO theo số mol của Cu(NO3)2, tính được khối lượng của CuO - Tính số mol Fe2O3 theo số mol của Fe(NO3)3, tính khối lượng của Fe2O3 - Kết luận khối lượng của Z.

Giải chi tiết:

Muối khan Y bao gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3

Nhiệt phân Y:

Cu(NO3)2t0CuO+2NO2+12O2

2Fe(NO3)3t0Fe2O3+6NO2+32O2

Vậy Z bao gồm CuO và Fe2O3

nCuO=nCu(NO3)2=0,15molmCuO=0,15.80=12gam

nFe2O3=12nFe(NO3)3=0,05molmFe2O3=0,05.160=8gam

Vậy mZ = 12 + 8 = 20 gam


Câu 9:

Đốt cháy hết 18 gam chất hữu cơ A thu được 10,8 gam nước và 13,44 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử của A, biết tỷ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,875.
Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Tính số mol H2O, suy ra số mol H, tính khối lượng H

- Tính số mol CO2, suy ra số mol C, tính khối lượng C

- Tính tổng khối lượng C và H, so sánh với khối lượng A, kết luận A có oxi hay không

- Tính khối lượng O, suy ra số mol O

- Gọi công thức của A là CxHyOz, lập tỷ lệ về số mol C, H, O, rút ra công thức đơn giản nhất của A

- Từ tỷ khối của A so với oxi, tính phân tử khối của A

- Kết luận công thức phân tử của A.

Giải chi tiết:

nH2O=10,818=0,6molnH=2nH2O=2.0,6=1,2molmH=1.1,2=1,2gam

nCO2=13,4422,4=0,6molnC=nCO2=0,6molmC=12.0,6=7,2gam

Ta thấy: mC + mH = 7,2 + 1,2 = 8,4 < mA

→ trong A còn chứa nguyên tố O.

mO=mAmCmH=187,21,2=9,6gamnO=9,616=0,6mol

Gọi công thức phân tử của A là CxHyOz

x:y:z=nC:nH:nO=0,6:1,2:0,6=1:2:1

Vậy công thức đơn giản nhất của A là CH2O

Mà dA/O2=1,875MAMO2=1,875MA=1,875.32=60

→ (12.1 + 1.2 + 16.1).n = 60 → n = 2

Vậy công thức phân tử của A là C2H4O2


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương