Thứ sáu, 25/04/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Toán Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P2)

  • 9124 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

An và Bình cùng tham gia kì thi THPT QG năm 2018, ngoài thi ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh bắt buộc thì An và Bình đều đăng kí thi thêm đúng hai môn tự chọn khác trong ba môn Vật lí, Hóa học và Sinh học dưới hình thức thi trắc nghiệm để xét tuyển Đại Học. Mỗi môn tự chọn trắc nghiệm có 8 mã đề thi khác nhau, mã đề thi của các môn khác nhau là khác nhau. Tìm xác suất để An và Bình có chung đúng một môn thi tự chọn và chung một mã đề.

Xem đáp án

Đáp án C

Không gian mẫu là cách chọn môn tự chọn và số mã đề thi có thể nhận được của An và Bình.

 An có C32cách chọn hai môn tự chọn, có C81.C81mã đề thi có thể nhận cho hai môn tự chọn của An.

Bình giống An. Nên số phần tử của không gian mẫu là

 

Gọi X là biến cố “An bà Bình có chung đúng một môn thi tự chọn và chung một mã đề”

Số cách chọn môn thi tự chọn của An và Bình là C31.2! = 6 

Trong mỗi cặp để mã đề của An và Bình giống nhau khi An và Bình cùng mã đề của môn chung, với mỗi cặp có cách nhận mã đề của An và Bình là  C81.C81.C81 = 512

Do đó , số kết quả thuận lợ của biến cố X là n(X) = 6.512 = 3072 

Vậy xác suất cần tính là 


Câu 5:

Đội thanh niên xung kích của trường THPT Chuyên Biên Hòa có 12 học sinh gồm 5 học sinh khối 12, 4 học sinh khối 11 và 3 học sinh khối 10. Chọn ngẫu nhiên 4 học sinh để làm nhiệm vụ mỗi buổi sáng. Tính xác suất sao cho 4 học sinh được chọn thuộc không quá 2 khối.

Xem đáp án

Đáp án A.

Chọn 4 học sinh có C124 cách chọn.

Chọn 4 học sinh trong đó 4 học sinh được chọn có cả 3 khối có:

 

Xác xuất để 4 học sinh được chọn có cả 3 khối là P = 270C124 = 611 

Do đó xác suất sao cho 4 học sinh được chọn thuộc không quá 2 khối là 1 - 611 = 511


Câu 6:

Gọi A là tập các số tự nhiên có 6 chữ số đôi một khác nhau được tạo ra từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5. Từ A chọn ngẫu nhiên một số. Tính xác suất để số được chọn có chữ số 3 và chữ số 4 đứng cạnh nhau.

Xem đáp án

Đáp án C.

Số cách lập số có 5 chữ số có 3 và 4 đứng cạnh nhau là 2(4.4.3.2) = 192 cách.

Số cách lập số có 6 chứ số đôi một khác nhau từ A là 5.5.4.3.2=600 cách

Suy ra xác suất cần tìm là 192600 = 825


Câu 7:

Tổng số đỉnh, số cạnh và số mặt của hình lập phương là:

Xem đáp án

Đáp án B

Hình lập phương có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt.


Câu 9:

Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 5, 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ số đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số 3?

Xem đáp án

Đáp án B

Xét các số lẻ có 4 chữ số được lập từ các số trên có: 3.4.4.3 = 144 số

Xét các số lẻ có 4 chữ số được lập từ 4 số trên và không có mặt chữ số 3 có: 2.3.3.2 = 36 số

Do đó có 144 - 36 = 108 thỏa mãn.


Câu 11:

Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số 5, 6, 7, 8, 9. Tính tổng tất các số thuộc tập S.

Xem đáp án

Đáp án C

Số phần tử của tập S là 5! = 120 số.

Mỗi số 5, 6, 7, 8, 9 có vai trò như nhau và xuất hiện ở hàng đơn vị 4! = 24 lần

Tổng các chữ số xuất hiện ở hàng đơn vị là 4!.(5 + 6 + 7 + 8 + 9) = 840

Tương tự với các chữ số hàng chục, hàng tram, hàng nghìn và hàng chục nghìn.

Vậy tổng tất cả các số thuộc tập S là 840.(104+103+102+10+1) = 9333240


Câu 13:

Từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục?

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số hạng cần tìm có dạng avới a

TH1: Với a = 1 => b = 2; 3;...;9, tức là b có 8 cách chọn

TH2: Với a = 2 => b = 3; 4;.....;9, tức là b có 7 cách chọn

Tương tự, với các trường hợp a còn lại, tai được 8+7+.....+1 = 36 số cần tìm


Câu 14:

Cho tập hợp A = 1; 2; 3;.....;10. Chọn ngẫu nhiên ba số từ A. Tìm xác suất để trong ba số chọn ra không có hai số nào là hai số nguyên liên tiếp

Xem đáp án

Đáp án D

Chon 3 số bất kì có C103 = 120 cách

TH1: 3 số chọn ra là 3 số tự nhiên liên tiếp có 8 cách

TH2: 3 số chọn ra là 2 số tự nhiên liên tiếp

+) 3 số chọn ra có cặp (1;2) hoặc (9;10) có 2.7 = 14 cách

+) 3 số chọn ra có cặp (2;3); (3;4);....(8;9) có 6.6 = 36 cách

Vậy xác suất cần tìm là


Câu 15:

Cho A và B là 2 biến cố độc lập với nhau, P(A) = 0,4; P(B) = 0,3 Khi đó P(A.B) bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Do A và B là 2 biến cố độc lập với nhau nên P(A.B) = P(A).P(B) = 0,12


Câu 17:

Trong kho đèn trang trí đang còn 5 bóng đèn loại I, 7 bóng đèn loại II, các bóng đèn đều khác nhau về màu sắc và hình dáng. Lấy ra 5 bóng đèn bất kỳ. Hỏi có bao nhiêu khả năng xảy ra số bóng đèn loại I nhiều hơn số bóng đèn loại II?

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 trường hợp xảy ra:

TH1: Lấy được 5 bóng đèn loại I: có 1 cách 

TH2: Lấy được 4 bóng đèn loại I, 1 bóng đèn loại II: C54.C71 cách

TH3: Lấy được 3 bóng đèn loại I, 2 bóng đèn loại II: có C53.C72cách

Theo quy tắc cộng, có


Câu 18:

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên A có bốn chữ số. Gọi N là số thỏa mãn 3N = A. Xác suất để N là số tự nhiên bằng:

Xem đáp án

Đáp án A

Ký hiệu B là biến cố lấy được số tự nhiên A thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ta có 3N = A <=> N = log3A

Để N là số tự nhiên thì A = 3m (m  N)

Những số A dạng có 4 chữ số gồm 37 = 2187 và 38 = 6561


Câu 19:

Hai người ngang tài ngang sức tranh chức vô địch của một cuộc thi cờ tướng. Người giành chiến thắng là người đầu tiên thắng được năm ván cờ. Tại thời điểm người chơi thứ nhất đã thắng 4 ván và người chơi thứ  hai  mới thắng 2 ván, tính  xác suất để người chơi thứ  nhất giành chiến thắng

Xem đáp án

Đáp án C

Theo  giả  thiết  hai  người  ngang  tài  ngang  sức  nên  xác  suất  thắng  thua  trong  một  ván  đấu  là 0,5; 0,5  

Xét tại thời điểm người chơi thứ nhất đã thắng 4 ván và người chơi thứ hai thắng 2 ván. Để người thứ nhất chiến thắng thì người thứ nhất cần thắng 1 ván và người thứ hai thắng không quá hai ván. Có ba khả năng:

TH1: Đánh 1 ván. Người thứ nhất thắng xác suất là (0,5)

TH2: Đánh 2 ván. Người thứ nhất thắng ở ván thứ hai xác suất là (0,5)2

TH3: Đánh 3 ván. Người thứ nhất thắng ở ván thứ ba xác suất là (0,5)3

Vậy


Câu 20:

Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được cho bởi công thức G(x) = 0,035x2 (15 - x), trong đó x là liều lượng thuốc được tiêm cho bệnh nhân (x được tính bằng miligam). Tính liều lượng thuốc cần tiêm (đơn vị miligam) cho bệnh nhân để huyết áp giảm nhiều nhất.

Xem đáp án

Đáp án B

G(x) = 0,035x2 (15 - x)

Bệnh nhân giảm huyết áp nhiều nhất khi và chỉ khi G(x) đạt giá trị lớn nhất G(x) = 0,105x2 + 1,05x

Cho G(x) = 0 <=> x = 0 hoặc x = 10

G(x) max khi và chỉ khi x = 10


Câu 21:

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số đôi một khác nhau?

Xem đáp án

Đáp án C

Chọn số tự nhiên gồm 4 chữ số trong 6 chữ số có A64 = 360 cách chọn


Câu 22:

Môt lớp có 20 nam sinh và 15 nữ sinh. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 4 học sinh lên bảng giải bài tâp. Tính xác suất để 4 hoc sinh được gọi có cả nam và nữ.

Xem đáp án

Đáp án A

Số cách chọn 4 học sinh bất kì n(Ω) = C354 = 52360 (cách).

Số cách chọn 4 học sinh chỉ có nam hoặc chỉ có nữ là C204+C154 = 6210 (cách).

Do đó số cách chọn 4 học sinh có cả nam và nữ là n(A) = 52360 - 6210 = 46150 (cách).

Vậy xác suất cần tính là 


Câu 23:

Một đề thi trắc nghiệm gồm 50 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chı̉ có 1 phương án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Môt thí sinh làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên 1 trong 4 phương án ở mỗi câu. Tính xác suất để thí sinh đó được 6 điểm.

Xem đáp án

Đáp án C

Để đạt được 6 điểm thì thí sinh đó phải trả lời đúng 30 câu và trả lời sai 20 câu.

Xác suất trả lời đúng trong 1 câu là 0,25. Xác suất trả lời sai trong 1 câu là 0,75.

Vậy xác suất cần tìm là


Câu 25:

Lấy ngẫu nhiên hai viên bi từ một thùng gồm 4 bi xanh, 5 bi đỏ và 6 bi vàng. Tính xác suất để lấy được hai viên bi khác màu?

Xem đáp án

Đáp án là D.

Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = C152

Gọi "A": biến cố lấy được hai bi khác màu: 

Xác suất cần tìm


Câu 26:

Có bao nhiêu số có 4 chữ số được viết từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 sao cho số đó chia hết cho 15?

Xem đáp án

Đáp án là B.

Gọi số số cần lập có dạng: N = abcd (1a,b,c,d9)

• Chọn a có 9 cách, chọn b có 9 cách chọn thì:

+ Nếu a + b + 5 chia hết cho 3 thì c  3; 6; 9 có 3 cách chọn.

+ Nếu a + b + 5 chia cho 3 dư 1 thì c  2; 5; 8 có 3 cách chọn.

+ Nếu a + b + 5 chia cho 3 dư 2 thì c  1;4;7 có 3 cách chọn.

Vậy, theo quy tắc nhân ta có: 9.9.3 = 243 số.


Câu 27:

3 bạn nam và 3 bạn nữ được xếp vào một ghế dài có 6 vị trí. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho nam và nữ ngồi xen kẽ lẫn nhau?

Xem đáp án

Đáp án là B.

• Kí hiệu số ghế là 1;2;3;4;5;6.

• Xếp trước 3 nam ngồi ở vị trí số lẻ và 3 nữ ngồi ở vị trí số chẳn và ngược lại

Ta có: 3!.3!.2! = 72


Câu 28:

Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất bao nhiêu mặt?

Xem đáp án

Đáp án C

Cách giải: Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất 3 mặt.


Câu 29:

Có bao nhiêu số có ba chữ số dạng abc¯ với a, b, c  0; 1 ; 2; 3; 4; 5; 6 sao cho a < b < c.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Vì số cần lập có a < b < c và a 0  nên  a = 1; 2; 3; 4 . Như vậy ta xét các TH sẽ tìm được số các chữ số cần lập.

Cách giải: Các số được lập thỏa mãn a < b < c.. Khi đó ta có các trường hợp sau:

TH1: Với a = 1 thì b  5; 4; 3; 2 

+) a = 1; b = 2 => c4 cách chọn => 1.1.4 = 4 số

+) a = 1; b = 3 => c3 cách chọn => 1.1.3 = 3 số.

+) a = 1; b = 4 => c2 cách chọn => 1.1.2 = 2 số.

+) a = 1; b = 5 => 1 cách chọn =>1.1.1 = 1 số.

Như vậy TH này có: 4 + 3 + 2 + 1 = 10 số được chọn.

TH2: Với a = 2 thì b  5; 4; 3 

+) a = 2; b = 3 => có 3 cách chọn => có 1.1.3 = 3 số.

+) a = 2; b = 4 => c có 2 cách chọn => có 1.1.2 = 2 số.

+) a = 2; b = 5 => c có 1 cách chọn => có 1.1.1 = 1 số.

Như vậy TH này có: 3 + 2 + 1 = 6 số được chọn.

TH3: Với a = 3 thì b  4; 5 

+) a = 3; b = 4 => c có 2 cách chọn => có 1.1.2 = 2 số.

+) a = 3; b = 4 => c có 1 cách chọn => có 1.1.1 = 1 số.

Như vậy TH này có: 2 + 1 = 3 số được chọn.

TH4: Với a = 4 thì b = 5 ta có các số được chọn: 456 hay có 1 số được chọn.

Như vậy có tất cả: 10 + 6 + 3 + 1 = 20 số được chọn.


Câu 30:

Trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu” chiếc kim của bánh xe có thể dừng lại ở một trong 7 vị trí với khả năng như nhau. Tính xác suất để trong ba lần quay, chiếc kim của bánh xe đó lần lượt dừng lại ở ba vị trí khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp: Tính số phần tử của không gian mẫu và số phần tử của biến cố, sau đó suy ra xác suất.

Cách giải: Ba lần quay, mỗi lần chiếc kim có 7 khả năng dừng lại, do đó nΩ = 73 = 243 

Gọi A là biến cố: “trong ba lần quay, chiếc kim của bánh xe đó lần lượt dừng lại ở ba vị trí khác nhau" Khi đó ta có:

Lần quay thứ nhất, chiếc kim có 7 khả năng dừng lại.

Lần quay thứ hai, chiếc kim có 6 khả năng dừng lại.

Lần quay thứ ba, chiếc kim có 5 khả năng dừng lại.

Do đó nA = 7.6.5 = 210

Vậy 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương