IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 7)

  • 4291 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có) NaNO3 (1)-> O2 (2)-> SiO2 (3)-> Si (4)-> H2 (ảnh 1)
Xem đáp án

(1) NaNO3t0NaNO2+12O2

(2) O2+Sit0SiO2

(3) SiO2+2MgSi+2MgO

(4) Si+2NaOH+H2ONa2SiO3+2H2

(5) 5O2+4Pt02P2O5

(6) P2O5+3H2OH3PO4

(7) H3PO4+NaOHNaH2PO4+H2O

(8) NaH2PO4+NaOHNa2HPO4+H2O


Câu 2:

Phân biệt các dung dịch sau (không dùng quỳ tím):

Na2CO3, NH4Cl, Na2SiO3, Na3PO4

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Sử dụng dung dịch NaOH, nhận biết được dung dịch NH4Cl

- Sử dụng axit HCl nhận biết được các chất còn lại

Giải chi tiết:

- Trích các mẫu nhận biết vào các ống nghiệm.

- Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào các ống nghiệm

+ Xuất hiện khí không màu, mùi khai: NH4Cl

+ Không có hiện tượng: Na2CO3, Na2SiO3, Na3PO4

PTHH: NH4Cl+NaOHNaCl+NH3+H2O

- Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào các ống nghiệm chưa được nhận biết

+ Có khí không màu thoát ra: Na2CO3

+ Xuất hiện kết tủa keo: Na2SiO3

+ Không có hiện tượng: Na3PO4

PTHH:

Na2CO3+2HCl2NaCl+CO2+H2O

Na2SiO3+2HCl2NaCl+H2SiO3


Câu 3:

Giải thích vì sao không dùng bình chữa cháy chứa khí CO2 để dập tắc các đám cháy than hay kim loại đứng trước Zn?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kim loại có tính khử mạnh như Mg, Al,… có thể cháy được trong khí CO2.

Giải chi tiết:

Kim loại có tính khử mạnh (thí dụ Mg, Al,…) có thể cháy được trong khí CO2:

CO2+2Mgt02MgO+C

Vì vậy, người ta không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.


Câu 4:

Muối A thường được dùng để làm xốp bánh. Cho biết công thức hóa học của muối A và giải thích lí do.
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Trong thực tế, người ta thường dùng muối NH4HCO3 để làm xốp bánh.

Giải chi tiết:

Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường giải phóng khí NH3 và khí CO2, khi đun nóng phản ứng xảy ra nhanh hơn

(NH4)2CO3NH3+NH4HCO3

NH4HCO3NH3+CO2+H2O

Trong thực tế, người ta thường dùng muối NH4HCO3 để làm xốp bánh.


Câu 5:

Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào 150 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4%. Tính nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng.
Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Tính số mol CO2 và Ca(OH)2

- Xét tỷ lệ 2nCa(OH)2nCO2  và kết luận muối sinh ra

- Viết PTHH, đặt ẩn

- Lập phương trình số mol CO2 (*)

- Lập phương trình số mol Ca(OH)2 (**)

- Từ (*) và (**) tìm ra số mol mỗi muối

- Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

- Tính nồng độ phần trăm muối tan trong dung dịch.

Giải chi tiết:

nCO2=5,622,4=0,25mol

mCa(OH)2=150.7,4%100%=11,1gamnCa(OH)2=11,174=0,15mol

nOH=2nCa(OH)2=2.0,15=0,3mol

Ta có: 1<nOHnCO2=0,30,25=1,2<2  phản ứng tạo 2 muối HCO3  và CO32

2CO2+Ca(OH)2Ca(HCO3)2 (1)

   2x  ← x       →            x

CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O (2)

  y  ←    y        →     y

Gọi số mol của Ca(OH)2 trong phương trình (1) và (2) lần lượt là x và y

→ x + y = 0,15 (*)

Theo phương trình (1) và (2) ta có số mol CO2 lần lượt là 2x và y mol

→ 2x + y = 0,25 (**)

Từ (*) và (**) → x = 0,1 và y = 0,05

Ta có: mdd spumCO2+mdd  Ca(OH)2mCaCO3=0,25.44+1500,05.100=156gam

C%Ca(HCO3)2=0,1.162156.100%=10,38%


Câu 6:

Metyl salixylat là hợp chất được dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam metyl salixylat rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4 đặc (1) và bình nước vôi trong (2) thấy bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) tăng 17,6 gam. Tìm công thức đơn giản nhất của metyl salixylat.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Khối lượng bình 1 tăng chính là khối lượng của nước, suy ra số mol nước và số mol H - Khối lượng bình 2 tăng là khối lượng của CO2, suy ra số mol CO2 và số mol C - Tính tổng khối lượng C và H, so sánh với khối lượng của metyl salixylat, kết luận có O hay không - Gọi công thức phân tử của metyl salixylat là CxHyOz x:y:z=nC:nH:nO  - Kết luận 

Giải chi tiết:

Ta có: mbình 1 tăng = mnước mH2O=3,6gamnH2O=3,618=0,2mol

nH=2nH2O=2.0,2=0,4molmH=1.0,4=0,4gam

Ta có: mbình 2 tăng = mCO2 mCO2=17,6gamnCO2=17,644=0,4mol

nC=nCO2=0,4molmC=12.0,4=4,8gam

Vì mC + mH = 4,8 + 0,4 = 5,2 < mmetyl salixylat → trong metyl salixylat có O

mO=mmetyl  salixylatmCmH=7,64,80,4=2,4gamnO=2,416=0,15mol

Gọi công thức phân tử của metyl salixylat là CxHyOz

x:y:z=nC:nH:nO=0,4:0,4:0,15=8:8:3

Vậy công thức đơn giản nhất của metyl salixylat là C8H8O3.


Câu 7:

Xác định công thức phân tử biết khi hóa hơi 11,4 gam metyl salixylat thì thu được thể tích đúng bằng thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo cùng điều kiện).

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Tính số mol O2

- Vì thể tích của metyl salixylat bằng thể tích của oxi nên số mol của chúng bằng nhau - Tính phân tử khối của metyl salixylat

- Kết luận.

Giải chi tiết:

nO2=2,432=0,075mol

Vì thể tích của metyl salixylat bằng thể tích oxi nên nmetyl  salixylat=nO2=0,075mol

Mmetyl  salixylat=11,40,075=152(8.12+8.1+3.16)n=152

n=1

Vậy công thức phân tử của metyl salixylat là C8H8O3.


Câu 8:

Nung 37,6 gam Cu(NO3)2 một thời gian thu được 26,8 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào 500 ml nước thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Gọi số mol O2 là x, suy ra số mol của NO­2 theo số mol O2

- Áp dụng bảo toàn khối lượng, tìm ra số mol O2

- Viết phương trình phản ứng của hỗn hợp X với nước

- Tính số mol HNO3 theo số mol O2

- Tính số mol H+

- Tính nồng độ H+

- Tính pH của dung dịch thu được.

Giải chi tiết:

PTHH: Cu(NO3)2t0CuO+2NO2+12O2

Gọi số mol O2 là x → số mol của NO2 là 4x

Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng: mCu(NO3)2=mran+mNO2+mO2

37,6=26,8+46.4x+32xx=0,05

Dẫn hỗn hợp khí X vào nước ta có phương trình: 2NO2+12O2+H2O2HNO3

Theo phương trình, nHNO3=4nO2=4.0,05=0,2mol

nH+=nHNO3=0,2mol[H+]=0,20,5=0,4M

pH=log[H+]=log0,4=0,398


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương