Bài tập Tổ hợp - Xác suất cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P5)
-
9126 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong một cuộc thi có 10 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu có 4 phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án đúng. Với mỗi câu, nếu chọn phương án trả lời đúng thì thí sinh sẽ được cộng 5 điểm, nếu chọn phương án trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm. Tính xác suất để một thí sinh làm bài bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên phương án được 26 điểm, biết thí sinh phải làm hết các câu hỏi và mỗi câu hỏi chỉ chọn duy nhất một phương án trả lời . (chọn giá trị gần đúng nhất)
Đáp án A
Thí sinh thi được 26 điểm do đó có 6 phương án đúng và 4 phương án sai
Xác suất cần tìm sẽ là:
=> Chọn phương án A.
Chú ý: Công thức tổng quát cho bài toán n câu hỏi và a đáp án đúng sẽ là
Câu 2:
An muốn qua nhà Bình để cùng Bình đến chơi nhà Cường. Từ nhà An đến nhà Bình có 4 con đường đi, từ nhà Bình tới nhà Cường có 6 con đường đi. Hỏi An có bao nhiêu cách chọn đường đi đến nhà Cường?
Đáp án D
Từ An Bình có 4 cách.
Từ Bình Cường có 6 cách.
Vậy theo qui tắc nhân ta có 4 x 6 = 24 cách.
Câu 3:
Cho một đa giác đều có 18 đỉnh nội tiếp trong một đường tròn tâm O. Gọi X là tập các tam giáccó các đỉnh là các đỉnh của đa giá trên. Tính xác suất để chọn được một tam giác từ tập X là tam giác cânnhưng không phải là tam giác đều.
Đáp án A
Số các tam giác bất kỳ là
Số các tam giác đều là
Có 18 các chọn một đỉnh của đa giác, mỗi đỉnh có 8 các chọn 2 đỉnh còn lại để được một tam giác đều
Số các tam giác cân là: 18.8 = 144
Số các tam giác cân không đều là: 144 - 6 = 138 => n(A) = 138
Xác suất => P(A) =
Câu 4:
Trong hệ tọa độ Oxy có 8 điểm nằm trên tia Ox và 5 điểm nằm trên tia Oy. Nối một điểm trên tia Ox và một điểm trên tia Oy ta được 40 đoạn thẳng. Hỏi 40 đoạn thẳng này cắt nhau tại bao nhiêu giao điểm nằm trong góc phần tư thứ nhất của hệ trục tọa độ xOy (Biết rằng không có bất kì 3 đoạn thẳng nào đồng quy tại 1 điểm).
Đáp án là C
Số tứ giác có 4 đỉnh là 4 điểm trong 13 điểm đã cho là = 280
Mỗi tứ giác đó có hai đường chéo cắt nhau tại 1 điểm thuộc góc phần tư thứ nhất của hệ tọa độ Oxy
Vậy số giao điểm là 280.
Câu 6:
Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 được lập từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 ?
Đáp án A
+) Có 5 số TN có 1 chữ số: 0,1,2,3,4.
+) Có 4.5 = 20số TN có 2 chữ số.
+) Có 4.5.5 = 100 số tự nhiên có 3 chữ số.
Vậy có 100 + 20 + 5 = 125 số.
Câu 7:
Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 Đoàn trường THPT Hai Bà Trưng đã phân công ban khối: khối 10, khối 11 và khối 12 mỗi khối chuẩn bị ba tiết mục gồm một tiết mục múa, một tiết mục kịch và một tiết mục hát tốp ca. Đến ngày tổ chức ban tổ chức chọn ngẫu nhiên ba tiết mục. Tính xác xuất ba tiết mục được chọn có đủ cả ba khối và đủ cả ba nội dung.
Đáp án A
+) Chọn 3 tiết mục bất kì có (cách).
+) Chọn 1 tiết mục của khối 10 có 3 cách. Chọn tiếp 1 tiết mục của khối 11 không trùng với nội dung đã chọn của khối 11 có 2 cách. Chọn tiếp 1 tiết mục của khối 12 không trùng với nội dung đã chọn của khối 10 và khối 11 có 1 cách. Do đó cá 6 cách chọn các tiết mục thoản mãn yêu cầu đề bài.
Vậy xác suất cần tính là
Câu 8:
Xét bảng ô vuông gồm 4 x 4 ô vuông. Người ta điền vào mỗi ô vuông đó một trong hai số 1 hoặc -1 sao cho tổng các số trong mỗi hang và tổng các số trong mỗi cột đều bằng 0. Hỏi có bao nhiêu cách?
Đáp án A
Xét 1 hàng (hay 1 cột bất kì). Giả sử trên hàng đó có x số 1 và y số -1. Ta có tổng các chữ số trên hàng đó là x - y. Theo đề bài có x - y = 0x = y.
Lần lượt xếp các số vào các hàng ta có số cách sắp xếp là 3!.3!.2.1 =72 (Cách)
Câu 9:
Cho hai đường thẳng song song a và b. Trên đường thẳng a lấy 6 điểm phân biệt; trên đường thẳng b lấy 5 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm trong các điểm đã cho trên hai đường thẳng a và b. Tính xác xuất để 3 điểm được chọn tạo thành một tam giác.
Đáp án D
Dễ có số cách chọn 3 điểm từ 11 điểm đã cho là :
Để 3 điểm được chọn tạo thành một tam giác thì phải thỏa mãn 3 điểm đó không thẳng hàng. Do đó có hai trường hợp xảy ra :
- Thứ nhất có hai điểm trên đường thẳng a và một điểm trên đường thẳng b
- Thứ hai có một điểm trên đường thẳng a và hai điểm trên đường thẳng b
Từ đây suy ra số cách chọn 3 điểm để tạo thành một tam giác là :
Vậy xác suất cần tìm là . => Chọn đáp án D.
Câu 10:
Ba người xạ thủ A1, A2, A3 độc lập với nhau cùng nổ súng bắn vào mục tiêu. Biết rằng xác suất bắn trúng mục tiêu của A1, A2, A3 tương ứng là 0,7; 0,6 và 0,5. Tính xác suất để có ít nhất một xạ thủ bắn trúng.
Đáp án D
Gọi là biến cố: “Không có xạ thủ nào bắn trúng mục tiêu”.
Khi đó P() = P().P().P() = 0,3.0,4.0,5=0,14
=> P(X) = 1- P()=0,94.
=> Chọn đáp án D.
Câu 11:
Có bao nhiêu cách chia 8 đồ vật khác nhau cho 3 người sao cho có một người được 2 đồ vật và hai người còn lại mỗi người được 3 đồ vật?
Đáp án B
Vì số cách chia không tính đến thứ tự các vật nên cách chia đồ vật được tính theo công thức tổ hợp
Câu 12:
Trong trò chơi gieo ngẫu nhiên đồng xu nhiều lần liên tiếp, hỏi phải gieo ít nhất bao nhiêu lần để xác suất được mặt ngửa nhỏ hơn .
Đáp án A
Xác suất để gieo n lần đều mặt ngửa là . Từ đó
Ta cần gieo ít nhất 7 lần.
Câu 13:
Có 12 học sinh gồm 5 học sinh lớp A; 4 học sinh lớp B và 3 học sinh lớp C. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 4 học sinh đi làm nhiệm vụ mà 4 người này không thuộc quá 2 trong 3 lớp trên?
Đáp án B
Gọi H:” Không có quá 2 trong 3 lớp”
Câu 14:
Có bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau được tạo thành từ các số 1,2,3,4,5?
Đáp án là A
Mỗi số lập được bằng cách chọn 4 chữ số trong 5 chữ số đã cho và xếp thành một dãy. Số các số là
Câu 15:
Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Xác suất để 3 quyển được lấy ra có ít nhất một quyển là toán bằng:
Đáp án A
Tổng số quyển sách trên giá là: 4 + 3 + 2 = 9 (quyển).
Số cách lấy ra 3 quyển sách từ 9 quyển sách đó là: .
Số cách lấy ra 3 quyển sách trong đó không có quyển sách toán nào là: .
Xác suất để 3 quyển được lấy ra có ít nhất một quyển là toán là
Câu 16:
Lập số có 9 chữ số, mỗi chữ số thuộc thuộc tập hợp 1,2,3,4 trong đó chữ số 4 có mặt 4 lần, chữ số 3 có mặt 3 lần, các chữ số còn lại có mặt đúng một lần. Số các số lập được là:
Đáp án C
Coi 9 chữ số của số được thành lập là 9 vị trí.
Chọn 4 vị trí trong 9 vị trí cho chữ số 4 có cách chọn.
Chọn 3 vị trí trong 5 vị trí còn lại cho chữ số 3 có .
Còn 2 vị trí còn lại cho chữ số 1 và 2 có 2 cách chọn.
Vậy số các số lập được là: 2.. = 2510
Câu 17:
Đề thi trắc nghiệm môn Toán gồm 50 câu hỏi, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Một học sinh không học bài nên mỗi câu trả lời đều chọn ngẫu nhiên một phương án. Xác suất để học sinh đó được đúng 5 điểm là:
Đáp án D
Học sinh đó làm đúng được 5 điểm khi làm được đúng 25 câu bất kỳ trong số 50 câu, 25 câu còn lại làm sai.
Xác suất để học sinh là đúng một câu bất kỳ là , làm sai một câu là . Do đó xác suất để học sinh đó làm đúng 25 câu bất kỳ trong số 50 câu là .
Xác suất để hoạc sinh đó làm sai 25 câu còn lại là .
Vậy xác suất để học sinh đó làm được đúng 5 điểm là: ..
Câu 18:
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số thỏa mãn số đó có 3 số chữ chẵn và số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
Đáp án B
Mỗi số thỏa mãn điều kiện bài toán gồm 3 số chẵn và 4 số lẻ, do sắp xếp từ bé đến lớn nên với 7 số chọn ra chỉ có duy nhất một cách sắp xếp.
+) Số cách chọn ra 3 số chẵn từ 5 số chẵn là:
+) Số cách chọn ra 4 số lẻ từ 5 số chẵn là:
Câu 19:
Trong một kì thi. Thí sinh được phép thi 3 lần. Xác suất lần đầu vượt qua kì thi là 0,9. Nếu trượt lần đầu thì xác suất vượt qua kì thi lần hai là 0,7. Nếu trượt cả hai lần thì xác suất vượt qua kì thi ở lần thứ ba là 0,3. Xác suất để thí sinh thi đậu là
Đáp án D
Để thi đậu thí sinh có thể vượt qua kì thi ở một trong 3 vòng.
Xác suất thí sinh đậu vòng 1 là p1 = 0,9
Xác suất thí sinh đậu vòng 2 là p2 = 0,1.0,7 = 0,07
Xác suất thí sinh đậu vòng 3 là p3 = 0,1.0,3.0,3 = 0,009
Vậy xác suất thí sinh đậu kì thi là: p = p1 + p2 + p3 = 0,9 + 0,07 + 0,009 = 0,979
Câu 20:
Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số đôi một khác nhau và lớn hơn 5000?
Đáp án D
Gọi số cần tìm có 4 chữ số
· Trường hợp chọn {5; 7; 9}có 3 cách
Chọn d {0; 2; 4; 6; 8}có 5 cách
Chọn đồng thời b, c có cách
Theo quy tắc nhân ta có 840 số
· Trường hợp chọn
Chọn d {0; 2; 4; 8} có 4 cách
Chọn đồng thời b, c có cách
Theo quy tắc nhân ta có 224 số
· Trường hợp chọn
Chọn có 4 cách
Chọn đồng thời b, c có cách
Theo quy tắc nhân ta có 224 số
Theo quy tắc cộng ta có: 1288 số
Câu 21:
Xếp ngẫu nhiên 7 học sinh nam và 3 học sinh nữ ngồi xung quanh một bàn tròn. Xác suất để các học sinh nữ luôn ngồi cạnh nhau là:
Đáp án B
Số phần tử KGM là: 9!. Mà số phần tử của biến cố các học sinh nữ luôn ngồi cạnh nhau là: 3!7!
Xác suất để các học sinh nữ luôn ngồi cạnh nhau là:
Câu 22:
Danh sách lớp của bạn Nam đánh số từ 1 đến 45. Nam có số thứ tự là 21. Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp để trực nhật. Tính xác suất để chọn được bạn có số thứ tự lớn hơn số thứ tự của Nam.
Đáp án D.
Gọi A:”Bạn được chọn có số thứ tự lớn hơn số thứ tự của Nam”.
Câu 23:
Một thầy giáo có 12 cuốn sách đôi một khác nhau, trong đó có 5 cuốn sách văn học, 4 cuốn sách âm nhạc và 3 cuốn sách hội họA. Thầy muốn lấy ra 6 cuốn và đem tặng cho 6 học sinh mỗi em một cuốn. Thầy giáo muốn rằng sau khi tặng xong, mỗi một trong 3 thể loại văn học, âm nhạc, hội họa đều còn lại ít nhất một cuốn. Hỏi thầy có tất cả bao nhiêu cách tặng?
Đáp án D.
Sô cách lấy bằng số cách chọn ra 6 quyển để bỏ lại. Yêu cầu đặt ra là 6 quyển để lại phải đủ cả 3 môn.
TH1: 1 văn, 2 âm nhạc, 3 hội họa:
TH2: 1 văn, 3 âm nhạc, 2 hội họa:
TH3: 1 văn, 4 âm nhạc, 1 hội họa:
TH4: 2 văn, 1 âm nhạc, 3 hội họa:
TH5: 2 văn, 2 âm nhạc, 2 hội họa:
TH6: 2 văn, 3 âm nhạc, 1 hội họa:
TH7: 3 văn, 1 âm nhạc, 2 hội họa:
TH8: 3 văn, 2 âm nhạc, 1 hội họa:
TH9: 4 văn, 1 âm nhạc, 1 hội họa:
Lấy 6 quyển sách chia cho 6 bạn: 6! = 720
Nhân lại ta có : 579600 cách
Câu 24:
Một mạch điện gồm 4 linh kiện như hình vẽ, trong đó xác suất hỏng của từng linh kiện trong một khoảng thời gian t nào đó tương ứng là 0,2; 0,1; 0,05 và 0,02. Biết rằng các linh kiện làm việc độc lập với nhau và các dây luôn tốt. Tính xác suất để mạng điện hoạt động tốt trong một khoảng thời gian t.
Đáp án C.
Để hoạt động tốt, mạch điện có thẻ có các trường hợp sau:
TH1: 1 tốt, 2 tốt,3 tốt, 4 tốt: P1 = 0,8.0,9.0,95.0,98 = 0,67032
TH2: 1 tốt, 2 tốt,3 cháy, 4 tốt: P1 = 0,8.0,9.0,05.0,98 = 0,03528
TH3: 1 tốt, 2 cháy,3 tốt, 4 tốt: P1 = 0,8.0,1.0,95.0,98 = 0,07448
Từ đó xác suất để mạch hoạt động tốt là 0,67032 + 0,03528 + 0,07448 = 0,78008
Câu 25:
Từ các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau?
Đáp án B
Sắp xếp 4 số tự nhiên 1, 2, 3, 4 theo thứ tự khác nhau ta sẽ được các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau => Có 4! = 24 số.
Câu 26:
Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau sao cho có đúng 3 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ?
Đáp án là A.
Gọi số cần lập có dạng:
• Chọn 2 số lẻ thuộc nhóm {1 ;3 ;5 ;7}
• Chọn 3 số chẳn trong nhóm {0;2;4;6}
• Hoán vị 2 nhóm trên có 5! cách
* Các số có số a1 = 0
• Chọn 2 số lẻ thuộc nhóm {1 ;3 ;5 ;7}
• Chọn 2 số chẳn trong nhóm {0;2;4;6}
• Hoán vị 2 nhóm trên có 4! cách
Vậy các số cần tìm: số
Câu 27:
Xếp ngẫu nhiên 3 người đàn ông, hai người đàn bà và một đứa bé vào ngồi 6 cái ghế xếp thành hàng ngang. Xác suất sao cho đứa bé ngồi giữa hai người đàn bà là
Đáp án là D.
• Số phần tử không gian mẫu
• Gọi biến cố A" đứa bé ngồi giữa hai người đàn bà".
+ Xếp 2 người đàn bà ngồi 2 bên đứa bé có: 2! cách
+ Xem 2 người đàn bà và đứa bé là 1 vị trí sắp xếp với 3 người đàn ông còn lại có: 4! cách
+ Số phần tử của A: n(A) = 2!.4!
Xác suất cần tìm
Câu 28:
Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số ?
Đáp án là D.
Gọi số cần lập có dạng
• a có 6 cách chọn; b có 6 cách chọn; c có 6 cách chọn.
• Vậy có 6.6.6 = 216 số.
Câu 29:
Gieo đồng thời hai con súc sắc. Xác suất để số chấm trên mặt xuất hiện của cả hai con súc sắc đều là số chẵn bằng
Đáp án là A.
• Số phần tử không gian mẫu
• Gọi biến cố A: " Số chấm xuất hiện trên mặt của hai con súc sắc là số chẳn".
Ta có các khả năng xảy ra:
Câu 30:
Trong một hòm phiếu có 9 lá phiếu ghi các số tự nhiên từ 1 đến 9 (mỗi lá ghi một số, không có hai lá phiếu nào được ghi cùng một số). Rút ngẫu nhiên cùng một lúc hai lá phiếu. Tính xác suất để tổng của hai số ghi trên hai lá phiếu rút được là một số lẻ lớn hơn hoặc bằng 15.
Đáp án C.
Số cách chọn ngẫu nhiên 2 lá phiếu là: (cách)
Các cặp số có tổng là một số lẻ lớn hơn hoặc bằng 15 là: (9;8); (9;6); (8;7). Xác suất để tổng của hai số ghi trên hai lá phiếu rút được là một số lẻ lớn hơn hoặc bằng 15 là: