Bài toán xác định và nhận biết chất vô cơ có đáp án (P1)
-
2526 lượt thi
-
42 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
Đáp án C
X là CrO3
Câu 2:
Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây?
Đáp án C
Từ giả thiết suy ra khí thải nhà máy có chứa H2S. Phương trình phản ứng :
Pb(NO3)2+H2S → PbS ↓ +2HNO3
Câu 3:
Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen ?
Đáp án A
Khí có trong không khí đã làm cho đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen là H2S. Phương trình phản ứng :
4Ag + O2+ 2H2S → 2Ag2S↓ +2H2O
Câu 4:
Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?
Đáp án B
Khí X là CO. Thành phần của các loại khí than :
Khí than ướt: {CO; CO2; H2}; Khí thsn khô: {CO; CO2; O2}
Câu 5:
Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là
Đáp án A
Phương trình phản ứng :
Fe + H2SO4 → FeSO4 +H2↑
2KNO3 → 2KNO2 +O2↑
2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2↑ + 2KCl +2MnCl2+8H2O
Câu 6:
Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Chất X là chất nào sau đây?
Đáp án C
Chỉ cần sử dụng giả thiết X tan được trong nước và đáp án là có thể xác định được X là Na2S. Phương trình phản ứng của X với H2SO4 loãng :
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S ↑
Câu 7:
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
Đáp án B
Từ giả thiết suy ra X là dung dịch AlCl3. Phương trình phản ứng :
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + NaCl
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 +2H2O
Dung dịch trong suốt chứa NaOH và NaAlO2
Câu 8:
Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa keo trắng. Chất X là:
Đáp án B
Theo giả thiết suy ra X là NH3. Phương trình phản ứng :
AlCl3 +3NH3+3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Câu 9:
Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là
Đáp án A
Theo giả thiết suy ra Z là NaHCO3. Phương trình phản ứng :
NaHCO3 +HCl → NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 +Ca(OH)2 → NaOH +CaCO3 +H2O
Câu 10:
Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
Đáp án A
Câu 11:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Công thức của X là :
Đáp án B
Câu 12:
Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là
Đáp án D
Câu 13:
Các chất khí X, Y, Z, R, T lần lượt được tạo ra từ các quá trình phản ứng sau:
(1) Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc.
(2) Sắt sunfua tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
(3) Nhiệt phân kali clorat, xúc tác mangan đioxit.
(4) Nhiệt phân quặng đolomit.
(5) Đốt quặng pirit sắt.
Số chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là :
Đáp án C
Trong 5 khí trên thì có 4 khí phản ứng được với dung dịch KOH là Cl2, H2S, CO2 và SO2
Câu 14:
Hỗn hợp bột (chứa 2 chất có cùng số mol) nào sau đây không tan hết khi cho vào lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng nóng, không có oxi) ?
Đáp án D
Hỗn hợp bột (chứa 2 chất có cùng số mol) không tan hết khi cho vào lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng nóng, không có oxi) là FeCl2 và Cu.
Các hỗn hợp còn lại đều có thể tan hết trong H2SO4 (loãng nóng, không có oxi).
Bản chất phản ứng :
Câu 15:
Hợp chất X có các tính chất sau:
(1) Là chất có tính lưỡng tính.
(2) Bị phân hủy khi đun nóng.
(3) Tác dụng với dung dịch NaHSO4 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí.
Vậy chất X là:
Đáp án D
X là Ba(HCO3)2. Phương trình phản ứng :
(1) Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 +2CO2 +2H2O
Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 +2H2O
(2) Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 + H2O
(3) Ba(HCO3)2 + NaHSO4 → BaSO4 +Na2SO4 +2CO2 +2H2O
Câu 16:
Nghiên cứu một dung dịch chứa chất tan X trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
Đáp án C
Dựa vào giả thiết và đáp án ta thấy X là dung dịch BaCl2. Phương trình phản ứng :
Câu 17:
Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các điều kiện sau:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là
Đáp án D
X, Y, Z lần lượt là NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. Phương trình phản ứng :
Câu 18:
X, Y, Z là các dung dịch muối (trung hòa hoặc axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều kiện: X tác dụng với Y có khí thoát ra; Y tác dụng với Z có kết tủa; X tác dụng với Z vừa có khí vừa tạo kết tủa. X, Y, Z lần lượt là
Đáp án B
X, Y, Z lần lượt là NaHSO4, Na2CO3, Ba(HSO3)2. Phương trình phản ứng:
Câu 19:
Chất vô cơ X trong thành phần chỉ có 2 nguyên tố. X không tan được vào H2O và dung dịch HCl. Đốt cháy X trong O2 ở nhiệt độ cao được khí Y. Khí Y tác dụng với dung dịch brom được chất Z. Z phản ứng với dung dịch BaCl2 thu được chất Q. Q không tan được vào dung dịch HNO3. Các chất X, Y, Z theo thứ tự tương ứng là:
Đáp án C
X, Y, Z lần lượt là CuS, SO2, H2SO4. Phương trình phản ứng :
Câu 20:
Các dung dịch riêng biệt : Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch | (1) | (2) | (4) | (5) |
(1) |
| khí thoát ra | có kết tủa |
|
(2) | khí thoát ra |
| có kết tủa | có kết tủa |
(4) | có kết tủa | có kết tủa |
|
|
(5) |
| có kết tủa |
|
|
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:
Đáp án A
Từ bảng kết quả thí nghiệm, ta thấy (1), (3), (5) lần lượt là H2SO4, NaOH, MgCl2. Thật vậy :
Câu 21:
Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T. Biết: X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T lần lượt là:
Đáp án D
Từ giả thiết, ta thấy X, Y, Z, T lần lượt là Al; Na; Fe; Cu. Phương trình phản ứng minh họa :
Câu 22:
Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội.
- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.
- Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là
Đáp án B
Từ giả thiết suy ra X, Y, Z lần lượt là Fe, Mg, Al
Câu 23:
Axit X là hóa chất quan trọng bậc nhất trong nhiều ngành sản xuất như phân bón, luyện kim, chất dẻo, acqui, chất tẩy rửa... Ngoài ra trong phòng thí nghiệm, axit X được dùng làm chất hút ẩm. Axit X là :
Đáp án D
Từ giả thiết suy ra X là H2SO4
Câu 24:
Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
Đáp án D
Từ giả thiết suy ra X, Y, Z, T lần lượt là Al, K, Fe, và Ag
Câu 25:
Hợp chất X có các tính chất :
(1) Là chất khí ở nhiệt độ thường, nặng hơn không khí.
(2) Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím.
(3) Bị hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa trắng.
X là chất nào trong các chất sau :
Đáp án B
Khí X là SO2. Chứng minh :
MSO2 > Mkhông khí
5SO2 + 2KMnO4 +2H2O → 2MnSO4 + 2H2SO4
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 +H2O
Câu 26:
Cho các phản ứng sau:
(1) (A) + HCl → MnCl2 + (B)↑ + H2O
(2) (B) + (C) →nước gia-ven
(3) (C) + HCl → (D) + H2O
(4) (D) + H2O → (C) + (B)↑+ (E)↑
Khí E là chất nào sau đây?
Đáp án B
Câu 27:
Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao và bột đá vôi. Chỉ dùng một chất có thể nhận biết ngay được bột gạo là
Đáp án C
Thuốc thử để nhận biết ra bột gạo là dung dịch I2 → dung dịch màu xanh tím
Câu 28:
Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thải đó, ta dùng dung dịch:
Đáp án A
Để nhận biết sự có mặt của H2S ta dùng thuốc thử là Pb(CH3COO)2. Phản ứng tạo ra kết tủa màu đen
Câu 29:
Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là
Đáp án C
Có 2 thuốc thử có thể phân biệt SO2 và CO2 là dung dịch Br2; dung dịch H2S
Câu 30:
Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
Đáp án C
Dùng dung dịch KOH có thể nhận biết nhóm chất Mg, Al2O3, Al
Chất | Phương trình phản ứng | Hiện tượng |
Mg | Không phản ứng | Chất rắn không bị hòa tan. |
Al2O3 | Al2O3 + NaOH →2NaAlO2 + H2O | Chất rắn bị hòa tan, nhưng không giải phóng khí. |
Al | 2Al + 2NaOH + 2H2O→2NaAlO2 + 3H2 | Chất rắn bị hòa tan và giải phóng khí. |
Câu 31:
Để phân biệt 2 dung dịch Fe(NO3)2 và FeCl2 người ta dùng dung dịch ?
Đáp án A
Thuốc thử là dung dịch HCl.
Dung dịch | Phương trình phản ứng | Hiện tượng |
Fe(NO3)2 | 3Fe2+ + NO3- +4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O 2NO + O2 →2NO2 | Tạo khí không màu và bị hóa nâu trong không khí. |
FeCl2 | Không phản ứng | Không có hiện tượng xảy ra. |
Câu 32:
Có thể phân biệt 3 dung dịch : KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
Đáp án C
Thuốc thử cần dùng là BaCO3.
Dung dịch | Phương trình phản ứng | Hiện tượng |
KOH | Không phản ứng | Không có hiện tượng xảy ra. |
HCl | BaCO3+ 2HCl → BaCl2+ CO2+H2O | Tạo khí không màu, không mùi. |
H2SO4 (loãng) | BaCO3+ H2SO4 →BaSO4 +CO2 +H2O | Tạo khí không màu, không mùi và kết tủa trắng. |
Câu 33:
Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
Đáp án C
Câu 34:
Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là:
Đáp án D
Câu 35:
Để nhận biết các dung dịch muối (đựng riêng biệt trong các ống nghiệm): Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, MgCl2 có thể dùng dung dịch
Đáp án B
Câu 36:
Có các kim loại riêng biệt sau: Na, Mg, Al, Ba. Để phân biệt các kim loại này chỉ được dùng thêm dung dịch hoá chất nào sau đây?
Đáp án C
Thuốc thử để nhận biết 4 kim loại Na, Mg, Al, Ba là dung dịch Na2CO3
Như vậy ta đã nhận biết được 2 kim loại Ba, Na. Đối với Mg, Al ta đem cho phản ứng với dung dịch NaOH vừa thu được. Nếu thấy kim loại bị tan và giải phóng khí thì đó là Al. Nếu thấy kim loại không tan thì đó là Mg
Câu 37:
Bằng phương pháp hóa học, có thể phân biệt 3 dung dịch không màu: HCl loãng, KNO3, Na2SO4 đựng trong 3 lọ mất nhãn chỉ với thuốc thử là
Đáp án D
Thuốc thử phân biệt 3 dung dịch HCl loãng, KNO3, Na2SO4 là Fe.
Đầu tiên ta nhận biết được dung dịch HCl do có phản ứng tạo khí không màu H2 :
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Sau đó trộn dung dịch HCl với 2 dung dịch còn lại để tạo ra 2 mẫu thử mới và cho phản ứng với Fe. Mẫu nào phản ứng tạo khí không màu hóa nâu thì xác định đó là KNO3, có phản ứng tạo khí không màu là Na2SO4
Câu 38:
Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?
Đáp án B
Thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 là dung dịch Ba(HCO3)2
Như vậy ta đã nhận biết được H2SO4, HCl.
Đối với 2 dung dịch còn lại, ta lấy HCl phản ứng với kết tủa tạo thành ở thí nghiệm trên. Nếu kết tủa tan và giải phóng khí, suy ra đó là BaCO3 và dung dung dịch ban đầu là NaOH; nếu kết tủa không tan, suy ra đó là BaSO4 và dung dịch ban đầu là K2SO4
Câu 39:
Cho các dung dịch: Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4, Na2S. Số thuốc thử tối thiểu cần để phân biệt các chất trên là:
Đáp án A
Câu 40:
Để nhận biết 4 cốc nước: cốc 1 chứa nước cất, cốc 2 chứa nước cứng tạm thời, cốc 3 chứa nước cứng vĩnh cửu, cốc 4 chứa nước cứng toàn phần. Có thể làm bằng cách là:
Đáp án B
Ta thấy :
Các loại nước | Thành phần |
Nước cất | H2O |
Nước cứng tạm thời | H2O, Mg, Ca, HCO3 |
Nước cứng vĩnh cửu | H2O, Mg, Ca, Cl, SO4 |
Nước cứng toàn phần | H2O, Mg, Ca, HCO3, Cl, SO4 |
Đun sôi kỹ 4 mẫu nước ta sẽ nhận biết được hai nhóm. Nhóm 1 gồm nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần; nhóm 2 gồm nước cứng vĩnh cửu và nước nguyên chất.
Lấy dung dịch thu được ở nhóm 1 cho phản ứng với Na2CO3. Nếu không thấy xuất hiện kết tủa thì suy ra mẫu ban đầu là nước cứng tạm thời; nếu thấy tạo kết tủa thì mẫu ban đầu là nước cứng toàn phần.
Làm tương tự với nhóm 2. Nếu không thấy kết tủa là nước cất; nếu thấy kết tủa là nước cứng vĩnh cửu
Câu 41:
Chỉ dùng CO2 và H2O nhận biết được bao chất bột trắng (trong các lọ không nhãn) trong số các chất sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4
Đáp án C
Hòa tan 5 chất vào nước, 3 mẫu tan là NaCl , Na2CO3, Na2SO4; 2 mẫu không tan là BaCO3 , BaSO4. Tiếp tục sục CO2 vào hai mẫu không tan, nếu thấy mẫu nào tan thì đó là BaCO3; mẫu không tan là BaSO4.
Phương trình phản ứng : BaCO3 + CO2 + H2O →Ba(HCO3)2
Lấy Ba(HCO3)2 cho vào 3 mẫu tan, mẫu không tạo kết tủa là NaCl; hai mẫu tạo kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4. Tiếp tục làm tương tự như trên để tìm ra Na2CO3 và Na2SO4
Câu 42:
Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt, mất nhãn: NaCl, HCl, NaHSO4, Na2CO3 là
Đáp án C
Thuốc thử nhận biết 4 dung dịch NaCl, HCl, NaHSO4, Na2CO3 là BaCl2.
thuốc thử | NaCl | HCl | NaHSO4 | Na2CO3 |
BaCl2 | không tạo kết tủa | không tạo kết tủa | tạo kết tủa | tạo kết tủa |
Giờ ta chia 4 dung dịch ban đầu thành 2 nhóm : (1) không tạo kết tủa; (2) tạo kết tủa.
Lấy một trong hai dung dịch ở nhóm (1) cho phản ứng với nhóm (2).
Nếu không có hiện tượng gì xảy ra thì dung dịch ở nhóm (1) là NaCl, dung dịch còn lại là HCl. Cho HCl vào 2 dung dịch ở nhóm (2), nếu không có hiện tượng gì thì đó là NaHSO4, có khí bay ra là Na2CO3.
Nếu một mẫu giải phóng khí thì dung dịch ở nhóm (1) là HCl, dung dịch còn lại là NaCl; dung dịch ở nhóm (2) là Na2CO3, dung dịch còn lại là NaHSO4.