Trắc nghiệm Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm có đáp án (Thông hiểu)
Trắc nghiệm Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm có đáp án (Thông hiểu)
-
589 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy X có đặc điểm :
Đáp án A
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p64s1 => X là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA
Câu 2:
Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai ?
Đáp án C
Phát biểu sai là: Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần
Câu 3:
Kim loại kiềm là những nguyên tố hoạt động rất mạnh cho nên trong tự nhiên chúng tồn tại dưới dạng?
Đáp án C
Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì đây là những kim loại hoạt động rất mạnh. Để ra ngoài môi trường không khí, kim loại kiềm dễ dàng tác dụng với chất xung quanh tạo thành hợp chất.
Câu 4:
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
Đáp án C
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh.
PTHH:
Câu 5:
Đun nóng dung dịch KHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là
Đáp án C
Khi đun nóng dung dịch KHCO3 thì có phản ứng sau xảy ra:
2KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O
Trong quá trình đun nóng dung dịch, khí CO2 sinh ra sẽ bay ra khỏi dung dịch. Sau khi để nguội dung dịch chỉ còn lại chất tan là K2CO3. Do đó khi nhúng quỳ tím vào sẽ thầy quỳ tím chuyển sang màu xanh do muối K2CO3 có môi trường kiềm yếu
Câu 6:
NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?
Đáp án A
Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.
PTHH:
B sai vì nung hỗn hợp thì NaHCO3 chuyển thành Na2CO3 lẫn với NaCl => không thu được NaCl tinh khiết.
C sai vì cả 2 chất đều tan trong nước và khi hạ nhiệt độ không sinh ra kết tủa.
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
1, Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
2, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
3, Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.
4, Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính ánh kim.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước tăng dần => 3 sai.
Câu 8:
Cho 5,85 gam một kim loại kiềm M tác dụng hết với nước thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Kim loại M là
Đáp án B
nH2 = 0,075 mol
Bảo toàn e: nM = 2nH2 => nM = 0,075.2 = 0,15 mol
=> M= 5,85 / 0,15 = 39 => M là K
Câu 9:
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo dung dịch Y và thoát ra V lít (đktc) khí H2. Để trung hòa dung dịch Y cần dùng vừa đủ 600 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
Đáp án A
Ta có: nH+ = nOH- = 2nH2
mà nH+ = 2nH2SO4 => nH2 = nH2SO4 = 0,6 mol
=> V = 0,06.22,4 = 13,44 lít
Câu 10:
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M và M’ nằm ở 2 chu kì kế tiếp nhau. Lấy 3,1 gam hỗn hợp A hòa tan hết vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). M và M’ là
Đáp án B
nH2 = 0,05 mol
Dựa vào các đáp án ta thấy hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm
nKL =2nH2 = 0,1 mol
2 kim loại là Na và K
Câu 11:
Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Đáp án C
nCO2 = 0,015 mol; nOH- = nNaOH + nKOH = 0,04 mol > 2nCO2
=> OH‑ dư
=> nCO3 = nCO2 = 0,015 mol
Và nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng = nOH- ban đầu − 2 = 0,01 mol
=> mrắn = mNa + mK + + mOH- dư = 2,31 gam
Câu 12:
Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M sinh ra số mol CO2 là
Đáp án B
Ban đầu xảy ra phản ứng:
Sau phản ứng này, H+ còn dư 0,01 mol nên sẽ xảy ra tiếp phản ứng với (0,02 + 0,02 = 0,04 mol
Câu 13:
Nhỏ rất từ từ đến hết 200 ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 aM và HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của a là
Đáp án D
Thứ tự phản ứng :
H+ + OH- → H2O
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → H2O + CO2
=> 0,2.(2a + 0,15) = 0,05 + 0,04 + 0,02
=> a = 0,2M
Câu 14:
Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là
Đáp án D
Coi hỗn hợp gồm KHCO3 và MgCO3 có số mol lần lượt là x và y (vì MNaHCO3 = MMgCO3)
nCO2 = 0,15 mol => x + y = 0,15
100x + 84y = 14,52
=> x = 0,12 và y = 0,03
=> m = 0,12 . (39 + 35,5) = 8,94g
Câu 15:
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là
Đáp án B
nCO2 = 0,05 mol; nKOH = 0,2 mol > 2nCO2 => OH- dư
=> dung dịch sau phản ứng gồm K2CO3 0,05 mol và KOH dư 0,1 mol
Nhỏ từ từ HCl đến khi có khí thì dừng, có các phản ứng sau :
HCl + KOH → KCl + H2O
K2CO3 + HCl → KHCO3 + KCl
=> nHCl = nKOH + nK2CO3 = 0,15 mol
=> V = 0,06 lít = 60 ml