Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 8: Ôn tập và kiểm tra chuyên đề Amin- Amino Axit- Protein có đáp án

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 8: Ôn tập và kiểm tra chuyên đề Amin- Amino Axit- Protein có đáp án

Trắc nghiệm chuyên đề Hóa 12 Chủ đề 8: Ôn tập và kiểm tra chuyên đề Amin- Amino Axit- Protein có đáp án

  • 316 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl

Xem đáp án

Cọi CTPT của amin là CnH2n+2+kNk (Amin chứa k nguyên tử N)

Khi đốt 1 mol amin, tạo ra nCO2 = n, nH2O = n + 1 + k/2; nN2 = k/2

Do đó: 0,1.(n + n + 1 + k/2 + k/2) = 0,5 2n + k = 4 n = 1; k = 2

Amin là NH2­CH2­NH2

Với 4,6 g amin, nCH2(NH2)2 = 0,1 mol nHCl = 0,2 mol

→ Đáp án A


Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ) : V_(H_2 O) = 1 : 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk

Khi đốt, nCO2 = n mol, nH2O = n + 1 + k/2 (mol)

Mà VCO2 : VH2O = 1 : 2

2n = n + 1 + k/2 2n ­ k = 2

Vì k ≤ 2 n = 2; k = 2.

Amin là H2NCH2CH2NH2

1,8 g X ứng với namin = 1,8/60 = 0,03 mol

Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl m = 3,99 g

→ Đáp án A


Câu 3:

Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với 0,05 mol H2SO4 loãng, khối lượng muối thu được là
Xem đáp án

Cho anilin dư phản ứng với H2SO4

2C6H5NH2 + H2SO4 → (C6H5NH3)2SO4

nmuối = 0,05 mol mmuối = 0,05.284 = 14,2 g

→ Đáp án B


Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2 : nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:

Xem đáp án

Giả sử X, Y + 2,475 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2

Theo đề bài x/y = 10/13

Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475

Tìm được x = 1,5 mol; y = 1,95 mol

Bảo toàn Khối lượng:

mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g

→ Đáp án D


Câu 5:

Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

Xem đáp án

Gọi 2 amin là A và B (với MA < MB)

Vì amin đơn chức , tăng giảm khối lượng nHCl = (1,49 – 0,76)/36,5 = 0,02 mol

Do đó, nA = nB = 0,01 mol 0,01.MA + 0,01.MB = 0,76 MA + MB = 76

MA < 76/2 = 38 MA= 31 (CH3NH2) MB = 45 (CH3CH2NH2)

nCH3NH2 = 0,01. 31 = 0,31 g

→ Đáp án D


Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm ctpt của X

Xem đáp án

Gọi CTPT của amin là CxHyN

mkết tủa = mCaCO3 = 6 g nCO2 = 6/100 = 0,06 mol

Khí còn lại là N2  nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)

Đặt số mol amin là a nN2 (amin) = a/2 mol nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)

Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2  nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol

Bảo toàn Khối lượng mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a

nH2O = (0,46 – 14a)/2

Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2  2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)

a = 0,02 mol Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)

→ Đáp án A


Câu 7:

Trong bình kín chứa 35 ml hỗn hợp gồm H2, một amin đơn chức và 40 ml O2. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, rồi đưa hỗn hợp thu được về điều kiện ban đầu. Thể tích các chất tạo thành bằng 20 ml gồm 50% là CO2, 25% là N2, 25% là O2. CTPT của amin là

Xem đáp án

Do điều kiện như nhau nên ta sử dụng thể tích như số mol (để tiện tính toán)

Ta có:

Trong bình kín chứa 35 ml hỗn hợp gồm H2, một amin đơn chức và 40 ml O2. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, rồi đưa hỗn hợp thu được về điều kiện ban đầu. Thể tích các chất tạo thành bằng 20 ml gồm 50% là CO2, 25% là N2, 25% là O2. CTPT của amin là (ảnh 1)35ml + 40 ml O2Trong bình kín chứa 35 ml hỗn hợp gồm H2, một amin đơn chức và 40 ml O2. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, rồi đưa hỗn hợp thu được về điều kiện ban đầu. Thể tích các chất tạo thành bằng 20 ml gồm 50% là CO2, 25% là N2, 25% là O2. CTPT của amin là (ảnh 2)

Amin đơn chức Vamin = 2VN2 = 10 ml

VH2 = 35 – 10 = 25 ml

Số C của amin là: VCO2 / Vamin = 10/10 = 1

Trong các phương án đã cho chỉ có CH5N thỏa mãn

→ Đáp án A

 

Câu 8:

Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

Xem đáp án

Gọi công thức chung của 2 hidrocacbon là CxHy . Gọi VC2H7N = a; VCxHy = b

Ta có: a + b = 100 a = 100 – b

Khi cho Y qua H2SO4 đặc H2O bị giữ lại

Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (ảnh 1)

Mà VH2O = 0,5.(7a + by); VCO2 = 2a + xb; VN2 = 0,5a

Do vậy

Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (ảnh 2)

+) Từ 5a + 2xb = 500, mà a = 100 – b

5.(100 – b) + 2xb = 500 x = 2,5

Hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp có số mol bằng nhau (vì số C trung bình = 2,5)

Số H phải là số lẻ (là trung bình cộng của 2 số chẵn liên tiếp)

    +) Từ 7a + by = 600 7.(100 – b) + by = 600 (7 – y)b = 100 y < 7

Do đó, y = 3 hoặc y = 5

Hai hidrocacbon là: C2H4 và C3H6 (y = 5)

hoặc C2H2 và C3H4 (y = 3)

→ Đáp án B


Câu 9:

Trung hòa hoàn toàn 9,62 gam một amin bậc 1 bằng dung dịch HCl thu được 19,11g muối. Amin có công thức là

Xem đáp án

Gọi amin là R(NH2)x  Muối là R(NH3Cl)x

Tăng giảm khối lượng nHCl = (19,11 – 9,62)/36,5 = 0,26 mol

namin = 0,26/x (mol)

Mamin = 9,62/namin = 37x x = 2; M = 74 (H2N­C3H6­NH2)

→ Đáp án D


Câu 10:

Cho 18,6 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của ankylamin là:

Xem đáp án

Gọi ankylamin là RNH2

3RNH2 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3RNH3Cl

nFe(OH)3 = 0,2 mol nRNH2 = 0,6 mol MRNH2 = 18,6/0,6 = 31 (CH3NH2)

→ Đáp án A


Câu 11:

Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là

Xem đáp án

X + HCl → RNH3Cl

X là amin đơn chức, bậc 1. MX = 14/0,13084 = 107 (C7H7NH2)

Có 4 đồng phân thỏa mãn là: C6H5CH2NH2; CH3C6H4NH2 (o­ ; m­ ; p­)

→ Đáp án B


Câu 12:

X là amin no đơn chức mạch hở và Y là amin no 2 lần amin mạch hở có cùng số cacbon. Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối. Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối. p có giá trị là :

Xem đáp án

Trung hòa 1 mol X cần 1 mol HCl, 1 mol Y cần 2 mol HCl

Do vậy

X là amin no đơn chức mạch hở và Y là amin no 2 lần amin mạch hở có cùng số cacbon. Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối. Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối. p có giá trị là : (ảnh 1)

Khối lượng của a mol X và b mol Y là: m1 = 43,15 – 0,5.36,5 = 24,9

0,1.MX + 0,2.MY  Mó= 24,9 X + 2MY = 249

Vì X , Y có cùng số C , gọi CTPT của X là CnH2n+1NH2  Y là CnH2n(NH2)2

(14n + 1 + 16) + 2.(14n + 16.2) = 249 n = 4 Muối là C4H9NH3Cl và C4H8(NH3Cl)2

p gam gồm : 0,2 mol C4H9NH3Cl và 0,1 mol C4H8(NH3Cl)2

p = 38 g

→ Đáp án B


Câu 13:

Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Tăng giảm khối lượng nHCl = (31,68 – 20)/36,5 = 0,32 mol

VHCl = 0,33/1 = 0,32 lít = 320 ml

→ Đáp án D


Câu 14:

Cho chuỗi phản ứng sau:

C6H6 + HNO3 (H2SO4) → X + Fe, HCl → Y + NaOH → Z. Tên gọi của Z là:

Xem đáp án

Theo thứ tự phản ứng, ta có:

X là C6H5-NO2

Y là: C6H5NH2

PTHH: 3C6H5NO2 + 3Fe + 6HCl → C6H5NH2 + 3FeCl2 + 2H2O

Z là anilin do Y không phản ứng với NaOH

→ Đáp án A


Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là

Xem đáp án

nN2 = 0,1 mol nN = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố nito nCH3NH2 = 0,2 mol

m = 0,2. 31 = 6,2 gam

→ Đáp án B


Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. CTPT của amin là:

Xem đáp án

nCO2 = 0,3 mol nC = 0,3 mol

nH2O = 0,5 mol nH = 1 mol

Bảo toàn khối lượng mN = 7,4 – 0,3.12 – 1 = 2,8 gam

nN = 0,2 mol

xét tỉ lệ công thức của amin là C3H10N2

→ Đáp án C


Câu 17:

Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?

Xem đáp án

Do amin có tính bazo nên quá trình phản ứng sẽ là amin phản ứng hết với HCl trước, sau đó sẽ tạo kết tủa theo phương trình:

FeCl3 + 3R-NH2 + 3H2O → 3R-NH3Cl + Fe(OH)3

Tổng số mol amin cần dùng là 0,4.0,5 + 0,8.0,4.3 = 1,16 mol

Xét hỗn hợp CH3NH2 và C2H5NH2 có M là 34,5 và có số mol là 1,16

m = 1,16 . 34,5 = 40,02 gam

→ Đáp án B


Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Tên gọi của amin đó là:

Xem đáp án

Tỉ lệ 2:3 tỉ lệ C : H là 2 : 6 = 1 : 3

kết hợp với 4 đáp án amin đó chỉ có thể là C3H9N

→ Đáp án A


Câu 19:

Khi cho 13,95g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dd HCl 1M. Khối lượng muối thu được là

Xem đáp án

Theo bài ra, nanilin = 0,15 mol. HCl = 0,2 mol HCl dư 0,05 mol

bảo toàn khối lượng: m = 13,95 + 0,15 . 36,5 = 19,425

→ Đáp án C


Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Giá trị của a là

Xem đáp án

Theo bài ra, ta có nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 0,4 mol

Áp dụng công thức:

namin = (nH2O – nCO2)/1,5 (amin no đơn chức)

= (0,4 – 0,25) : 1,5 = 0,1 mol.

→ Đáp án B


Câu 21:

Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là

Xem đáp án

Giả sử C2H5-NH2 phản ứng hết → số mol HCL Phản ứng = Số mol amin = 11.25 / 45 = 025 mol = Muối tạo thành

- Muối tạo thành là C2H5NH3Cl → Khối lương là m = 0,25x(45+ 36,5)= 20,375 g . Đề nói có 22,2 g chất tan → HCl dư mHCl dư = mchất tan – mmuối = 1.825g → số mol HCl dư là 1.825/36.5 = 0.05mol vậy số mol HCl tổng là = 0.25 + 0.05 = 0.3 mol

→ CM(HCl) = n/V = 0.3/0.2 =1.5 M

→ Đáp án D


Câu 22:

Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Số đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là:

Xem đáp án

Theo bài ra, tỉ lệ nCO2 : nH2O = 8 : 11 tỉ lệ C : H = 4 : 11 C4H11N

Theo bài ra thì X là amin bậc 1, do đó có:

    +) C-C-C-C-NH2 ( butan-1-amin)

    +) C-C(CH3)-C-NH2 ( butan-2-amin)

    +) C-C-C(CH3)-NH2 ( 2-metyl propan-1-amin)

    +) C-C(CH3)2-NH2 ( 2-metyl propan-2-amin)

4 đồng phân

→ Đáp án D


Câu 23:

Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là

Xem đáp án

Theo bài ra, X đơn chức. Để ý 4 đáp án chỉ có 1 nhóm NH2 nên dựa vào phần trăm N MX = 87

X là C5H11NH2

→ Đáp án D


Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ: VCO2 : VH2O = 8 : 17. Công thức của 2 amin là

Xem đáp án

Tỉ lệ thể tích cũng như tỉ lệ số mol.

VCO2 : VH2O = nCO2 / nH2O = 8/17

Số mol hỗn hợp amin: (nH2O – nCO2)/1,5 = (17 - 8)/1,5 = 6

Số nguyên tử C trung bình là: 8/6 = 1,3333 Vì hỗn hợp đầu gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp CH3NH2 và C2H5NH2

→ Đáp án C


Câu 25:

Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có VCO2 : VH2O bằng

Xem đáp án

Bào toàn khối lượng nHCl = 0,25 mol. vì amin đơn chức nên tổng số mol 2 amin là 0,25 mol Có m = 13,35 và n = 0,25 M trung bình: 53,4

Vì 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp nên đó là C2H5NH2 và C3H7NH2 và số mol tương ứng là 0,1 và 0,15

tỉ lệ thể tích cũng chỉnh là tỉ lệ mol là:

(0,1.2 + 0,15.3) : [(0,1.7 + 0,15.9) : 2] = 26/41

→ Đáp án D


Câu 26:

Có 2 amin bậc 1: (A) là đồng đẳng của anilin, (B) là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21g (A) thu được 336 ml N2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn (B) cho hỗn hợp khí, trong đó VCO2 : VH2O = 2 : 3. CTCT của (A),(B) là

Xem đáp án

Xét cả A và B đều là đơn chức.

- Đốt A, ta có nN = 0,03 mol MA = 3,21 : 0,03 = 107 A là CH3C6H4NH2

- Đốt B ta có tỉ lệ C : H = 1:3 C3H9N B là CH3CH2CH2NH2

→ Đáp án A


Câu 27:

Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là

Xem đáp án

bảo toàn khối lượng ta tìm được số mol HCl là: 0,25 mol

M trung bình: 9,85 : 0,25 = 39,4

Chắc chắn phải có CH3NH2

Loại B và D

xét ý C có amin không no, không thỏa mãn đề bài

→ Đáp án A


Câu 28:

Trung hoà 0,9 gam 1 amin đơn chức X cần vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1. Phát biểu không chính xác về X là:

Xem đáp án

Số mol H+ là 0,1. 0,2 = 0,02 mol

MX = 0,9/0,02 = 45 X có CTPT: C2H7N

ý A, C, D đều đúng

Ý B sai do X có thể là C2H5NH2 hoặc CH3NHCH3

→ Đáp án B


Câu 29:

A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a gam kết tủa. giá trị của a là

Xem đáp án

Theo bài ra, ta có M(A) = 14/0,15054 = 93

A là C6H5NH2

0,1 mol C6H5NH2 → 0,1 mol C6H2Br3NH2

a = 33 gam

→ Đáp án A


Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ. Công thức phân tử của X là:
Xem đáp án

X có dạng CxHyOtN

nC = nCO2 = 0,3 mol.

nH = 2nH2O = 2. 0,25 = 0,5 mol.

nN = 2nN2 = 2. 0,05 = 0,1 mol.

mO = mX - mC - mH - mO = 8,7 - 0,3. 12 - 0,5. 1 - 0,1. 14 = 3,2 gam.

nO = 3,2/16 = 0,2 mol.

Ta có x : y : z : 1 = 0,3 : 0,5 : 0,2 : 0,1 = 3 : 5 : 2 : 1

Vậy X là C3H5O2N

→ Đáp án B


Câu 31:

Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án

Ta có: mHCl = mmuối - mamin = 1.46

nHCl = 0.04 nồng độ mol là 0,2 đúng

Số mol mỗi amin là 0.02 dúng

Công thức chung la CnH2n+3N

Mtb = 1.52/0.04 = 38 nên n = 1.5

do số mol 2 chất bằng nhau nên C đúg

Đáp án A sai vì C2H7N có 2 công thúc cấu tạo

→ Đáp án A


Câu 33:

Amino axit X có công thức Cho tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Quy trình: X + hỗn hợp axit + hỗn hợp bazơ vừa đủ.

nH2O = ∑nOH- = 0,4.(0,1 + 0,2) = 0,12 mol

Bảo toàn khối lượng

m = 0,02.118 + 0,02.98 + 0,06.36,5 + 0,04.40 + 0,08.56 – 0,12.18 = 10,43 gam.

→ Đáp án B


Câu 34:

X là amino axit no, mạch hở, phân tử chỉ chứa một nhóm và một nhóm COOH. Y là một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp M gồm X, Y và một peptit có công thức Đun nóng 0,25 mol M với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối. Đốt cháy hết muối trong Z cần vừa đủ 24,64 lít (đktc) thu được sản phẩm trong đó có tổng khối lượng và là 49,2 gam. Phần phần trăm về khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Xem đáp án

Đặt nCO2 = x; nH2O = y mCO2 + mH2O = 44x + 18y = 49,2 (g)

nCOO- = nNaOH = 0,4 mol

Bảo toàn nguyên tố Na: nNa2CO3 = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố Oxi: 0,4.2 + 1,1.2 = 2x + y + 0,2.3

Giải hệ có x = 0,75 mol; y = 0,9 mol

Muối của X và Ala có dạng CnH2nNO2Na → nH = 2nC

Muối của Y có dạng CmH2m–1O2Na → nY = (nC – nH/2) : 0,5 = 0,1 mol → nX, Ala = 0,3 mol

Ta có: m ≥ 1 CX, Ala ≤ (0,95 - 0,1):0,3 = 2,83 X là Gly

Trong M, đặt nX, Y = a; npeptit = b

→ nM = a + b = 0,25 mol

nNaOH = a + 4b = 0,4 mol

→ a = 0,2 mol; b = 0,05 mol

→ nX/M = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố Cacbon: CY = (0,95 – 0,05.3 – 0,25.2) : 0,1 = 3

→ Y là C3H6O2  %mY = 0,1.75:(0,1.75 + 0,1.74 + 0,05.260).100% = 26,25%

→ Đáp án C


Câu 36:

Đun nóng dung dịch chứa 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là

Xem đáp án

Bảo toàn khối lượng

+ Ta có: nH2O = nNaOH = 0,03 mol -BTLK→ mmuối = mgly + mglu + 40nNaOH – mH2O = 30,68 (g)

→ Đáp án B

 
 
 

Câu 37:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X tác dụng với 500 mL dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là m gam. Giá trị của m là

Xem đáp án

X là C2H5NH3NO3: nX = 0,03 mol; nKOH = 0,05 mol KOH dư.

→ Rắn gồm 0,03 mol KNO3 và (0,05 – 0,03 = 0,02) mol KOH dư.

→ m = 0,03.101 + 0,02.56 = 4,15(g)

→ Đáp án D


Câu 38:

Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y.

→ Muối gồm x mol C2H4NO2K và y mol CH2  mmuối = 113x + 14y = 8,19(g).

nO2 = 2,25x + 1,5y = 0,1875 mol

Giải hệ có: x = 0,07 mol; y = 0,02 mol.

Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nBaCO3 = 0,07 × 2 + 0,02 = 0,16 mol

→ m = 31,52(g) (Ps: |30 – 31,52| > |32,5 – 31,52| gần C hơn).

→ Đáp án C


Câu 40:

Cho 0,12 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết khi cô cạn không xảy ra phản ứng hoá học. Giá trị của m là:

Xem đáp án

nHCl = nAla = 0,12 mol; nNaOH (dư) = 0,3 - 0,12.2 = 0,06(mol)

mrắn = mAla-Na + mNaCl + nNaOH dư = 0,12.111 + 0,12.58,5 + 0,06.40 = 22,74(g)

→ Đáp án C


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương