900 bài ôn tập rèn luyện lý thuyết tổng hợp môn hóa học (P5)
-
8340 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các phát biểu sau :
(1) Tơ poliamit có chứa các liên kết peptit -CO-NH-.
(2) Trong công nghiệp người ta điều chế Clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl.
(3) Trong các muối sau FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe2O3 có 3 chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
(4) Trong các hợp chất thì số oxi hóa của mỗi nguyên tố luôn khác 0.
(5) Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C và H có thể có thêm O, N...
(6) Axit HNO3 có thể hiện tính oxi hóa hoặc khử.
Số phát biểu đúng là :
Đáp án A
Chỉ có phát biểu (6) là đúng
Câu 2:
Cho các phản ứng sau:
Số các phản ứng có thể tạo ra khí N2 là:
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 2 – 3 – 4 – 6 – 7 - 8
Câu 3:
Cho các khái niệm, phát biểu sau:
(1) Andehit HCHO ở thể khí và tan rất tốt trong nước.
(2) CnH2n-1CHO (n1) là công thức của andehit no, đơn chức và mạch hở.
(3) Anđehit cộng hidro tạo thành ancol bậc 2
(4) Dung dịch nước của andehit fomic được gọi là fomon
(5) Andehit là chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(6) Phenol là một axit yếu nhưng làm đổi màu quỳ tím.
(7) Dung dịch bão hòa của andehit fomic (có nồng độ 37- 40%) được gọi là fomalin
Tổng số khái niệm và phát biểu đúng là:
Đáp án D
Các trường hợp thỏa mãn: 1 - 4 - 5 - 7
Câu 4:
Cho các mệnh đề sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài (từ khoảng 12 đến 24, số cacbon chẵn), không phân nhánh.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,...
(3) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và gọi là xì dầu.
(5) Dầu mỡ bị ôi là do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất chất béo bị khử chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.
(6) Mỗi vị axit có vị riêng: Axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me, ...
(7) Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic được bắt đầu từ nguồn nguyên liệu metanol.
(8) Phenol có tính axit rất yếu: dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(9) Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy có kết tủa trắng của 2,4,6-trinitrophenol.
Số mệnh đề đúng là:
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 2 – 6 – 7 - 8
Câu 5:
Cho các phát biểu sau:
(1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
(4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch.
(6). Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp gây ô nhiễm không khí.
(7). Khí thải của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí.
(8). Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh gây ô nhiễm không khí.
(9). Hoạt động của núi lửa gây ô nhiễm không khí.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 4 – 5 – 6 – 7 - 9
Câu 6:
Cho các nhận định sau:
(1) Hợp chất của cacbon được gọi là hợp chất hữu cơ
(2) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp hidro, oxi, nitơ, sau đó đến halogen, lưu huỳnh, ...
(3) Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao
(5) Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 2 – 3 - 5
Câu 7:
Cho các nhận định sau:
(1) Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ.
(2) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, xuất hiện kết tủa bạc trắng.
(3) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho phức màu xanh lam.
(4) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, t°) thu được sobitol.
(5) Glucozơ và fructozơ tan tốt trong nước và có vị ngọt.
(6) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
Số nhận định đúng là.
Đáp án C
Tất cả các nhận định đều đúng.
Câu 8:
Cho các phát biểu sau:
(1) Anken là những chất hữu cơ mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C = C
(2) Anken C3H6 có tên thông thường là propen
(3) Etilen và propilen không có đồng phân anken
(4) Anken C2H4 có tên thay thế là eten
(5) Olefin là tên gọi khác của ankin
(6) Có 1 anken là chất khí ở điều kiện thường có đồng phân anken
Số phát biểu đúng là.
Đáp án D
Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 4 - 6
Câu 9:
Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là.
Đáp án A
Các chất thỏa mãn: metyl acrylat, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ.
Câu 10:
Cho các este sau:
(l) CH2=CHCOOCH3 (2)CH3COOCH=CH2 (3)HCOOCH2-CH=CH2
(4)CH3COOCH(CH3)=CH2 (5)C6H5COOCH3 (6)HCOOC6H5
(7)HCOOCH2-C6H5 (8)HCOOCH(CH3)2
Biết rằng C6H5-: phenyl; số este khi tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol là.
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 3 – 5 – 7 - 8
Câu 11:
Cho các phát biểu sau:
1. Hầu hết các anken đều nhẹ hơn nước và ít tan trong nước
2. Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng cộng
3. Trong phòng thí nghiệm, các anken được điều chế từ các ankan tương ứng
4. Ankađien là những hợp chất hữu cơ mạch hở trong phân tử có hai liên kết đôi C = C
5. Công thức phân tử chung của các ankađien là CnH2n-2 (n>=3)
6. Buta-1,3-đien và isopren là các ankađien liên hợp
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 2 – 5 - 6
Câu 12:
Cho các chất sau: HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH (1); H2N-CH2-COOCH3(2); ClH3N-CH2- COOH (3); H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4); HCOONH4(5). Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH là.
Đáp án C
Các chất thỏa mãn: HOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOH (1); H2N-CH2-COOCH3(2); H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4); HCOONH4(5).
Câu 13:
Cho các nhận định sau:
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chế thuốc.
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
(4) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.
(5) Muối mononatri của axit glutaric là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
Số nhận định đúng là.
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 2 – 3 – 4 - 6
Câu 14:
Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu sai là:
(1). Tơ visco thuộc loại tơ hoá học
(2). Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác là HCl loãng hoặc enzim
(3) Trong mật ong có chứa nhiều glucozơ
(4) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2
(5). Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(6). Trong môi trường axit glucozơ và fructozơ có sự chuyển hóa lẫn nhau.
Đáp án C
Chỉ có phát biểu (6) là sai.
Câu 15:
Trong các phát biểu sau đây, tổng số phát biểu đúng là?
1. Trong hợp chất HNO3 thì nguyên tố nitơ có hóa trị 5.
2. Trong một phân tử xenlulozơ có chứa ba nhóm OH tự do.
3. Ở nhiệt độ thường tripanmitin là chất lỏng.
4. Glucozơ còn được gọi với tên là đường nho vì có nhiều trong quả nho chín.
Đáp án C
Chỉ có phát biểu 4 là đúng.
Câu 16:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3 (2) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(3) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(4) Thổi luồng khí CO qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(5) Điện phân dung dịch MgCl2 bằng điện cực trơ.
(6) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(7) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(8) Nhiệt phân Ag2S ngoài không khí.
(9) Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.
(10) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 4 – 6 – 7 – 8 - 9
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm -OH tự do, nên hòa tan được Cu(OH)2.
(5) Amilozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
(6) Xenlulozơ thể hiện tính chất của ancol khi phản ứng với HNO3 đặc có mặt chất xúc tác H2SO4 đặc. Phát biểu đúng là
Đáp án D
Các trường hợp thỏa mãn: 1 - 2 - 3 - 6
Câu 18:
Với các phản ứng sau đây trong dung dịch:
Số phản ứng xảy ra được là:
Đáp án B
Các trường hợp thỏa mãn: 2 – 3 – 4 – 6 – 7 - 8
Câu 19:
Có các phát biểu sau:
1. Ankin C4H6 có 2 đồng phân mạch cacbon
2. Các ankin có nhiệt độ sôi thấp hơn các anken tương ứng
3. Các ankin không tan trong nước và nhẹ hơn nước
4. Trong công nghiệp, axetilen được sản xuất chủ yếu từ CaC2
5. Anken X trong phân tử có 8 liên kết xích ma thì CTPT của X là C3H6
6. Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 5 - 6
Câu 20:
Cho các phát biếu sau về cacbohiđrat:
(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(3) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(4) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ, sản phẩm đều tác dụng được H2 (Ni, t°).
(5) Khi đun nóng saccarozơ với dung dịch AgNO3/NH3, thu được kết tủa bạc trắng.
(6) Tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 2 – 3 – 4 - 6
Câu 21:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân NaCl nóng chảy. (2) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(3) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3. (4) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(6) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 - 2 - 3 - 6
Câu 22:
Cho các phát biểu và nhận định sau :
(1) Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2.
(2) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
(3) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.
(4) Nồng độ CO cao trong khí quyển là gây ô nhiễm không khí
Số phát biểu đúng là :
Đáp án B
Các trường hợp thỏa mãn: 1 - 2 - 3 - 4.
Câu 23:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (2) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (6) Cho dung dịch CrO3 vào dung dịch HCl.
(7) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch BaCl2.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là:
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 - 6
Câu 24:
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(2) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(6) Tinh bột là một trong những nguồn lương thực cơ bản của con người.
(7) Muối natri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.
(8) Khi thủy phân hoàn toàn các protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các a và b amino axit.
(9) Trùng ngưng axit w-amino caproic sẽ thu được tơ nilon-6.
(10) Tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ nitron, tơ tằm đều thuộc loại tơ poliamit.
Số phát biểu đúng là?
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 3 – 5 – 6 - 7
Câu 25:
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Đốt cháy bột sắt trong khí Cl2, dư (2) Cho bột sắt vào dung dịch H2SO4 loãng
(3)Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư (4) Cho bột Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư
(5) Cho bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư (6) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl dư
Số thí nghiệm thu được muối Fe (III)
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 3 – 4 – 5 - 6
Câu 26:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3. (2) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(3) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(4) Thổi luồng khí co qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(5) Điện phân dung dịch MgCl2 bằng điện cực trơ.
(6) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(7) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 3 - 4 – 6 - 7
Câu 27:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây kim loại Fe dư trong khí O2.
(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(3) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong chân không).
(4) Cho kim loại Fe vào lượng dư dung dịch HCl.
(5) Cho Fe vào dung dịch chứa Fe(NO3)3
(6) Cho 0,1 mol Fe vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,5 mol HNO3 (NO là sản phẩm khử của N+5)
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được muối sắt (II)?
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 4 - 5
Câu 28:
Cho dãy các chất: KHSO4, Al2O3, ZnO, MgO, FeO, CrO3, Cr2O3, KH2PO4, CaHPO4, BeO, Zn(OH)2, Al(OH)3, Ala, Gly, Val, NH4HCO3, (NH4)2CO3. Số chất có tính lưỡng tính trong dãy là.
Đáp án C
Các chất thỏa mãn: Al2O3, ZnO, Cr2O3, KH2PO4, CaHPO4, BeO, Zn(OH)2, Al(OH)3, Ala, Gly, Val, NH4HCO3, (NH4)2CO3.
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hợp chất, kim loại kiềm có mức oxi hóa +1
(2) Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được hai loại kết tủa.
(4) Đồng kim loại được điều chế bằng cả ba phương pháp là thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân.
(5) Al không tan trong nước do có lớp màng Al2O3 bảo vệ.
Số nhận định đúng là :
Đáp án B
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 4 - 5
Câu 30:
Cho lần lượt từng hỗn hợp bột (chứa hai chất có cùng số mol) sau vào lượng dư dung dịch HCl (loãng, đun nóng): (a) Al và Al4C3; (b) Cu và Cu(NO3)2; (c) Fe và FeS; (d) Cu và Fe2O3; (e) Cr và Cr2O3. Sau khi kết thúc phản ứng, số hỗn hợp tan hoàn toàn là
Đáp án C
Các hỗn hợp thỏa mãn: (a) Al và Al4C3; (b) Cu và Cu(NO3)2; (c) Fe và FeS; (d) Cu và Fe2O3; (e) Cr và Cr2O3.
Câu 31:
Cho các thí nghiệm sau:
(1). Cho NO2 vào dung dịch NaOH. (2).Cho HCl vào dung dịch K2Cr2O7
(3). Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)3 (4). Cho BaCl2 vào dung dịch K2CrO4
(5). Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl
(6). Đốt Ag ở nhiệt độ cao ngoài không khí.
Số thí nghiệm xẩy ra phản ứng oxi hóa khử là:
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 2 - 5
Câu 32:
Cho các thí nghiệm sau:
1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2
3. Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3 4. Cho H2S vào dung dịch AgNO3
5. Cho Na2S vào dung dịch FeCl3 6. Cho AlCl3 vào dung dịch KAlO2.
7. Cho Ba vào dung dịch CuCl2 8. Cho hỗn hợp CrO3 và Ba vào nước.
Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm có chất kết tủa là:
Đáp án A
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 - 8
Câu 33:
Cho các chất sau: NaHCO3, Al, (NH4)2CO3, Al2O3, ZnO, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Ala, axit glutamic. Số chất có tính lưỡng tính là:
Đáp án C
Các chất thỏa mãn: NaHCO3, (NH4)2CO3, Al2O3, ZnO, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Ala, axit glutamic.
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(1). Các amin đều phản ứng được với dung dịch HCl.
(2). Tripanmitin, tristearin đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(3). Phản ứng thủy phân chất béo trong (NaOH, KOH) là phản ứng xà phòng hóa.
(4). Sản phẩm trùng ngưng metylmetacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(5). Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(6). Tơ nilon - 6 có chứa liên kết peptit.
(7). Dùng H2 oxi hóa glucozơ hay fructozơ đều thu được sobitol.
Tổng số phát biểu đúng là:
Đáp án B
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 2 - 3
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(1) Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học
(2) Hai ankin đầu dãy không có đồng phân
(3) Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức
(4) Để làm sạch etilen có lẫn axetilen người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch KMnO4 dư
(5) Anken là những hiđro cacbon mà CTPT có dạng CnH2n (n ³ 2, n nguyên)
(6) Anken có đồng phân hình học khi mỗi nguyên tử ở liên kết đôi liên kết với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bất kì
Số phát biểu chính xác là
Đáp án B
Các trường hợp thỏa mãn: 2 - 3
Câu 36:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(2) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(3) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
(4) Để miếng gang ngoài không khí ẩm.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
Đáp án D
Các trường hợp thỏa mãn: 1 - 4
Câu 37:
Cho các nhận định sau:
1. Các hợp chất hữu cơ thường bền với nhiệt
2. Phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ nhằm xác định phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ
3. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh, theo một chiều hướng nhất định
4. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các đồng đẳng của nhau
5. C2H4O2, CH2O, C3H6O3 có cùng công thức đơn giản nhất
Số phát biểu đúng là :
Đáp án A
Chỉ có nhận định 5 đúng
Câu 38:
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; (2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) HI vào dung dịch FeCl3; (4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2; (6) CuS vào dung dịch HCl.
Số cặp chất phản ứng được với nhau là:
Đáp án C
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 2 – 3 – 4 - 5
Câu 39:
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
(2) Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc
(3) Cho SO3 vào H2O
(4) Sục khí CO2 vào Ca(OH)2
(5) Nung nóng bạc trong không khí.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
Đáp án B
Các trường hợp thỏa mãn: 1 – 3 - 4
Câu 40:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl. (2) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(3) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư. (4) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
(5) Cho 1 mol bột Cu vào dung dịch chứa 1,8 mol FeCl3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có chất rắn (kết tủa) là:
Đáp án D
Các trường họp thỏa mãn: 1 - 3 - 4 - 5