Thứ sáu, 25/04/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Toán Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P6)

  • 9127 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cho 5 chữ số 1, 2, 3, 4, 6. Lập các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau từ 5 chữ số đã cho. Tính tổng của các số lập được.

Xem đáp án

Đáp án B.

Chọn 3 chữ số trong 5 chữ số có C53 = 10 cách.

Và sắp xếp 3 chữ số ở trên theo thứ tự có 3! = 6 cách.

Suy ra có 6.10 = 60 số có 3 chữ số đôi một khác nhau.

Tổng các chữ số 1, 2, 3, 4, 6 là 16 và gọi số cần tìm có dạng abc

Khi đó, mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 6 sẽ xuất hiện ở 3 vị trí a,b,c tương ứng là 12 lần.

Vậy tổng của các số lập được là 12.16.(102+101+100) = 21312


Câu 3:

Kết quả (b,c) của việc gieo con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần, trong đó blà số chấm xuất hiện trong lần gieo đầu, clà số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ hai, được thay vào phương trình bậc hai x2 + bx + c = 0. Tính xác suất để phương trình có nghiệm.

Xem đáp án

Đáp án là A.

• Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) =36.

Gọi A là biến cố thỏa yêu cầu bài toán.

Phương trình x2 + bx + c = 0 có nghiệm khi và chỉ khi  = b2 - 4ac 0b2  4ac.

Xét bảng kết quả (L – loại, không thỏa ; N – nhận, thỏa yêu cầu đề bài)


Câu 4:

Gieo 1 con súc sắc cân đối và đồng chất 2 lần. Xác suất để tổng số chấm của 2 lần gieo bằng 9 là :

Xem đáp án

Đáp án D

Tung con súc sắc 2 lần, mỗi lần có 6 trường hợp xảy ra => KGM:  nΩ= 6.6  = 36

4 trường hợp xuất hiện số chấm của 2 lần gieo bằng 9 là: (3;6); (4;5); (5;4); (6;3)

Vậy xác suất để tổng số chấm của 2 lần gieo bằng 9 là: 436 = 19


Câu 5:

Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ  số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3?

Xem đáp án

Đáp án là C.

Sắp xếp bộ ba số 1, 2, 3 sao cho 2 đứng giữa 1,3 có 2 cách.

Số số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3 kể cả trường hợp số 0 đứng đầu là: 2.C74.5! số.

Số số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3, có số 0 đứng đầu là: 2.C63.4! số.

Suy ra số số tự nhiên thỏa yêu cầu bài toán là 2.C74.5! - 2.C63.4! = 7440


Câu 6:

Thầy X có 15 cuốn sách gồm 4 cuốn sách toán, 5 cuốn sách lí và 6 cuốn sách hóa. Các cuốn sách đôi một khác nhau. Thầy X chọn ngẫu nhiên 8 cuốn sách để làm phần thưởng cho một học sinh. Tính xác suất để số cuốn sách còn lại của thầy X có đủ 3 môn.

Xem đáp án

Đáp án là A.

          Ta tìm số cách chọn 7 cuốn còn lại sao cho không có đủ 3 môn.

Có 3 trường hợp :

          7 cuốn còn lại gồm 2 môn toán lý : có C97 cách

          7 cuốn còn lại gồm 2 môn lý hóa : có C117 cách

          7 cuốn còn lại gồm 2 môn toán hóa : có C107 cách

 Suy ra có C97C117C107 = 486 cách chọn 7 cuốn còn lại sao cho không có đủ 3 môn. Do đó số cách chọn 8 cuốn sao cho 7 cuốn còn lại có đủ 3 môn là C157 - 486 = 5949 cách.

Xác suất cần tìm là P = 5949C157 = 661715


Câu 7:

Số các hoán vị của một tập hợp có 6 phần tử là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Số hoán vị của một tập hợp gồm phần tử là Pn = n!

