IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 1

  • 3683 lượt thi

  • 34 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Số đồng phân cấu tạo là amin bậc III có cùng công thức phân tử C4H11N là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđrocacbon. Theo đó các amin được phân loại thành: amin bậc I, bậc II và bậc III

Giải chi tiết:

Có 1 đồng phân amin bậc 3 là (CH3)2-N-C2H5


Câu 2:

Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit mạch hở T, thấy có 1,44 gam H2O đã phản ứng, thu được 10,12 gam hỗn hợp gồm hai amino axit. Công thức phù hợp với T là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

- Tính số mol T từ số mol nước

- Áp dụng bảo toàn khối lượng tìm khối lượng của T

- Tính phân tử khối của T

- Kết luận công thức của T.

Giải chi tiết: nH2O=0,08molnT=0,04mol

Áp dụng bảo toàn khối lượng → mT = 8,68 gam

→ MT = 217

→ T là Ala - Ala  - Gly


Câu 3:

Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tripeptit trở lên có phản ứng màu biure

Giải chi tiết:

Dung dịch abumin có phản ứng màu biure.


Câu 4:

Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Viết các quá trình xảy ra ở các cực khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân nóng chảy NaCl và kết luận.

Giải chi tiết:

Điện phân dung dịch NaCl:

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

Điện phân NaCl nóng chảy:

2NaCl → 2Na + Cl2

→ ở catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nỏng chảy là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-


Câu 5:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

X + CH3OH/HCl → Y

Y + C2H5OH/HCl → Z

Z + NaOH dư → T

Biết X là axit glutamic, Y, Z, T là các chất hữu cơ có chứa nitơ. Công thức phân tử của Y và T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Viết phương trình và kết luận.

Giải chi tiết:

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + CH3OH + HCl → CH3OOC-CH2-CH2-CH(NH3Cl)-COOH + H2O

CH3OOC-CH2-CH2-CH(NH3Cl)-COOH + C2H5OH → CH3OOC-CH2-CH2-CH(NH3Cl)-COOC2H5 + H2O

CH3OOC-CH2-CH2-CH(NH3Cl)-COOC2H5 + 3NaOH → NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa + CH3OH + C2H5OH + NaCl + H2O

Y là C6H12O4NCl và T là C5H7O4Na2N

Câu 6:

Chọn phát biểu không đúng.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết phần Đại cương kim loại.

Giải chi tiết:

Phát biểu không đúng là phát biểu C.

Nhóm IIIA có nguyên tố Bo (B) không phải kim loại.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về polime

Giải chi tiết:

Đáp án A. đúng

Đáp án B. sai, tơ visco và tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ nhân tạo.

Đáp án C. sai, tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic

Đáp án D. sai, polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp


Câu 8:

Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về amin.

Giải chi tiết:

Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là C6H5NH2


Câu 9:

Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo (xà phòng) và

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Chất béo là trieste của glyxerol và các axit béo

Giải chi tiết:

Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo (xà phòng) và glixerol.


Câu 10:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử rất lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O..)

Giải chi tiết:

Poli (etylen terephtalat), protein, nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

Poli (vinyl clorua) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp


Câu 11:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch:   (ảnh 1)

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Từ các tính chất của X, chọn đáp án phù hợp.

Giải chi tiết:

Chất X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t0 cho kết tủa trắng → loại B và D do saccarozơ không có phản ứng với AgNO3/NH3, t0

Chất X làm mất màu dung dịch brom → loại C, do fructozơ không làm mất màu dung dịch brom


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết tổng hợp hữu cơ.

Giải chi tiết:

A, B, C đúng.

D sai do đipeptit không có phản ứng màu biure.


Câu 13:

Thủy phân este nào sau đây thu được ancol metylic?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Viết phương trình phản ứng và kết luận.

Giải chi tiết:

HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO

CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH


Câu 14:

Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng. Tỷ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametylenđiamin trong mẫu tơ trên là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

- Tơ có dạng (-NH-C6H12-NH-)(-CO-C4H8-CO-)x

- Từ %N, tìm x

Giải chi tiết:

Tơ có dạng (-NH-C6H12-NH-)(-CO-C4H8-CO-)x

%N=28112x+114.100%=12,39%

→ x = 1

→ Tỷ lệ axit ađipic : hexametylenđiamin = x:1 = 1:1


Câu 15:

Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số đieste là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Viết các công thức đieste có thể có và kết luận.

Giải chi tiết:

Thu được tối đa 3 đieste:

(HCOO)2C2H4

(CH3COO)2C2H4

HCOOC2H4OOCCH3


Câu 16:

Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Xác định các gốc axit trong chất béo, xây dựng công thức và kết luận.

Giải chi tiết:

X là (C17H33COO)(C17H35COO)(C15H31COO)C3H5

→ MX = 860


Câu 18:

Ngâm một lá sắt nặng 30 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 CM, phản ứng xong thu được 32 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của CM

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

- Tính số mol Fe và Cu từ số mol CuSO4

- Áp dụng tăng giảm khối lượng tính khối lượng hỗn hợp rắn sau phản ứng

- Suy ra nồng độ mol của dung dịch CuSO4.

Giải chi tiết:

 

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

0,2c     0,2c                      0,2c

→ 30 - 0,2c.56 + 0,2c.64 = 32

→ c = 1,25M


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết tổng hợp hữu cơ.

Giải chi tiết:

A, đúng

B, sai, saccarozơ khi thủy phân cho sản phẩm là glucozơ và fructozơ

C, sai, các chất béo lỏng là các triglixerit tạo ra từ glixerol và các axit béo không no.

D, sai, các polime sử dụng làm tơ có thể được tổng hợp bằng cả phản ứng trùng hợp (tơ olon,…) và trùng ngưng (tơ lapsan,..)


Câu 20:

Cho các chất: (1) phenyl propionat, (2) tripanmitin, (3) amoni glutamat, (4) axit glutamic, (5) Ala-Val, (6) axit ađipic. Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỷ lệ mol tương ứng 1:2 là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Viết phương trình hóa học và kết luận

Giải chi tiết:

Phenyl propionat: C2H5COOC6H5 + 2NaOH → C2H5COONa + C6H5ONa + H2O

Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3

Amoni gluconat: CH2OH(CHOH)4COONH4 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + NH3 + H2O

Axit glutamic: NH2C3H5(COOH)2 + 2NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + 2H2O

Ala-Val: Ala-Val + 2NaOH → AlaNa + ValNa + H2O

Axit ađipic: (CH2)4(COOH)2 + 2NaOH → (CH2)4(COONa)2 + 2H2O


Câu 21:

Phương trình hóa học nào sau đây được viết không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về phần Đại cương kim loại.

Giải chi tiết:

Vì Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên Ag không phản ứng với HCl


Câu 22:

Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là m gam. Giá trị gần nhất với m là

Xem đáp án

Giải chi tiết: nO2=0,59mol;nH2O=0,52mol 

Bảo toàn khối lượng nCO2=0,47mol

Do nH2O>nCO2  nên ancol no

Quy đổi E thành C3H4O2 (0,04 mol), C3H8O2 (x mol), CH2 (y mol) và H2O (z mol)

Ta có: mE = 0,04.72 + 76x + 14y + 18z = 11,16

nCO2=0,04.3+3x+y=0,47

nH2O=0,04.2+4x+y+z=0,52

nH2O=0,04.2+4x+y+z=0,52

→ x = 0,11; y = 0,02; z = -0,02

Do y < x nên ancol không chứa thêm CH2 → axit gồm C3H4O2 (0,04 mol) và CH2 (0,02 mol)

Muối gồm C3H3O2K (0,04 mol) và CH2 (0,02 mol)

→ mmuối = 4,68 gam


Câu 23:

Những tính chất vật lý chung của kim loại (tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo, ánh kim) được gây nên bởi

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính chất vật lý chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

Giải chi tiết:

Những tính chất vật lý chung của kim loại được gây nên bởi các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.


Câu 24:

Kiểu liên kết giữa các gốc glucozơ trong mạch amilozơ là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit thành mạch dài, xoắn lại.

Giải chi tiết:

Kiểu liên kết giữa các gốc glucozơ trong mạch amilozơ là α-1,4-glicozit.


Câu 25:

Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

- Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế những kim loại đứng sau Mg (có tính khử trung bình đến yếu, như Cu, Hg, Ag, Au,..)

- Phương pháp nhiệt luyện điều chế những kim loại đứng sau Al.

- Phương pháp điện phân dùng để điều chế hầu hết các kim loại.

Giải chi tiết:

Phương pháp thích hợp để điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là điện phân MgCl2 nóng chảy


Câu 26:

Thực hiện sơ đồ phản ứng (hệ số phương trình biểu thị đúng tỷ lệ mol)

X + 2NaOH → Y + CH3NH2 + 2H2O

Y + H2SO4 → Z + Na2SO4

nT + nZ → poli (etylen terephtalat) + 2nH2O

Phân tử khối của Y là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

- Từ phương trình (3) suy ra T và Z

- Từ phương trình (2) suy ra Y

- Tìm được X và tính phân tử khối của X.

Giải chi tiết:

T là C2H4(OH)2

Z là C6H4(COOH)2

Y là C6H4(COONa)2

X là HOOC-C6H4-COONH3CH3

→ MY = 210.


Câu 27:

Cho các phát biểu sau:

(a) Xà phòng hóa vinyl axetat, thu được muối và anđehit

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí

(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit

(e) Triolein tham gia phản ứng cộng H2 xúc tác Ni, nhiệt độ

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết tổng hợp hữu cơ.

Giải chi tiết:

(a) đúng

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO

(b) sai, trùng hợp CH2=CH2

(c) sai, anilin là chất lỏng ở điều kiện thường

(d) sai, amilopectin có cả 1,4 và 1,6

(e) đúng


Câu 28:

Cho các chất: (1) tinh bột, (2) vinyl axetat, (3) triolein, (4) Val-Ala, (5) Axit glutamic, (6) policaproamit. Số chất bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường bazơ là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Những chất bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường bazơ

+ Có nhóm chức este

+ Có liên kết amit CONH.

Giải chi tiết:

Các chất bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường bazơ là (2), (3), (4), (6).


Câu 29:

Phân tử tinh bột và xenlulozơ có cùng đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Phân tử tinh bột và xenlulozơ đều được tạo ra từ quá trình quang hợp.


Câu 30:

Cho phản ứng: Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag. Kết luận nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất tăng số oxi hóa

Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất giảm số oxi hóa.

Giải chi tiết:

Zn2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+


Câu 32:

Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2 (đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là

Xem đáp án

Đáp án D

Đặt a, b là số mol NaCl và NaOH

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

  a          a              a          a/2

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

  b                            b          b/2

 (1)

Vì nHCl = a mol → mHCl = 36,5a gam

mdd  HCl=36,5a10%=365agam

Ta có: mddspu = mNa + mdd HCl - mH2

→ 23(a+b) + 365a - 0,07.2 = 46,88 (2)

Từ (1) và (2) → a = 0,12 và b = 0,02

C%NaCl=58,5a46,88.100%=14,97%


Câu 33:

So sánh lực bazơ của các chất sau: NH3, C6H5NH2, CH3NH2. Giải thích ngắn gọn?

Xem đáp án

Vì CH3- là gốc đẩy electron nên làm tăng tính bazơ của amin, gốc C6H5- là gốc hút electron nên làm giảm tính bazơ của amin.

→ Tính bazơ của C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2


Câu 34:

Nêu điều kiện cần thiết để xảy ra sự ăn mòn điện hóa? Viết các bán phương trình xảy ra ở hai điện cực khi một vật bằng thép (hợp kim của Fe và C) được đặt trong môi trường không khí ẩm?

Xem đáp án

- Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học

+ Có hai điện cực khác nhau về bản chất: cặp kim loại - kim loại, cặp kim loại - phi kim, cặp kim loại - hợp chất.

+ 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

+ 2 điện cực nhúng vào cùng một dung dịch chất điện ly.

- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng thép trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2… sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại. Tinh thể Fe là cực âm, tinh thể C là cực dương

+ Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử:

2H+ + 2e → H2

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

+ Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa:

Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương