IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Toán 299 Bài trắc nghiệm hàm số mũ, hàm số Logarit siêu hay có lời giải chi tiết

299 Bài trắc nghiệm hàm số mũ, hàm số Logarit siêu hay có lời giải chi tiết

299 Bài trắc nghiệm hàm số mũ, hàm số Logarit siêu hay có lời giải chi tiết (P6)

  • 7276 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một người gửi tiền tiết kiệm vào một ngân hàng với lãi suất 6,1%/năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì sau mỗi năm số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc và tính lãi cho năm tiếp theo. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được số tiền lãi ít nhất bằng số tiền gửi ban đầu, giả định trong thời gian này lãi suất không thay đổi và người đó không rút tiền ra?

Xem đáp án

Chọn A

Đây là bài toán lãi suất kép. Áp dụng công thức cho bài toán lãi suất kép: T=A(1+r%)n

Theo đề bài số tiền lãi thu được ít nhất bằng số tiền gửi ban đầu

Số tiền cả gốc và lãi nhận được sau n năm là 2A

Ta có PT:

 2A=A(1+6,1%)nn=11,7 năm12 năm

 

 


Câu 3:

Ông Tuấn đầu tư 500 triệu đồng để mua xe ô tô chở khách. Sau khi mua, thu nhập bình quân mỗi tháng được 10 triệu đồng (sau khi trừ đi các khoản chi phí khác). Tuy nhiên, mỗi năm giá trị xe lại giảm 10% so với năm trước đó. Tổng số tiền lãi sau 4 năm kinh doanh của ông Tuấn bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn B

Giá trị chiếc xe sau 4 năm là: 500(1-10%)4=328,05 triệu đồng

Giá trị khấu hao của xe trong 4 năm là: 500 - 328,05 = 171,95 triệu đồng

Thu nhập sau 4 năm kinh doanh là: 10×12×4=480 triệu đồng

Số tiền ông Tuấn lãi là: 480 - 171,95 = 308,05 triệu đồng

 


Câu 5:

Một thầy giáo cứ đầu mỗi tháng lại gửi ngân hàng 8 000 000 VNĐ với lãi suất 0.5%/ tháng. Hỏi sau bao nhiêu tháng thầy giáo có thể tiết kiệm tiền để mua được một chiếc xe Ô tô trị giá 400 000 000 VNĐ?

Xem đáp án

Chọn D

Đây là bài toán gửi tiền hàng tháng:

Ta dùng công thức:  T=A(1+r)[(1+r)n-1]r

Với

A: số tiền gửi vào ngân hàng

r: lãi suất kép / 1 tháng

n: số tháng gửi

T: số tiền nhận được cả gốc lẫn lãi sau n tháng

Từ số liệu của đề bài ta có PT:

400.000.000=8.000.000(1+0,5%)1+0,5%n-10,5%

Giải PT ta tìm được n=44,58 tháng45 tháng


Câu 8:

Đầu mỗi tháng, chị B gửi vào ngân hàng 3 triệu đồng theo hình thức lãi kép với lãi suất 0,6% một tháng và lãi suất không thay đổi trong suốt quá trình gửi tiền. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu tháng chị B có được số tiền cả gốc và lãi nhiều hơn 150 triệu đồng?

Xem đáp án

Chọn C

Áp dụng công thức của bài toán gửi tiền hàng tháng: T=A(1+r)(1+r%)n-1r

Theo ĐB: số tiền cả gốc và lãi nhiều hơn 150 triệu đồngT>150 triệu 

Ta có BPT: 3(1+0,6%)(1+0,6%)n-10,6%>150n>43,63 tháng44 tháng 

 


Câu 10:

Ông An gửi vào ngân hàng 60 triệu đồng theo hình thức lãi kép. Lãi suất ngân hàng là 8% trên năm. Sau 5 năm ông An tiếp tục gửi thêm 60 triệu đồng nữa. Hỏi sau 10 năm kể từ lần gửi đầu tiên đến khi rút toàn bộ tiền gốc và lãi được bao nhiêu? (Biết rằng lãi suất không thay đổi qua các năm ông An gửi tiền).

Xem đáp án

Chọn A

Số tiền ông An nhận được sau 5 năm là T1=60(1+8%)5=88,16 triệu đồng

Số tiền ông An nhận được sau 10 năm là T2=(T1+60)(1+8%)5=88,16+60(1+8%)5=217,695 triệu đồng


Câu 11:

Ông An gửi ngân hàng 150 triệu đồng với lãi suất 0,8%/tháng, sau mỗi tháng tiền lãi được nhập vào vốn (lãi kép). Hỏi sau một năm số tiền lãi ông An thu được gần nhất với kết quả nào sau đây.