Cách giải: Số các hoán vị của một tập hợp có phần tử là: P6 = 6! = 720


Câu 8:

Cho tập hợp A = {0 ;1 ;2 ;3 ;4 ;5 ;6 ;7}. Hỏi từ tập A có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau sao cho một trong 3 chữ số đầu tiên phải bằng 1.

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp: Xét từng trường hợp: chữ số đầu tiên bằng 1, chữ số thứ hai bằng 1, chữ số thứ ba bằng 1.

Cách giải: Gọi số đó là abcde

- TH1: a = 1

+ b có 7 cách chọn.

+ c có 6 cách chọn.

+ d có 5 cách chọn.

+ e có 4 cách chọn.

Nên có: 7.6.5.4 = 840 số

- TH2: b = 1

+ ab, a 0, nên có 6 cách chọn.

+ c có 6 cách chọn.

+ d có 5 cách chọn.

+ e có 4 cách chọn.

Nên có: 6.6.5.4 = 720 số.

- TH3: c = 1.

+ ac, a0, nên có 6 cách chọn.

+ b có 6 cách chọn.

+ d có 5 cách chọn.

+ e có 4 cách chọn.

Nên có 6.6.5.4 = 720 số.

Vậy có tất cả 840 + 720 + 720 = 2280 số.


Câu 9:

Kết quả (b;c) của việc gieo con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần (trong đó b là số chấm xuất hiện trong lần gieo đầu, c là số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ hai) được thay vào phương trình x2+bx+cx + 1 = 0 (*). Xác suất để phương trình (*) vô nghiệm là :

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Xác suất của biến cố A là nAnΩ trong đó nA là số khả năng mà biến cố A có thể xảy ra,nΩ là tất cả các khả năng có thể xảy ra.

Cách giải: x2+bx+cx + 1 = 0 (*)

Để phương trình (*) vô nghiệm thì phương trình x2 + bx + c = 0 (**) có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: PT (**) có 1 nghiệm x = -1 

TH2: PT (**) vô nghiệm 

Vì c là số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ 2 nên c6 b26 4,9.

Mà b là số chấm xuất hiện ở lần giao đầu nên b 1;2;3;4

Với b = 1  ta có: c > 14 c1;2;3;4;5;6 có 6 cách chọn c.

Với b = 2 ta có: c > 1c2;3;4;5;6 có 5 cách chọn c.

Với b = 3 ta có: c > 94 c3;4;5;6 có 4 cách chọn c.

Với b = 4 ta có: c > 4 => c  5;6 có 2 cách chọn c.

Do đó có 6+5+4+2 = 17 cách chọn (b;c) để phương trình (**) vô nghiệm.

Gieo con súc sắc 2 lần nên số phần tử của không gian mẫu nΩ = 6.6 = 36

Vậy xác suất đề phương trình (*) vô nghiệm là 1+1736 = 12


Câu 10:

Cho hai đường thẳng song song d1, d2. Trên d1có 6 điểm phân biệt được tô màu đỏ, trên d2 có 4 điểm phân biệt được tô màu xanh. Xét tất cả các tam giác được tạo thành khi nối các điểm đó với nhau. Chọn ngẫu nhiên một tam giác, khi đó xác suất để thu được tam giác có hai đỉnh màu đỏ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp: Xác suất của biến cố A là nAnΩ trong đó nA là số khả năng mà biến cố A có thể xảy ra,nΩ là tất cả các khả năng có thể xảy ra.

Một tam giác được tạo thành khi nối ba điểm không thẳng hàng bất kì với nhau.

Cách giải

Số tam giác được tạo thành khi nối các điểm đó với nhau là: 

Gọi biến cố A: “Tam giác có hai đỉnh màu đỏ”.

Khi đó nA = C62.C41 = 60


Câu 11:

Từ các chữ số 0,1,2,3,5 có thể lập thành bao nhiêu số gồm 4chữ số khác nhau và không chia hết cho 5?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải:

Gọi số cần tìm có dạng abcd

d có 3 cách chọn;

          a có 3 cách chọn;

          b có 3 cách chọn;

          c có 2 cách chọn:

Vậy có 3.3.3.2 = 54 số thỏa yêu cầu bài toán.


Câu 12:

Cho đa giác đều 12 đỉnh nội tiếp đường tròn tâm O. Chọn ngẫu nhiên 3 đỉnh của đa giác đó. Tính xác xuất để 3 đỉnh được chọn tạo thành một tam giác không có cạnh nào là cạnh của đa giác đã cho.

Xem đáp án

Đáp án C

+) Số tam giác được tạo từ 3 đỉnh trong 12 đỉnh: C123

+) Số tam giác có 3 đỉnh là đỉnh của đa giác và 2 cạnh là cạnh của đa giác: cứ 3 đỉnh liên tiếp cho 1 tam giác thỏa mãn đề bài, nên có 12 tam giác

+) Số tam giác có 3 đỉnh là đỉnh của đa giác và 1 cạnh là cạnh của đa giác: cứ 1 cạnh, trừ đi 2 đỉnh kể, còn 8 đỉnh, với 2 đỉnh đầu mút của cạnh đó cho 1 tam giác thỏa mãn đề bài, nên có 8.12 tam giác

Vậy số tam giác có 3 đỉnh là đỉnh của đa giác và không có cạnh nào là cạnh của đa giác là C123-12-12.8

Vậy kết quả là C123-12-12.8C123


Câu 13:

Chiếc kim của bánh xe trong trò chơi “ Chiếc nón kì diệu” có thể dừng lại ở một trong mười vị trí với khả năng như nhau. Xác suất để trong ba lần quay, chiếc kim của bánh xe đó lần lượt  dừng lại ở ba vị trị khác nhau là

Xem đáp án

Đáp án B

Quay 3 lần thì số kết quả thu được là 103.

Kim của chiếc nón ở 3 vị trí khác nhau ở 3 lần quay  có số kết quả là 10.9.8 = 720

Xác suất để kim của chiếc nón ở 3 vị trí khác nhau ở 3 lần quay là 720103=1825=0,72.


Câu 15:

Cho 8 quả cân có trọng lượng lần lượt là 1kg, 2kg, 3kg, 4kg, 5kg, 6kg, 7kg, 8kg. Xác suất để lấy ra 3 quả cân có trọng lượng không vượt quá 9kg là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các trường hợp thuận lợi là (6;2;1), (5;2;1), (5;2;1), (4;3;2), (4;3;1), (4;2;1), (3;2;1).

Không gian mẫu Ω=C83=56p=756=18.


Câu 16:

Cho tập hợp A = {0;1;2;3;4;5;6;7}. Hỏi từ tập có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số đối một khác nhau sao cho một trong 3 chữ số đầu tiên phải bằng 1.

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số đó là abcde

TH1: a = 1

          b:7 cách; c:6 cách; d:5 cách; e:4 cách =>7.6.5.4 = 840 số.

TH2: b = 1

          a: 6 cách; c:6 cách; d:5 cách; e:4 cách =>6.6.5.4 = 720 số.

TH3: c = 1

          a: 6 cách; b:6 cách; d:5 cách; e:4 cách =>6.6.5.4 = 720 số.

Vậy có 840 +720 +720 = 2280 số.


Câu 17:

Lập tất cả các số tự nhiên gồm 4 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên 1 số trong các số lập được. Tính xác suất để số được chọn chia hết cho 25.

Xem đáp án

Đáp án D

n(Ω)=9.9.8.7=4536;

Gọi số đó là abcd. Số đó muốn chia hết cho 25 thì điều kiện là cd chia hết cho 25. Từ đó cd{25;52;50;05;75;57}.

TH1:  cd{25;75}: cd có 4 cách chọn, a:7 cách; b:7 cách => 2.7.7 =98 số.

TH2:  cd{50}: cd có 2 cách chọn, a:8 cách chọn, b:7 cách =>8.7 = 56 số.

Vậy n(A) = 98 + 56 = 154

p(A)=n(A)n(Ω)=1544536=11342.


