Trắc nghiệm Sự ăn mòn kim loại có đáp án (Nhận biết)
-
503 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:
Đáp án A
“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.
Câu 2:
Cho viên bi sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn
Đáp án B
Cho viên bi vào ống đựng dung dịch HCl theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn chậm dần do nồng độ của HCl giảm dần
Câu 3:
Kim loại nào sau đây có khả năng tạo ra màng oxit bảo vệ để không bị oxi hóa ngoài không khí ẩm ?
Đáp án A
Al khi phản ứng với oxi (hoặc nước) trong không khí tạo lớp màng oxit mỏng Al2O3 bảo vệ bề mặt (SGK 12 cơ bản – trang 121)
Câu 4:
Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là
Đáp án D
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn hóa học là
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Câu 5:
Sự phá hủy vật bằng thép trong không khí ẩm chủ yếu xảy ra:
Đáp án C
Sự phá hủy thép trong không khí ẩm chủ yếu xảy ra ăn mòn điện hóa học vì thỏa mãn 3 yếu tố
+ Xuất hiện 2 cặp điện cực có bản chất hóa học khác nhau (thép là hợp kim của Fe và C → xuất hiện 2 cặp điện cực)
+ Cặp điện cực này tiếp xúc trực tiếp với nhau
+ Cùng nhúng trong dung dịch chất điện li (ở đây là không khí ẩm (H2O;O2…)
Câu 6:
Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra
Đáp án D
Quá trình ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương → sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương
Câu 7:
Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là
Đáp án C
Các quá trình xảy ra như sau :
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng
Câu 8:
Trường hợp nào dưới đây kim loại bị ăn mòn điện hoá ?
Đáp án B
A, C, D sai vì đây là những quá trình ăn mòn hóa học
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá ?
Đáp án D
Khi cho CuSO4 vào thì xảy ra phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Cu tạo ra bám trên Zn→ tạo ra 1 pin điện hóa làm thanh kẽm ăn mòn nhanh
Câu 10:
Nhận xét nào sau đây là sai?
Đáp án C
A. Đúng vì xuất hiện cặp điện cực Fe-C ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm
B. Đúng
C. Sai đây là cách chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa, dùng vật hi sinh là Zn thay thế cho Fe
D. Đúng
Câu 11:
Ngâm đinh sắt vào 1 trong 4 dung dịch sau: NaCl, FeCl3, H2SO4, Cu(NO3)2. Hỏi trường hợp nào sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa?
Đáp án B
Các trường hợp ngâm đinh sắt vào xảy ra ăn mòn điện hóa học là: Cu(NO3)2
Câu 12:
Để bảo vệ các phương tiện giao thông hoạt động dưới nước có vỏ bằng thép người ta gắn vào vỏ đó (ở phần ngập dưới nước) kim loại
Đáp án B
Thép là hợp kim của Fe và C, để thép không bị ăn mòn thì ta gắn 1 kim loại hoạt động hóa học hơn Fe để bảo vệ, vì khi xảy ra ăn mòn điện hóa thì Zn sẽ bị ăn mòn trước
Chú ý
Mg là kim loại hoạt động hóa học hơn sắt, có thể dùng làm vật thay thế ăn mòn để bảo vệ sắt, tuy nhiên không dùng Mg vì Mg nhẹ hơn Zn và có khả năng phản ứng với nước nên sức chịu bền sẽ kém hơn
Câu 13:
Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta phủ một lớp sơn lên vật liệu. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây?
Đáp án A
Phương pháp chống ăn mòn ở đây là bảo vệ bề mặt (SGK lớp 12 nâng cao – trang 135).
Câu 14:
Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?
Đáp án A
Thực tế người ta dùng Zn phải dùng kim loại hoạt động mạnh hơn để hi sinh bên ngoài, bảo vệ kim loại Fe bên trong
Câu 15:
Hỗn hợp tecmit dùng để hàn những chỗ vỡ, mẻ của đường tàu hỏa là
Đáp án B
Hỗn hợp tecmit gồm Al và Fe2O3