Xem đáp án

Chọn D

Số tiền ông An thu được ( cả gốc lẫn lãi ) là: T=150(1+0,8)12=165,051 triệu đồng

Số tiền lãi ông An thu được là: X = T - A = 165,051 - 150 = 15,051 triệu đồng


Câu 13:

Anh Minh muốn sau 3 năm nữa có một khoản tiền 500 triệu đồng để mua ôtô. Để thực hiện việc đó, anh Minh xây dựng kế hoạch ngay từ bây giờ, hàng tháng phải gửi một khoản tiền không đổi vào ngân hàng theo thể thức lãi kép và không rút tiền ra trong 3 năm đó. Giả sử rằng lãi suất không đổi là 0,65%/tháng. Hỏi số tiền anh Minh phải gửi hàng tháng là bao nhiêu để sau 3 năm anh có được 500 triệu? (kết quả làm tròn đến hàng nghìn)

Xem đáp án

Chọn A

Đây là dạng bài toán gửi tiền hàng tháng

Ta sử dụng công thức của bài toán gửi tiền hàng tháng :

T=A(1+r)[(1+r)n-1]r

Từ đề bài ta có: T = 500 triệu, r = 0,65%/ tháng, n = 3 năm = 36 tháng

500=A(1+0,65%)[1+0,65%-1]0,65%A=12,292 

Vậy số tiền anh Minh phải gửi hàng tháng là 12.292.000 đồng

 


Câu 16:

Thầy giáo Công gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng theo hình thức lãi kép với kì hạn 4 tháng. Biết rằng lãi suất của ngân hàng là 0,5%/tháng. Hỏi sau 2 năm thầy giáo thu được số tiền lãi gần nhất với số nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Số tiền thầy Công nhận được ( cả gốc lẫn lãi ) là: T=10(1+0,5%.4)6=11,262 triệu đồng

Số tiền lãi thầy Công nhận được là: 11,262 - 10 = 1,262 triệu đồng


Câu 17:

Anh An vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 0,7%/tháng theo phương thức trả góp, cứ mỗi tháng anh An sẽ trả cho ngân hàng 5 triệu đồng và trả hàng tháng như thế cho đến khi hết nợ. Hỏi sau bao nhiêu tháng thì anh An trả được hết nợ ngân hàng? (Biết lãi suất ngân hàng không thay đổi).

Xem đáp án

Chọn C

Nhận xét: Đây là bài toán trả góp. Ta dùng công thức của bài toán trả góp:

X=A(1+r)n.r(1+r)n-1A=X(1+r)n-1(1+r)n.r với X  số tiền gửi hàng tháng, A  số tiền vay, r  lãi suất

Từ ĐB ta có X = 5 triệu, A = 100 triệu, r = 0,7%/tháng

100=51+0,7%n-11+0,7%n.0,7%n=21,62 tháng

KL: sau 22 tháng thì anh An trả hết nợ 


Câu 26:

Một người vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất là 0,7%/tháng theo thỏa thuận cứ mỗi tháng người đó sẽ trả cho ngân hàng 5 triệu đồng và cứ trả hàng tháng như thế cho đến khi hết nợ (tháng cuối cùng có thể trả dưới 5 triệu). Hỏi sau bao nhiêu tháng thì người đó trả được hết nợ ngân hàng.

Xem đáp án

Chọn A

Ta áp dụng công thức cho bài toán trả góp:

X=Ar(1+r)n(1+r)n-1 với X  số tiền phải trả hàng tháng                              A  số tiền vay 

Từ ĐB ta có PT:

100.0,7%.(1+0,7%)n(1+0,7%)n-1=5n=21,6222 tháng


Câu 27:

Ông Bình gửi 100 triệu đồng vào một ngân hàng với lãi suất 0,9%/tháng. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi tháng số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc để tính lãi cho tháng tiếp theo và từ tháng thứ hai trở đi, mỗi tháng ông Bình gửi thêm tiền vào tài khoản với số tiền là 2 triệu đồng. Hỏi sau 3 năm số tiền ông Bình nhận được cả gốc lẫn lãi là bao nhiêu? Giả định trong suốt thời gian gửi lãi suất không thay đổi và ông Bình không rút tiền ra (kết quả được làm tròn đến hàng nghìn).

Xem đáp án

Chọn A

Nhận xét: bài toán này là sự kết hợp giữa bài toán lãi suất kép và gửi tiền hàng tháng

Số tiền ông Bình nhận được sau 3 năm là: T1=100(1+0,9%)36=138,064 triệu đồng

Mỗi tháng tiếp theo ( từ tháng thứ 2 trở đi ) ông Bình gửi thêm tiền vào tài khoản với số tiền 2 triệu đồng

Số tiền ông Bình nhận được cả gốc lẫn lãi là:T2=2(1+0,9%)(1+0,9%)35-10,9%=82,588 triệu đồng 

Tổng số tiền ông Bình nhận được là: T=T1+T2=138,064+82,588=220,652 triệu đồng

KL: Số tiền ông Bình nhận được sau 3 năm là 220.652.000 triệu đồng


Câu 28:

Anh Hưng đi làm được lĩnh lương khởi điểm 4.000.000 đồng/tháng. Cứ 3 năm, lương của anh Hưng lại được tăng thêm 7%/1 tháng. Hỏi sau 36 năm làm việc anh ta được nhận tất cả bao nhiêu tiền? (kết quả làm tròn đến hàng nghìn đồng).

Xem đáp án

Chọn A

Số chu kỳ tăng lương là 363=12 lần

Ta đưa bài toán trên về dạng bài toán lãi suất kép:

Số tiền anh Hưng nhận được sau 36 năm là:

T=364+4(1+7%)1+4(1+7%)2+4(1+7%)3+...+4(1+7%)11T=36.4.(1+7%)12-1(1+7%)-1=2575,937 triệu đồng

KL: sau 36 năm làm việc anh Hưng được nhận tất cả số tiền là 2.575.937.000 đồng


Câu 30:

Sau một tháng thi công thì công trình xây dựng Nhà học thể dục của trường THPT Toàn Thắng đã thực hiện được một khối lượng công việc. Nếu vẫn tiếp tục với tiến độ như vậy thì dự kiến sau đúng 23 tháng nữa công trình sẽ hoàn thành. Để sớm hoàn thành công trình và kịp đưa vào sử dụng, công ty xây dựng quyết định từ tháng thứ hai, mỗi tháng tăng 4% khối lượng công việc so với tháng kề trước. Hỏi công trình sẽ hoàn thành ở tháng thứ mấy sau khi khởi công?

Xem đáp án

Chọn B

Theo dự kiến mỗi tháng đơn vị hoàn thành được 124 công việc.

Do tăng năng suất nên đơn vị hoàn thành công việc trong n tháng.

Tháng thứ 2 đơn vị thực hiện được 124+124.4%=124(1+4%) phần công việc

Tháng thứ 3 đơn vị thực hiện được 124(1+4%)2 phần công việc

Tháng thứ n đơn vị thực hiện được124(1+4%)n-1 phần công việc

Sau n tháng đơn vị hoàn thành công việc nên

124+124(1+4%)1+124(1+4%)2+...+124(1+4%)n-1=1124.(1+4%)n-11+4%-1=1n=17,1518 tháng 


Câu 33:

Ông A đến tiệm điện máy để mua ti vi với giá niêm yết 17.000.000 đồng, ông trả trước 30% số tiền. Số tiền còn lại ông trả góp trong 6 tháng, lãi suất 2,5%/tháng. Sau đúng một tháng kể từ ngày mua, ông bắt đầu trả góp; hai lần liên tiếp cách nhau đúng một tháng, số tiền trả góp ở mỗi tháng là như nhau. Biết rằng mỗi tháng tiệm điện máy chỉ tính lãi trên số dư nợ thực tế của tháng đó. Nếu mua theo hình thức trả góp như trên thì số tiền ông A phải trả nhiều hơn số giá niêm yết gần nhất với số tiền nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn D

Số tiền ông A phải trả trước là: 17.000.000×30%=5.100.000 đồng

Số tiền trả góp là 17.000.000 - 5.100.000 = 11.900.000 đồng

Gọi số tiền ông A phải trả hàng tháng là X đồng

Áp dụng công thức của bài toán trả góp ta có:

X=Ar(1+r)n(1+r)n-1với A=11.900.000, n=6, r=2,5%X=11.900.000×2.5%×(1+2,5%)6(1+2,5%)6-1=2.160.445 đồng

Số tiền ông A phải trả nhiều hơn là: 2.160.445 x 6 - 11.900.000 = 1.062.668 đồng

 


Bắt đầu thi ngay