Câu 20:

Có bao nhiêu số tự nhiên có sáu chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số 5 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 4?

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số cần tìm có dạng abcdef.

          Số cần tìm có dạng 154def  . Khi đó d có 7 cách chọn, e có 6 cách chọn, f có 5 cách chọn.

=> có 210 cách chọn.

Số cần tìm có dạng a154ef  . Khi đó a có 6 cách chọn, e có 6 cách chọn, f có 5 cách chọn.

=> có 180 cách chọn.

Hai khả năng ab154f  và abc154  cũng có số cách chọn như a154ef.

Suy ra có tổng số cách chọn là: (210 + 180.3) = 750.


Câu 22:

Một lô hàng gồm 30 sản phẩm tốt và 10 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm. Tính xác suất để 3 sản phẩm lấy ra có ít nhất một sản phẩm tốt.

Xem đáp án

Đáp án C

n(Ω)=C403

A : 3 sản phẩm lấy ra có ít nhất 1 sản phẩm tốt

A : 3 sản phẩm lấy ra không có sản phẩm tốt


Câu 23:

5 nhà toán học nam, 3 nhà toán học nữ và 4 nhà vật lý nam. Lập một đoàn công tác gồm 3 người cần có cả nam và nữ, có cả nhà toán học và vật lý thì có bao nhiêu cách.

Xem đáp án

Đáp án B

Th1 : Số cách chọn ra 1 nhà toán học nam, 1 nhà toán học nữ, 1 nhà vật lý nam : 5.3.4 = 60

Th2 : Số cách chọn ra 2 nhà toán học nữ, 1 nhà vật lý nam : C32.C41=12

Th3 : Số cách chọn ra 1 nhà toán học nữ, 2 nhà vật lý nam : C31C42=18

Vậy có số cách chọn là : 90.


Câu 24:

Một tổ có 9 học sinh nam và 3 học sinh nữ. Chia tổ thành 3 nhóm mỗi nhóm 4 người để làm 3 nhiệm vụ khác nhau. Tính xác suất để khi chia ngẫu nhiên nhóm nào cũng có nữ.

Xem đáp án

Đáp án A

Không gian mẫu C124.C84.1=34650Chỉ có 3 nữ và chia mỗi nhóm có đúng 1 nữ và 3 nam.

Nhóm 1 có C31.C93=252 cách. Lúc đó còn lại 2 nữ, 6 nam, nhóm thứ 2 có C21.C63=40 cách chọn. Cuối cùng còn 4 người là một nhóm: có 1 cách. Theo quy tắc nhân thì có: 252.440.1 = 10080 cách.

Vậy xác suất cần tìm là  P=1008034650=1655.


Câu 27:

Từ tập A = {1,2,3,4,5,6,7,8,9} có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số abcd sao cho abcd.

Xem đáp án

Đáp án B

TH1: 4 chữ số a, b, c , d khác nhau  C94  số

TH2: Trong 4 chữ số a, b, c , d có 3 chữ số giống nhau 3C93 số

TH3: Trong 4 chữ số a, b, c , d có 2 chữ số giống nhau 2C91 số

TH4: TH1: 4 chữ số a, b, c , d giống nhau có C91 số

Vậy có tất cả C94+3C93+2C91+C91=459 số cần tìm.


Câu 28:

Trong 100 vé số có 5 vé trúng. Một người mua 15 vé. Xác suất để người đó trúng 2 vé là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Mua 15 vé trong 100 vé có C153 cách => n(Ω)=C153.

Gọi X là biến cố “người đó trúng 2 vé”

Mua 2 vé trúng trong 5 vé trúng có C52 cách, mua 13 vé còn lại trong 95 vé có C9513 cách.

Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến cố X là n(X)=C52.C9513

Vậy xác suất cần tính P=n(X)n(Ω)=C52.C9513C1001514%.


Câu 30:

Có bao nhiêu cách sắp xếp 10 người ngồi vào 10 ghế hàng ngang?

Xem đáp án

Đáp án D

Có 10! = 3628800 cách.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương