Trắc nghiệm Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm có đáp án (Vận dụng)
Trắc nghiệm Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm có đáp án (Vận dụng)
-
500 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các phát biểu sau:
1, Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng tách e hóa trị giảm dần.
2, Kim loại kiềm có tính khử mạnh nên thế điện cực rất âm.
3, Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim.
4, Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần bán kính của kim loại kiềm tăng dần.
5, Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.
Số phát biểu đúng là?
Đáp án C
2 đúng vì thế điện cực của kim loại kiềm rất âm
Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần số lớp electron tăng => Bán kính tăng => Khả năng tách electron hóa trị tăng => 4 đúng và 1 sai
Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim => 3 đúng
5 sai vì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần từ Li đến Cs.
Câu 2:
Cho các đặc điểm sau đây:
a, Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
b, Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất
c, cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất
d, bán kính nguyên tử
Các đặc điểm là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?
Đáp án A
Điểm khác nhau là bán kính nguyên tử. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần.
Câu 3:
Tính chất nào nêu dưới đây là đúng khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?
Đáp án B
NaHCO3 dễ bị nhiệt phân còn Na2CO3 thì không => A sai
NaHCO3 và Na2CO3 khi tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2 B đúng
Na2CO3 không tác dụng với NaOH => D sai
Na2CO3 và NaHCO3 đều được tạo từ axit yếu và bazơ mạnh nên khi thủy phân sẽ đều cho dung dịch kiềm => C sai.
Câu 4:
Hoà tan hoàn toàn 35 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 22,4 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
Đáp án C
nH2 = 1 mol => nH+ cần trung hòa = 2nH2 = 2 mol
Gọi nHCl = 3a mol => nH2SO4 = a mol
=> nH+ = 3a + 2a = 2 => a = 0,4
=> nCl = nHCl = 3.0,4 = 1,2 mol; nSO4 = nH2SO4 = 0,4 mol
Ta có mmuối = mKim loại + mCl + mSO4 = 35 + 1,2.35,5 + 0,4.96 = 116 gam
Câu 5:
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,8M và KOH 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Đáp án B
nCO2 = 0,05 mol; nOH = nNaOH + nKOH = 0,08+0,05= 0,13 mol > 2nCO2
=> OH- dư
=> = nCO2 = 0,05 mol
Và nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng = nOH- ban đầu - = 0,03 mol
Câu 6:
Sục từ từ V lít khí CO2 (đktc) từ từ vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,6M; KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,4M. Kết thúc phản ứng thu được 27,58 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị lớn nhất của V thỏa mãn điều kiện của bài toán là
Đáp án A
V lớn nhất khi có hiện tượng hòa tan kết tủa
nOH = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2 = 0,8 mol
nBaCO3 = 0,14 mol < nBa2+ = 0,2 mol => CO32- tạo hết thành kết tủa
=> nCO2 = nOH – nBaCO3 = 0,66 mol
=> V = 14,784 lít
Câu 7:
Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2; 0,05 mol NaOH và 0,05 mol KOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chứa 22,15 gam muối. Giá trị của V là
Đáp án D
Xét dung dịch sau phản ứng chứa : x mol Ba2+ ; 0,05 mol K+ ; 0,05 mol Na+ và HCO3-
Bảo toàn điện tích : nHCO3 = 0,1 + 2x mol
=> mmuối = mBa2+ + mK+ + mNa+ + nHCO3- = 22,15 gam
=> x = 0,05 mol
=> nBaCO3 = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol
+) Bảo toàn C :
=> VCO2 = 7,84 lít
Câu 8:
Cho hỗn hợp gồm K và Ba vào dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 18,64 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng tăng 2,46 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Đáp án A
Đặt a và b là số mol của K, Ba
=> a + 2b = 0,2.2 (1)
mdung dịch tăng = 39a + 137b – 18,64 – 0,2.2 = 2,46 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,2; b = 0,1
nBaSO4 = 0,08 mol => Ba2+ còn dư 0,1 – 0,08 = 0,02 mol
=> nH2SO4 = 0,08 mol => nHCl = 0,08.2= 0,16
Dung dịch X chứa Ba2+ (0,02), K+ (0,2 mol); Cl- (0,16 mol) và OH-
Bảo toàn điện tích => nOH- = 0,08 mol
=> mrắn = 17,58 gam
Câu 9:
Sục 4,48 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ca(OH)2 1M, phần nước lọc sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lần lượt cho tác dụng với các chất HNO3, NaCl, Ca(OH)2, NaNO3. Số trường hợp có phản ứng hoá học xảy ra là
Đáp án B
=> Phản ứng sinh ra 2 muối HCO3- (x mol) và CO32- (y mol)
- Sử dụng bảo toàn nguyên tố C:
- Sử dụng bảo toàn điện tích:
Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,1 mol
Vì CO32- và Ca2+ tạo hết thành kết tủa => dung dịch thu được gồm Na+, HCO3-
=> dung dịch sau phản ứng tác dụng được với HNO3, Ca(OH)2
Câu 10:
Hấp thụ hoàn toàn 22,4 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa y mol Ba(OH)2, x mol KOH, x mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 81,1 gam muối và 39,4 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion. Tỉ lệ x : y có thể là
Đáp án D
nCO2 = 1 mol; nBaCO3 = 0,2 mol
Giả sử muối chứa Ba(HCO3)2
=> dung dịch thu được gồm K+ (x mol); Na+ (x mol); Ba2+ và HCO3- (a mol)
Bảo toàn điện tích: nBa2+ = 0,5a – 0,5x – 0,5x= 0,5a -x
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = nHCO3- + nBaCO3 => 1 = a + 0,2 => a = 0,8 (1)
Bảo toàn nguyên tố Ba: nBa(OH)2 = nBa2+ + nBaCO3 => y = 0,5a – x + 0,2 (2)
mmuối = mK+ + mNa+ + mBa2+ + mHCO3-
=> 39x + 23x + 137.(0,5a - x) + 61a = 81,1 (3)
Từ (1), (2) và (3) => a = 0,8; x = 0,3; y = 0,3
=> x : y = 1 : 1