Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 8: Kiểm tra một tiết chuyên đề V có đáp án
Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 8: Kiểm tra một tiết chuyên đề V có đáp án
-
1186 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
Kim loại nhóm IIA có hóa trị II → Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là RO.
→ Đáp án D
Câu 2:
Nguyên tử Fe có cấu hình e là
Nguyên tử Fe có Z = 26 → Cấu hình e của Fe là 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2.
→ Đáp án A
Câu 3:
Cấu hình e của Cr là
Nguyên tử Cr có Z = 24 (Có cấu hình bán bão hòa) → Cấu hình e của Cr là 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1.
→ Đáp án C
Câu 4:
Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ?
Kim loại hoạt động có thể khử được ion kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Ni đứng trước Ag, Cu, Pb trong dãy điện hóa → Ni có thể khử được các ion kim loại trên.
Ni + 2AgNO3 → Ni(NO3)2 + 2Ag
Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu
Ni + Pb(NO3)2 → Ni(NO3)2 + Pb.
→ Đáp án D
Câu 5:
Cho ba kim loại là Al, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho ?
Không kim loại nào vì cả 3 kim loại đều đứng sau Mg trong dãy điện hóa → Cả 3 kim loại đều không khử được ion Mg2+ trong muối.
→ Đáp án D
Câu 6:
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
CO khử được các oxit kim loại của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa thành kim loại và khí CO2.
→ CO chỉ khử được CuO thành Cu; Al2O3 và MgO không bị khử.
→ Đáp án D
Câu 7:
Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây ?
Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hóa học đóng vai trò chất khử → Nhường electron và tạo thành ion dương.
→ Đáp án B
Câu 8:
Cặp chất không xảy ra phản ứng là
Ag đứng sau Cu trong dãy điện hóa → Ag không thể khử ion Cu2+.
→ Đáp án D
Câu 9:
Các kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch có môi trường bazơ là: Li, Na, K, Ca, Ba. → Chỉ đáp án A thỏa mãn.
→ Đáp án A
Câu 10:
Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
Ta ngâm vào lượng dư dung dịch AgNO3 vì Cu phản ứng với AgNO3 tạo thành dung dịch muối và đẩy kim loại Ag ra khỏi muối.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
→ Đáp án A
Câu 11:
Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi
Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi các e tự do trong tinh thể kim loại.
→ Đáp án D
Câu 12:
So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại
So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại thường có năng lượng ion hóa nhỏ hơn.
→ Đáp án B
Câu 13:
Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?
Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc (Ag).
→ Đáp án B
Câu 14:
Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?
Kim loại dẻo nhất trong tất cả các kim loại là vàng (Au).
→ Đáp án A
Câu 15:
Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?
Kim loại có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại là crom (Cr).
→ Đáp án B
Câu 16:
Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?
Kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại là Xesi (Xe).
→ Đáp án B
Câu 17:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ?
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại Vonfam.
→ Đáp án A
Câu 18:
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại
Kim loại nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại là Li (D = 0,5g/cm3).
→ Đáp án A
Câu 19:
Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3?
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Theo bài ta có: nAlCl3 = 26,7/133,5 = 0,2 mol
Theo phương trình ta có: nCl2 = 3nAlCl3/2 = 0,3 mol
Khối lượng clo cần là: mCl2 = 0,3.71 = 21,3 g
→ Đáp án A
Câu 20:
M + Cu2+ → M2+ + Cu
Số mol Cu2+ phản ứng là: 1(0,5 – 0,3) = 0,2 mol
Độ tăng khối lượng của thanh kim loaị M:
M = mCu – mM tan = 0,2(64 – M) = 1,6
Suy ra: M = 56 là Fe
→ Đáp án A
Câu 21:
Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1 mol. Kết thúc phản ứng, khối lượng lá kẽm là bao nhiêu?
Ta có: nAgNO3 = 0,01 mol.
mAg = 0,01. 108 = 1,08g.
Đặt mZn = a ⇒ a = 1,08 – (0,005.65) = 0,755g.
→ Đáp án D
Câu 22:
Cho 8,4 g Fe vào dung dịch có chứa 0,4mol AgNO3. Kết thúc phản ứng, khối lượng bạc là bao nhiêu?
Ta có: nFe = 0,15 mol, nAgNO3 = 0,4mol.
Suy ra: mAg = (0,1+ 0,3).108 = 43,2g.
→ Đáp án C
Câu 23:
Cho biết các cặp oxi hoá - khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+
Tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự
Tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải: Fe2+, Cu2+, Fe3+.
→ Đáp án D
Câu 24:
Muốn khử dd chứa Fe3+ thành dd có chứa Fe2+ cần dùng kim loại sau:
2Fe3+ + Cu → Cu2+ + 2Fe2+
→ Đáp án A
Câu 25:
Cho các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dd H2SO4 loãng là:
Kim loại đứng trước H trong dãy điện hoá tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng: Fe, Al, Mg, Zn.
→ Đáp án D
Câu 26:
Ngâm Cu dư vào dd AgNO3 thu được dd X, sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. dung dịch Y gồm:
Ngâm Cu dư vào dd AgNO3, Ag bị đẩy hết ra khỏi muối, muối mới là Cu(NO3)2 (dd X).
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Ngâm Fe dư vào dung dịch X, Cu bị đẩy hết ra khỏi muối tạo muối mới là Fe(NO3)2.
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
→ Đáp án A
Câu 27:
Ngâm đinh sắt sạch trong 200 ml dd CuSO4. Sau phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra rửa nhẹ và làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 8 gam. Nồng độ CuSO4 ban đầu là:
Gọi số mol Fe phản ứng là x mol.
→ mtăng = 64x – 56x = 8 → x = 1 mol
→ nCuSO4 = x = 1 mol → CM(CuSO4) = 1/0,2 = 5M
→ Đáp án C
Câu 28:
Đốt cháy 1 1 ,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra m hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2(đktc) đã tham gia phản ứng là:
Đáp án: A
Câu 29:
Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đối bằng 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khi ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hoà tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là:
Đáp án: C
Y hoà tan MgO ⇒ Y có H+; nH2SO4M =nMgO = 0,02 mol
Câu 30:
Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, cường độ dòng điện 5 Ampe. Khối lượng Ag thu được ở catot là:
Theo định luật II của Pha – ra – đây thì khối lượng Ag sinh ra ở catot là:
→ Đáp án B