IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 24)

  • 4029 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

HCl là một axit mạnh, điện li hoàn toàn.

pH = -log[H+]

Giải chi tiết:

HCl là một axit mạnh, điện li hoàn toàn:

HCl → H+ + Cl-

→ [H+] = CM HCl = 0,01M

→ pH = -log[H+] = -log(0,01) = 2


Câu 2:

Ruột bút chì được sản xuất từ:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ruột bút chì được sản xuất từ than chì.


Câu 3:

Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của P2O5.

Ngoài ra, HS ghi nhớ thêm:

Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % của N.

Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của K2O.

Giải chi tiết:

Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của P2O5.


Câu 4:

Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg2+; 0,03 mol Na+; 0,03 mol Cl- và y mol SO42-. Giá trị của y là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch Y.

Giải chi tiết:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch Y ta có:

2nMg2+ + nNa+ = nCl- + 2nSO42- => 2.0,02 + 0,03 = 0,03 + 2.y

=> y = 0,02


Câu 5:

Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng phản ứng
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế CO bằng phản ứng:

HCOOH H2SO4,to CO + H2O


Câu 6:

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Axit mạnh khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion.

Giải chi tiết:

HNO3 khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion:

HNO3 → H+ + NO3-

0,1M 0,1M 0,1M

=> [H+] = [NO3-] = 0,1M


Câu 7:

Cho m gam hỗn hợp G gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4 : 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch T. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch T thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ phần trăm của Al(NO3)3 trong T gần nhất với
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Phương pháp đường chéo, bảo toàn e, bảo toàn nguyên tố.

Giải chi tiết:

Khi thêm O2 vừa đủ vào Y thu được các khí NO2, N2O, N2. Dẫn qua dung dịch KOH dư thì NO2 bị hấp thụ khí còn lại là N2O và N2.

=> nNO = nNO2 = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol

Áp dụng đường chéo cho hỗn hợp Z:

Cho m gam hỗn hợp G gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4 : 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại (ảnh 1)

Mà nN2O + nN2 = nZ = 0,2 mol => nN2O = 0,15 và nN2 = 0,05

Đặt: nMg = 4x và nAl = 5x (mol) => nMg(OH)2 = 4x và mAl(OH)3 = 5x

m kết tủa max = mKL + mOH- => m + 39,1 = m + 17(4x.2 + 5x.3) => x = 0,1

=> nMg = 0,4 mol và nAl = 0,5 mol

Ta thấy: 2nMg + 3nAl > 3nNO + 8nN2O + 10nN2 => Có tạo muối NH4NO3

Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3

=> 2.0,4 + 3.0,5 = 3.0,1 + 8.0,15 + 10.0,05 + 8nNH4NO3

=> nNH4NO3 = 0,0375 mol

Công thức tính nhanh: nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 = 2,875 mol

=> nHNO3 bđ = 2,875 + 2,875.(20/100) = 3,45 mol

=> m dd HNO3 = 3,45.63.(100/20) = 1086,75 gam

m dd sau pư = mMg + mAl + m dd HNO3 – mNO – mN2O – mN2

 = 0,4.24 + 0,5.27 + 1086,75 – 0,1.30 – 0,15.44 – 0,05.28 = 1098,85 gam

Ta có: nAl(NO3)3 = nAl = 0,5 mol

→ %mAl = (0,5.213/1098,85).100% = 9,69% gần nhất với 9,7%


Câu 8:

Hấp thụ hết 0,1 mol CO2 vào dung dịch có chứa 0,08 mol NaOH và 0,1 mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đến khi thoát ra 0,08 mol khí CO2 thì thấy hết x mol HCl. Giá trị của x là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Giả sử hấp thụ CO2 vào dung dịch NaOH và Na2CO3 thu được CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)

BTNT “C”: nCO2 + nNa2CO3 = nCO3 2- + nHCO3- => (1)

BTĐT: nNa+ = 2nCO32- + nHCO3- => (2)

Giải (1) và (2) thu được a và b

*Nhỏ từ từ HCl vào dd X (CO32- và HCO3-)

Thứ tự phản ứng:

H+ + CO32- → HCO3-

H+ + HCO3- → H2O + CO2

Giải chi tiết:

Giả sử hấp thụ CO2 vào dung dịch NaOH và Na2CO3 thu được CO32- (a mol) và HCO3- (b mol)

BTNT “C”: nCO2 + nNa2CO3 = nCO3 2- + nHCO3- => a + b = 0,1 + 0,1 => a + b = 0,2 (1)

BTĐT: nNa+ = 2nCO32- + nHCO3- => 2a + b = 0,08 + 2.0,1 => 2a + b = 0,28 (2)

Giải (1) và (2) thu được a = 0,08 và b = 0,12 mol

*Nhỏ từ từ HCl vào dd X (0,08 mol CO32- và 0,12 mol HCO3-)

Thứ tự phản ứng:

H+ + CO32- → HCO3-

0,08← 0,08

H+ + HCO3- → H2O + CO2

0,08 ← 0,08

=> nHCl = 0,08 + 0,08 = 0,16 mol


Câu 9:

Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau.

a) NaOH + HCl
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cách chuyển đổi từ phương trình dạng phân tử sang phương trình dạng ion rút gọn:

- Bước 1: Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan và điện li mạnh thành ion. Giữ nguyên các chất khí, kết tủa hay chất điện li yếu.

- Bước 2: Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng thu được phương trình ion rút gọn.

Giải chi tiết:

a)

Phương trình phân tử: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Phương trình ion rút gọn: OH- + H+ → H2O


Câu 10:

b) Na2CO3 + Ca(NO3)2
Xem đáp án

b)

Phương trình phân tử: Na2CO3 + Ca(NO3)2 → CaCO3↓ + 2NaNO3

Phương trình ion rút gọn: Ca2+ + CO32- → CaCO3


Câu 11:

c) CuSO4 + NaOH
Xem đáp án

c)

Phương trình phân tử: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Phương trình ion rút gọn: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2


Câu 12:

d) Al(OH)3 + NaOH

Xem đáp án

d)

Phương trình phân tử: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Phương trình ion rút gọn: Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O


Câu 13:

Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:

Tính tỉ lệ: nOHnCO2(*)

+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32-

+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3-

+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO3-

Giải chi tiết:

nCO2 = 0,224 : 22,4 = 0,01 mol; nKOH = 0,1.0,2 = 0,02 mol

nKOH : nCO2 = 0,02 : 0,01 = 2 => Chỉ tạo muối K2CO3

PTHH: CO2 + 2KOH → K2CO3

 0,01 0,02 0,01

Dung dịch tạo thành có chứa K2CO3 => mK2CO3 = 0,01.138 = 1,38 gam


Câu 14:

Khi hòa tan 35,2 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 2,0 lít dung dịch HNO3 1,0M (loãng) thấy thoát ra 4,48 lít NO (đktc).

a) Xác định hàm lượng phần trăm của CuO trong hỗn hợp.

b) Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và axit HNO3 của dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích của dung dịch không thay đổi.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

a)

Bảo toàn e ta có: 2nCu = 3nNO => nCu

=> mCuO = m hỗn hợp – mCu

 => %mCuO

b)

BTNT “Cu”: nCu(NO3)2 = nCu + nCuO

BTNT “N”: nHNO3 dư = nHNO3 bđ – 2nCu(NO3)2 – nNO

Giải chi tiết:

a) nHNO3 = 2 mol; nNO = 0,2 mol

Bảo toàn e ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,2 = 0,3 mol

=> mCuO = m hỗn hợp – mCu = 35,2 – 0,3.64 = 16 gam => nCuO = 16 : 80 = 0,2 mol

 => %mCuO = (16 : 35,2).100% = 45,45%

b)

BTNT “Cu”: nCu(NO3)2 = nCu + nCuO = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol

BTNT “N”: nHNO3 dư = nHNO3 bđ – 2nCu(NO3)2 – nNO = 2 – 2.0,5 – 0,2 = 0,8 mol

=> CM Cu(NO3)2 = 0,5 : 2 = 0,25M

=> CM HNO3 = 0,8 : 2 = 0,4M


Câu 15:

Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau:

Quặng photphorit 1200°CSiO2,CPO2,t°P2O5H2OH3PO4

Biết hiệu suất chung của cả quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 là bao nhiêu?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Tính theo sơ đồ: Ca3PO421200°CSiO2,CPO2,t°P2O5H2O2H3PO4

Giải chi tiết:

Ta có sơ đồ sau:

Ca3PO421200°CSiO2,CPO2,t°P2O5H2O2H3PO4

Lượng quặng photphorit cần dùng là: m = 1.(49/100):98:2.310.(100/90).(100/73) = 1,18 tấn


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương