Thứ sáu, 25/04/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Toán Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P7)

  • 9125 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho đa giác đều có 15 đỉnh. Gọi M là tập tất cả các tam giác có ba đỉnh là ba đỉnh của đa giác đã cho. Chọn ngẫu nhiên một tam giác thuộc tập M, tính xác suất để tam giác được chọn là một tam giác cân nhưng không phải là tam giác đều.

Xem đáp án

Đáp án B

Số phần tử của tập hợp M là: C153

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp của đa giác đều, Xét một đỉnh A bất kỳ của đa giác: Có 7 cặp đỉnh của đa giác đối xứng với nhau qua đường thẳng OA, hay có 7 tam giác cân tại đỉnh A. Như vậy, với mỗi một đỉnh của đa giác có 7 tam giác nhận nó làm đỉnh tam giác cân.

Số tam giác đều có 3 đỉnh là các đỉnh của đa giác là 153=5 tam giác.

Tuy nhiên, trong các tam giác cân đã xác định ở trên có cả tam giác đều, do mọi tam giác đều thì đều cân tại 3 đỉnh nên tam giác đều được đếm 3 lần.

Suy ra, số tam giác cân nhưng không phải tam giác đều có 3 đỉnh là 3 đỉnh của đa giác đã cho là: 7.15 – 3.5 = 90

Do đó xác suất cần tìm là P=90C153=1891.


Câu 2:

Có hai hộp cùng chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất có 7 quả cầu đỏ, 5 quả cầu xanh. Hộp thứ hai có 6 quả cầu đỏ, 4 quả cầu xanh. Từ mỗi hộp lấy ra ngẫu nhiên 1 quả cầu. Tính xác suất để 2 quả cầu lấy ra cùng màu đỏ.

Xem đáp án

Đáp án B

Lấy mỗi hộp 1 quả cầu có: C121.C101=120 quả cầu.

Gọi A là biến cố: 2 quả cầu lấy ra cùng màu đỏ.

Khi đó: ΩA=C71.C61=42.

Do đó xác suất cần tìm là: P(A)=42120=720.


Câu 4:

Gieo 2 con súc sắc 6 mặt. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện bằng 12

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: Không gian mẫu ΩA=6.6=36.

Lại có: 12 = 6 + 6. Do đó để tổng số chấm xuất hiện bằng 12 thì có 1 cách duy nhất là cả 2 lần đều hiện lên mặt 6. Vậy xác suất cần tìm là p=136.


Câu 8:

Cho hai đường thẳng song song d1; d2. Trên d1 có 6 điểm phân biệt được tô màu đỏ. Trên d2 có 4 điểm phân biêt được tô màu xanh. Xét tất cả các tam giác được tạo thành khi nối các điểm đó với nhau. Chọn ngẫu nhiên một tam giác, khi đó xác suất để thu được tam giác có hai đỉnh màu đỏ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Số tam giác được tạo bởi 2 đỉnh trên d1 và 1 đỉnh trên d2 là: C62.C41=60Số tam giác được tạo bởi 1 đỉnh trên d1 và 2 đỉnh trên d2 là: C61.C42=36Do đó số tam giác được tạo thành là: 60 + 36 = 96. Xác suất cần tìm là: 6096=58.


Câu 9:

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có sáu chữ số và thoả mãn điều kiện: sáu chữ số của mỗi số là khác nhau và chữ số hàng nghìn lớn hơn 2?

Xem đáp án

Đáp án D

Ta xét hai trường hợp chữ số hàng đơn vị bằng 2 và khác 2.

+) Chữ số hàng đơn vị là 2

Số hàng nghìn lớn hơn 2 nên có 4 cách chọn (3, 4, 5, 6). Còn 4 chữ số sắp xếp vào 4 vị trí còn lại có A44=4!=24 cách xếp.

Như vậy tổng số chữ số thỏa mãn bài toán trong trường hợp này là N1 = 4.24 = 96 (số)

+) Chữ số hàng đơn vị khác 2 nên có thể bằng 4 hoặc 6

Số hàng nghìn lớn hơn 2 nên có 3 cách chọn (3, 5 và 6 hoặc 4). Còn 4 chữ số sắp xếp vào 4 vị trí còn lại có A44=4!=24 cách xếp.

Như vậy tổng số chữ số thỏa mãn bài toán trong trường hợp này là N2 = 2.3.24 = 144 (số)

=> Tổng số các chữ số thỏa mãn bài toán N = N1 + N2 = 96 + 144 = 240  (số).


Câu 10:

Xác suất bắn trúng mục tiêu của một vận động viên khi bắn một viên đạn là 0,6. Người đó bắn hai viên đạn một cách độc lập. Xác suất để một viên trúng mục tiêu và một viên trượt mục tiêu là

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi A1 là biến cố viên thứ nhất trúng mục tiêu

Gọi A2 là biến cố viên thứ hai trúng mục tiêu

Do A1, A2  là hai biến cố độc lập nên xác suất để có một viên trúng mục tiêu và một viên trượt mục tiêu là

p=p(A1A2)+p(A1A2)=0,6.0,4+0,4.0,6=0,48.


Câu 11:

Số cách chọn 3 học sinh trong 6 học sinh và xếp thành một hàng dọc bằng

Xem đáp án

Đáp án B

+) B1: Chọn 3 HS trong 6 HS có C63=20   (cách)

+) B2: Xếp 3 HS thành 1 hàng dọc có 3! = 6 (cách)

Vậy có 120 cách.


Câu 12:

Từ tập A = {1;2;3;4;5;6;7;8;9} có thể lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên chia hết cho 3 và ba chữ số phân biệt

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có bộ 3 số có tổng chia hết cho 3 là: {1;2;3}, {1;2;6}, {1;2;9}, {1;3;5}, {1;3;8}, {1;4;7}, {1;5;6},{1;5;9}, {1;6;8}, {1;8;9}, {2;3;4}, {2;3;7}, {2;4;6}, {2;4;9}, {2;5;8}, {2;6;7}, {2;7;9}, {3;4;5}, {3;4;8}, {3;5;7}, {3;6;9}, {3;7;8}, {4;5;6}, {4;5;9}, {4;6;8}, {5;6;7}, {6;7;8}, {7;8;9}.

Mỗi bộ số ta lập được 3! = 6 số.

Vậy có 30.6=180 số.


Câu 14:

Có 10 vị nguyên thủ Quốc gia được xếp ngồi vào một dãy ghế dài (Trong đó có ông Trum và ông Kim). Có bao nhiêu cách xếp sao cho hai vị ngày ngồi cạnh nhau?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:

- Coi hai ông Trum và Kim là một người thì bài toán trở thành xếp 9 người vào dãy ghế.

- Lại có 2 cách đổi chỗ hai ông Trum và Kim nên từ đó suy ra đáp số.

Cách giải:

Kí hiệu 10 vị nguyên thủ là a, b, c, d, e, f, g, h, i, k.

Và hai ông Trum, Kim lần lượt là a, b.

Nếu ông Trum ngồi lên bên trái ông Kim, tương đương xếp ab, c, d, e, f , g, h ,i ,k vào 9 vị trí. Ta có A99 cách.

Vậy tổng hợp lại, có A99+A99=2.9! cách.


Câu 15:

Giải bóng chuyền VTV cup gồm 9 đội bóng trong đó có 6 đội nước ngoài và 3 đội của Việt Nam. Ban tổ chức cho bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 3 bảng A, B, C và mỗi bảng có ba đội. Tính xác suất để 3 đội bóng của Việt Nam ở 3 bảng khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án B

Số cách sắp ngẫu nhiên là C93.C63.C33=1680 (cách).

Số cách sắp để ba đội của Việt Nam ở 3 bảng khác nhau là

(C62C31) (C42C21) (C22C21) = 540 cách.

Xác suất để 3 đội bóng của Việt Nam ở 3 bảng khác nhau là: 5401680=928.


Câu 16:

Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 lập được bao nhiêu số có năm chữ số khác nhau từng đôi một?

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi abcde là số thỏa mãn đề bài, ta có

+) a có 4 cách chọn

+) b có 4 cách chọn

+) e có 3 cách chọn

+) d có 2 cách chọn

+) e có 1 cách chọn

Suy ra có 4.4.3.2.1 = 96 cách chọn.


Câu 17:

Một tổ có 6 học sinh nam và 9 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 6 học sinh đi lao động, trong đó 2 học sinh nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Phải chọn 2 học sinh nam và 4 học sinh nữ => Theo quy tắc nhân số cách chọn là C62.C94 (cách).


Câu 18:

Một tổ có 5 học sinh nữ và 6 học sinh nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ngẫu nhiên một học sinh của tổ đó đi trực nhật?

Xem đáp án

Đáp án B.

Số cách chọn ngẫu nhiên một học sinh của tổ đó trực nhật là: 5+6=11 (cách).


Câu 19:

Một hộp đựng 5 bi đỏ và 4 bi xanh. Có bao nhiêu cách lấy 2 bi có đủ cả 2 màu?

Xem đáp án

Đáp án A.

Số cách lấy thỏa mãn đề bài là C51.C41=20 cách.


Câu 21:

Một con súc sắc không cân đối, có đặc điểm mặt sáu chấm xuất hiện nhiều gấp hai lần các mặt còn lại. Gieo con súc sắc đó hai lần. Xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn hoặc bằng 11 bằng

Xem đáp án

Đáp án A.

Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn hoặc bằng 11 khi các kết quả là (6;6), (5;6), (6;5)

Gọi x là xác suất xuất hiện mặt 6 chấm suy ra x2 là xác suất xuất hiện các mặt còn lại.

Ta có: 5x2+x = 1x=-27

Do đó xác suất cần tìm là: 272+27.17+17.27=849.


Câu 22:

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số chẵn, mỗi số có 5 chữ số khác nhau trong đó có đúng hai chữ số lẻ và 2 chữ số lẻ đứng cạnh nhau?

Xem đáp án

Đáp án A

Goi A là số tự nhiên có hai chữ số lẻ khác nhau lấy từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 số cách chọn được A là A32=6Số chẵn có 5 chữ số mà hai số lẻ đứng kề nhau phải chứa A và ba trong 4 chữ số 0; 2; 4; 6. Gọi abcd; a, b, c, d  {A, 0, 2, 4, 6} là số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

*TH1: Nếu d = 0 số cách lập là: 1A43=24.

*TH2: Nếu d0 thì d có 3 cách chọn, a có 3 cách chọn, b có 3 cách chọn, c có 2 cách chọn nên số cách lập là: 3.3.3.2 = 54

Số cách lập: 6(24+54) = 468 cách.


Câu 23:

Cho đa giác đều n đỉnh, nN và n3Tìm n biết rằng đa giác đã cho có 135 đường chéo

Xem đáp án

Đáp án D

Tìm công thức tính số đường chéo: Số đoạn thẳng tạo bởi n đỉnh là Cn2trong đó có n cạnh, suy ra số đường chéo là Cn2-n.

+ Đa giác đã cho có 135 đường chéo nên Cn2-n = 135.

+ Giải phương trình

n!(n-2)!2!=135 (nN,n2)

(n-1)n-2n=270

n2-3n-270=0

<=> n = 18


Câu 24:

Tại một buổi lễ có 13 cặp vợ chồng tham dự. Mỗi ông chồng bắt tay một lần với mọi người trừ vợ mình. Các bà vợ không ai bắt tay với nhau. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay.

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu mỗi người đều bắt tay với tất cả thì có C262cái bắt tay, trong đó có C132 cái bắt tay giữa các bà vợ và 13 cái bắt tay giữa các cặp vợ chồng.

Như vậy theo điều kiện bài toán sẽ có: C262-C132-13=234 (cái bắt tay).


Câu 25:

Thầy Bình đặt lên bàn 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Bạn An chọn ngẫu nhiên 10 tấm thẻ. Tính xác suất để trong 10 tấm thẻ lấy ra có 5 tấm thẻ mang số lẻ và 5 tấm thẻ mang số chẵn, trong đó chỉ có một tấm mang số chia hết cho 10.

Xem đáp án

Đáp án A

Chọn 10 tấm bất kỳ có: C3010trong 30 thẻ có 15 thẻ mang số chẵn, 15 thẻ mang số lẻ và 3 số chia hết cho 10.

Ta chọn 10 tấm thẻ lấy ra 5 tấm thẻ mang số lẻ và 5 tấm thẻ mang số chẵn, trong đó chỉ có một tấm mang số chia hết cho 10 có: C155.C31.C124 cách

Do đó xác suất cần tìm là: C155.C31.C124C3010=99667.


Câu 26:

Xét tập hợp A gồm tất cả các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ A. Tính xác suất để số được chọn có chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước (tính từ trái sang phải).

Xem đáp án

Đáp án C

Số các số tự nhiên có 5 chữ số là: 9.9.8.7.6 = 27216.

Số thỏa mãn có chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước (tính từ trái sang phải ) là abcde suy ra a0 b,c,d,e0.

Với mỗi cách chọn ra 5 số trong 9 số từ 1 đến 9 ta được 1 số thỏa mãn có chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước. Vậy có C95=126 số.

Vậy xác suất là: 12627216=1216.


Câu 29:

Chi đoàn lớp 12A có 20 đoàn viên trong đó có 12 đoàn viên nam và 8 đoàn viên nữ. Tính xác suất khi chọn 3 đoàn viên có ít nhất 1 đoàn viên nữ.

Xem đáp án

Đáp án B

Chọn 3 đoàn viên trong 20 đoàn viên có C203 cách n(Ω)=C203.

Gọi X là biến cố “chọn được 3 đoàn viên có ít nhất 1 đoàn viên nữ”

TH1: Chọn được 2 nam và 1 nữ => có C122.C81=528 cách.

TH2: Chọn được 1 nam và 2 nữ => có C121.C82=336 cách.

TH3: Chọn được 0 nam và 3 nữ => có C120.C83=56 cách.

Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến có X là n = 528 + 336 + 56 = 920.

Vậy xác suất cần tính là: P=n(X)n(Ω)=920C203=4657.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương