Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 22)

  • 4012 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia trong phản ứng sau là:

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O↑ + H2O

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng eletron.

Giải chi tiết:

x4Mg02eMg+2x12 N+5+8e2 N+1

4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + N2O↑ + 5H2O

Tổng hệ số các chất tham gia là: 4 + 10 = 14


Câu 2:

Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Chất điện li mạnh phân li hoàn toàn ta sử dụng mũi tên một chiều

Chất điện li yếu phân li không hoàn toàn ta sử dụng mũi tên hai chiều

Giải chi tiết:

A sai vì H2SO3 là chất điện li yếu, phải sử dụng mũi tên hai chiều

B đúng vì Na2S là chất điện li mạnh

C sai. H2CO H2O + CO2

D sai vì H2SO4 là 1 axit mạnh, phải sử dụng mũi tên một chiều


Câu 3:

Kết luận nào sau đây không đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

A, B, C đúng

D sai vì chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion


Câu 4:

Axit HNO3 là một axit
Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 5:

Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

CH3COOH là một chất điện li yếu do đó khi hòa tan vào nước không phân li hoàn toàn thành ion.

Giải chi tiết:

CH3COOH là một chất điện li yếu do đó khi hòa tan vào nước không phân li hoàn toàn thành ion.

=> [H+] < 0,1M


Câu 7:

Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat kim loại, muối cacbua, muối xianua, ...)

Giải chi tiết:

CH4 là một hợp chất hữu cơ


Câu 9:

Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(b) Sục khí F2 vào nước.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.

(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.

(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.

(h) C + H2O(hơi) ở nhiệt độ cao.

(i) Nung Cu(NO3)2.

(k) Dẫn CO qua FeO nung nóng.

Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Viết PTHH

Chú ý: Đơn chất là các chất được tạo nên từ một nguyên tố.

Giải chi tiết:

(a) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O => tạo đơn chất S

(b) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 => tạo đơn chất O2

(c) 2KMnO4 + 16HCl đặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O => tạo đơn chất Cl2

(d) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

      CO2 + NaOH → NaHCO3

=> không tạo đơn chất

(e) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2 => tạo đơn chất H2

(g) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2 => không tạo đơn chất

(h) C + H2O → CO + H2

      C + 2H2O → CO2 + 2H2

=> tạo đơn chất H2

(i) 2Cu(NO3)2 to 2CuO + 4NO2 + O2 => tạo đơn chất O2

(k) CO + FeO to Fe + CO2 => tạo đơn chất Fe

Vậy các phản ứng sinh ra đơn chất là: a, b, c, e, h, i, k


Câu 10:

Khí CO không khử được chất nào sau đây ở nhiệt độ cao:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

CO chỉ khử được những oxit của KL đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học:

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Giải chi tiết:

CO không khử được CaO


Câu 11:

Khử hoàn toàn 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và một oxit sắt bằng CO thu được 10,32 gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Thể tích CO (đktc) đã dùng cho quá trình trên là:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Oxit + CO → KL + CO2

Đặt nCO = nCO2 = x mol

BTKL: m oxit + mCO = mKL + mCO2 => x = ? => VCO

Giải chi tiết:

Oxit + CO → KL + CO2

Đặt nCO = nCO2 = x mol

BTKL: m oxit + mCO = mKL + mCO2

→ 14 + 28x = 10,32 + 44x 

→  x = 0,23 mol

→ VCO = 0,23.22,4 = 5,152 lít


Câu 12:

Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là NH4HCO3 vì ở nhiệt độ cao muối này bị phân hủy hoàn toàn thành khí:

NH4HCO3 to NH3 + CO2 + H2O


Câu 13:

Cho các chất: nhôm cacbua (Al4C3), axetilen (C2H2), natri cacbonat (Na2CO3), đường saccarozơ (C12H22O11), PVC ([C2H3Cl]n). Số chất không phải là hợp chất hữu cơ là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat kim loại, muối cacbua, hợp chất xianua, ...)

Giải chi tiết:

Các hợp chất không phải hợp chất hữu cơ là: nhôm cacbua (Al4C3), natri cacbonat (Na2CO3).


Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hợp chất hữu cơ M bằng vừa đủ 105 ml khí oxi, sản phẩm cháy thu được gồm 80 ml khí CO2, 90 ml hơi H2O, 10 ml N2. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ. Công thức phân tử của M là (cho nguyên tử khối của các nguyên tố C = 12; H=1; O = 16; N = 14)
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố

Giải chi tiết:

Tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol

Giả sử đốt 2 mol M bằng 10,5 mol O2 (vừa đủ) thu được 8 mol CO2, 9 mol H2O và 1 mol N2

Bảo toàn nguyên tố:

nC = nCO2 = 8 mol

nH = 2nH2O = 18 mol

nN = 2nN2 = 2 mol

nO = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.8 + 9 – 2.10,5 = 4 mol

Số C = nC : nM = 8 : 2 = 4

Số H = nH ; nM = 18 : 2 = 9

Số O = nO : nM = 4 : 2 = 2

Số N = nN : nM = 2 : 2 = 1

Vậy công thức phân tử của M là C4H9O2N


Câu 15:

Thành phần của dung dịch NH3 gồm:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Viết phương trình điện li của NHtrong nước

Giải chi tiết:

NH3+H2NH4++OH

Như vậy dung dịch NH3 gồm: NH4+, OH-, NH3 và H2O


Câu 16:

Dung dịch BaCl2 2M có nồng độ mol/l của anion là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố

Giải chi tiết:

Theo định luật bảo toàn nguyên tố: nCl- = 2nBaCl2

Mặt khác BaCl2 là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn thành các ion => [Cl-] = 2.CM dd BaCl2 = 4M


Câu 17:

Ở nhiệt độ thường, nitơ phản ứng được với:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của N2

Giải chi tiết:

Ở nhiệt độ thường, N2 phản ứng được với Li

N2 + 6Li → 2Li3N


Câu 18:

Phát biểu nào dưới đây không đúng:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lý và hóa học của NH3.

Giải chi tiết:

C sai vì NH3 là chất có mùi khai


Câu 19:

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Tính tỉ lệ: a=nOHnCO2

+ a ≥ 2 => chỉ tạo muối CO32-

+ 1 < a < 2 => tạo muối CO32- và HCO3-

+ a ≤ 1 => chỉ tạo muối HCO3-

Giải chi tiết:

nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,15 + 2.0,1 = 0,35 mol; nCO2 = 0,15 mol

nOHnCO2=0,350,15=2,33>2 => OH- dư, chỉ tạo muối CO32-

*BTNT "C": nCO3 2- = nCO2 = 0,15 mol

So sánh thấy: nBa2+ < nCO32- => Ba2+ hết, CO32-

=> nBaCO3 = nBa2+ = 0,1 mol

=> m BaCO3 = 0,1.197 = 19,7 gam


Câu 20:

Cacbon phản ứng với tất cả các chất nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của C

Giải chi tiết:

B loại Na2O

C loại NH4Cl, KOH, AgNO3

D loại Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3


Câu 21:

Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau đều tạo ra sản phẩm đều là chất khí?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

A. CO2(k) + 2NaOH(dd) → Na2CO3(dd) + H2O

     CO2(k) + NaOH(dd) → NaHCO3(dd)

B. C(r) + 4HNO3 đặc to CO2(k) + 4NO2(k) + 2H2O(h)

C. CO(k) + Fe2O3(r) to Fe(r) + CO2(k)

D. C(r) + 2CuO(r) to 2Cu(r) + CO2(k)


Câu 22:

Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế N2 bằng phản ứng:

NH4Cl + NaNO2 to  N2 + NaCl + 2H2O

Giải chi tiết:

NH4Cl + NaNO2 to  N2 + NaCl + 2H2O

Theo PTHH: nNaNO2 = nN2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol

=> mNaNO2 = 0,3.69 = 20,7 gam


Câu 23:

Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH

Giải chi tiết:

PTHH: 2NH3+ 3CuO to 3Cu + N2 + 3H2O

Bđ:          0,1          0,4

Pư:          0,1 →   0,15    →              0,05                (mol)

nY = nN2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít


Câu 24:

Cho từ từ khí CO đi qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí thoát ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư tạo thành 1 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500 ml dung dịch HNO3 0,16M thu được V1 lít khí NO và còn một phần kim loại chưa tan. Thêm tiếp vào cốc 760 ml dung dịch HCl 2/3 M, sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V2 gần nhất với giá trị nào sau đây
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

nCuO bđ = 3,2:80 = 0,04 mol

Giải chi tiết:

*Phản ứng CuO +CO:

nCuO bđ = 3,2:80 = 0,04 mol

nCO2 = nCaCO3 = 1:100 = 0,01 mol

CuO + CO to  Cu    +  CO2

0,01dư 0,03      ←    0,01 ← 0,01 mol

Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu (0,01 mol) và CuO dư (0,03 mol)

*Phản ứng chất rắn + HNO3:

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

0,03→ 0,06còn 0,02

3Cu                + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

0,0075còn 0,0025←0,02

Phần kim loại chưa tan là Cu (0,0025 mol)

*Phản ứng hòa tan kim loại chưa tan:

3Cu + 8H+ + NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,0025                  →               1/600 mol

=> V2 = 1/600.22,4 = 0,037 lít


Câu 25:

Cho m gam hỗn hợp X (gồm Mg, Al, Zn và Cu) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm N2, NO, N2O và NO2, trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

HS ghi nhớ công thức tính nhanh số mol HNO3 đã phản ứng:

nHNO3 = 12nN2 + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O = 12x + 2x + 4y + 10z = 14x + 4y +10z (*)

Giải chi tiết:

Mg,Al,Zn,Cu+HNO30,5  molN2:xNO2:xNO:yN2O:z

nHNO3 = 12nN2 + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O = 12x + 2x + 4y + 10z = 14x + 4y +10z (*)

*nZ = 2x + y + z = 0,5 mol (1)

*mZ = nZ.MZ => 28x + 44x + 30y + 44z = 0,5.8,9.4 => 74x + 30y + 44z = 17,8 (2)

37(1)627(2)14x+4y+10z=3,2 (**)

(*) và (**) => nHNO3 = 3,2 mol


Câu 26:

Cho 200 ml dung dịch HNO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,3M được 400 ml dung dịch X có pH = a. Cô cạn dung dịch X được 7,66 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Nếu H+ dư thì dung dịch sau phản ứng gồm NaNO3 (0,04 mol) và KNO3 (0,06 mol) (vì HNO3 bị bay hơi khi cô cạn).

=> m chất rắn = 0,04.85 + 0,06.101 = 9,46 gam ≠ 7,66 gam

Vậy OH-

Dung dịch sau phản ứng gồm:

Na+: 0,04 mol

K+: 0,06 mol

NO3-: x

OH- dư: y

*m chất rắn = 7,66 gam => 62x + 17y + 0,04.23 + 0,06.39 = 7,66 hay 62x + 17y = 4,4 (1)

*BTĐT: nNa+ + nK+ = nNO3- + nOH- => x + y = 0,1 (2)

Giải (1) và (2) => x, y

=> [OH-] => pOH => pH


Câu 27:

Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất CH2O và có tỉ khối so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là (cho nguyên tử khối của các nguyên tố C = 12; H=1; O = 16)
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

CTPT của X có dạng (CH2O)n. Dựa vào tỉ khối tìm được giá trị của n.

Giải chi tiết:

CTPT của X có dạng (CH2O)n

dX/H2 = 30 => MX = 60

=> 30n = 60 => n = 2

=> CTPT của X là C2H4O2


Câu 29:

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Chất điện li mạnh gồm có các axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.

Giải chi tiết:

HCl là chất điện li mạnh


Câu 30:

Muối amoni là chất điện li thuộc loại:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Tất cả các muối amoni đều tan nhiều tronng nước và phân li hoàn toàn thành các ion.


Câu 31:

Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Hiện tượng xảy ra là:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Viết PTHH

Giải chi tiết:

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + NH3↑ + H2O

Như vậy hiện tượng là có khí mùi khai bay lên (NH3) và có kết tủa trắng (BaSO4).


Câu 32:

Chất nào sau đây khi tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn được điện?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Những chất khi tan trong nước phân li thành các ion có khả năng dẫn điện

Giải chi tiết:

Muối ăn khi tan trong nước phân li thành các ion nên dung dịch muối ăn có khả năng dẫn điện :

NaCl → Na+  + Cl-


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương