320 câu Lý thuyết Polime và vật liệu polime có giải chi tiết (P2)
-
15493 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ ?
Đáp án D
Thủy tinh hữu cơ hay còn tên gọi khác poli(metacrylat)
Được chế tạo từ monome: CH2=C(CH3)–COOCH3.
Câu 2:
Polime nào sau đây là tơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
Đáp án A
vinyl xianua CH2=CH-CN trùng hợp tạo poliacrilonitrin (CH2-CH(CN)-)n.
Câu 3:
Đồng trùng hợp butađien với stiren được polime X. Đốt cháy hoàn toàn lượng polime X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 16 : 9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong polime X là:
Đáp án D
Gọi công thức của polime X dạng (C4H6)n(C8H8)m
Đốt cháy 1 mol X sẽ thu được 4n+8m mol CO2 và 3n+4m mol H2O
vậy n:m=2:3
Câu 4:
Vật liệu nào dưới đây thuộc chất dẻo
Đáp án D
Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
Một số chất dẻo như: polietilen (PE); poli (vinyl clorua) (PVC); poli (metyl metacrylat)
Câu 5:
Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc, thuộc loại
Đáp án A
Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ polimit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit -CO-NH-
Câu 6:
Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
Đáp án D
Tơ visco và tơ axetat là tơ nhân tạo, được tạo ra từ xenlulose. Tơ visco tạo ra bằng phương pháp hoà tan xenlulozơ trong CS2. Ta thu được dung dịch sệt sau đó kéo bằng máy tạo ra những sợi nhỏ. Còn tơ axetat tạo ra bằng cách cho xenlulozơ tác dụng với anhidrit axetat. Tơ tằm và bông là tơ tự nhiên, tằm do con tằm tiết ra còn bông lấy từ cây bông. Đáp án D là đúng nhất. Tơ nion-6,6 trùng ngưng từ H2N-(CH2)5-COOH và H2N-(CH2)6-NH2, tơ nitron trùng hợp từ acrylonitrin CH2=CH-CN.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án B
Thành phần tơ lapsan không có nguyên tố N, tơ lapsan trùng ngưng từ axit terephtalic và etylen glicol.
Câu 8:
Cho các phát biểu sau:
(1) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo.
(2) Tripanmitin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn triolein.
(3) Hàm lượng cacbon trong amilopectin nhiều hơn trong xenlulozơ.
(4) Ở điều kiện thường, alanin là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước.
(5) Đun nóng các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các a-amino axit.
(6) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ nilon-6.
(7) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.
(8) Theo nguồn gốc, người ta chia polime thành hai loại: polime trùng hợp và polime trùng ngưng.
(9) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(10) Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có nhiều nhóm chức.
Số phát biểu sai là:
Đáp án A
1-sai.
3-sai do CTPT đều có dạng (C6H10O5)n.
4-sai do alanin là chất rắn không màu, ngọt và tan nhiều trong nước.
5-sai do thu được muối.
6-sai do đây là trùng hợp.
7-sai, cao su thiên nhiên được tạo bởi các gốc isopren nhưng trùng hợp isopren thu được cao su tổng hợp isopren.
8-sai, theo nguồn gốc chia làm 3: nhân tạo, tổng hợp, thiên nhiên.
10-sai, phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền.
Câu 9:
Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo
Đáp án C
polibuta-1,3-đien: cao su.
xenlulozơ triaxetat, nilon-6: tơ
nilon-6,6: tơ
Câu 10:
Nhận định nào sau đây là đúng ?
Đáp án C
Trùng hợp CH2=CH-CN ta được polyacrylonitrin hay là tơ olon.
Câu 11:
Polime nào sau đây khi đốt cháy không sinh ra N2 ?
Đáp án A
Polime không có chứa N trong phân tử khi đốt cháy không cho N2
+ Tơ axetat: sản phầm khi xenlulozo tác dụng với anhidrit axetic (CH3CO)2O không có N
+ Tơ axetat: (-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n : thành phần có N
+ Tơ olon: (-CH2(CN)-CH-)n
+ Tơ tằm: là 1 loại protein mà bản chất là polipeptit thành phần có chứa N
Câu 12:
Vật liệu polime nào sau đây là tơ được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?
Đáp án A
Poliacrilonitrin được tổng hợp bằng p.ư trùng hợp CH2= CH-CN (tơ nitron hay tơ olon)
Poli(hexametylen-ađipamit): được tổng hợp bằng p.ư trùng ngưng giữa H2N-[CH2 ]6 - NH2 và HOOC[CH2 ]4COOH
Poli(butađien-stiren) được tổng hợp bằng p.ư đồng trùng hợp buta-1,3ddien với stiren nhưng sản phẩm không phải là tơ mà là cao su buna-S
Poli(etylen-terephtalat): tơ được điều chế bằng p.ư trùng ngưng axit terephtalic và etylen glicol
Câu 13:
Cho sơ đồ sau :
Công thức cấu tạo của M là
Đáp án B
CH2=C(CH3)COOCH2CH3 + NaOH → CH2=C(CH3)COONa + C2H5OH.
X là C2H5OH → X tách nước tạo C2H4 (X1) sau đó trùng hợp cho PE.
Y là CH2=C(CH3)COONa
CH2=C(CH3)COONa + HCl → CH2=C(CH3)COOH + NaCl
CH2=C(CH3)COOH + CH3OH ↔ CH2=C(CH3)COOCH3 + H2O
Trùng hợp Y2 là CH2=C(CH3)COOCH3 thu được thủy tinh hữu cơ
Câu 14:
Cho các phát biểu sau về polime:
(a) Tơ Lapsan được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa hai chất là hexametylenđiamin và axit ađipic.
(b) Tơ nitron, tơ visco và tơ nilon-7 đều là tơ tổng hợp.
(c) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch polime phân nhánh.
(d) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng của buta-1,3-đien với lưu huỳnh.
(e) Thủy tinh hữu cơ Plexiglas được điều chế bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.
(g) Amilopectin có cấu trúc mạch polime không phân nhánh.
Đáp án A
(a) Không phải tơ lapsan mà là tơ nilon 6,6
Tơ Lapsan: poly(etylen-terephtalat)
(b) Tơ Visco là tơ bán tổng hợp
(c) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian
(d) Cao su Buna-S là sản phảm trùng hợp của buta-1,3-ddien với stiren
(g) Amilopectin có cấu trúc mạnh phân nhánh
Câu 15:
Teflon là vật liệu polime siêu bền, chịu nhiệt, chịu axit và kiềm, được dùng để tráng lên bề mặt chảo chống dính, bộ phận chịu mài mòn… nên được mệnh danh là “vua của chất dẻo”. Công thức của teflon là
Đáp án D
(−CF2−CF2−)n
Câu 16:
Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là:
Đáp án B
poli(metyl metacrylat)
Câu 17:
Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp monome nào sau đây
Đáp án A
CH2=C(CH3)−COOCH3
Câu 18:
Polivinyl clorua(PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
Đáp án B
Trùng hợp
Câu 19:
Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây:
Đáp án A
CH3=CH−CN
Câu 20:
Trong các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enang (5); Tơ axetat (6); Tơ nilon (7); Tơ capron (8) loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?
Đáp án C
(1), (4), (6)
Câu 21:
Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:
Đáp án A
Tinh bột
Câu 22:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất,… Hãng Du Pont đã thu được hàng tỉ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là
Đáp án B
Câu 24:
Cho các câu sau:
(1) PVC là chất vô định hình.
(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.
(3) Poli(metyl metacrylat ) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.
(4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.
(5) Vật liện compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.
(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.
(7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
Số nhận định không đúng là
Đáp án C
Có 3 nhận định không đúng: (2), (4), (6).
(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.
→ Khi nấu tinh bột thì mới thành hồ tinh bột được ( cần phải có nhiệt độ)
(4) Tơ lapsan được tạo ta từ phản ứng trùng ngưng.
(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong benzen, trong xăng và có tính dẻo.
→ Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi.
Câu 25:
Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon –6,6 có 5 khối lượng các nguyên tố là: 63,68% C; 12,38% N; 9,8%H; 14,4% O. Công thức thực nghiệm của nilon –6,6 là:
Đáp án B
Công thức tổng quát CxHyOzNt
→ 12x : y : 16z : 14t = 63,68 : 9,8 : 14,4 : 12,38
→ x : y : z : t = 6 : 11 : 1 : 1
C6H11ON
Câu 26:
Cho các tơ sau: tơ axetat; tơ capron; tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ nilon-7. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ tổng hợp?
Đáp án A
Tơ capron ; Tơ nitron ; Tơ nilon-6,6 ; Tơ nilon-7
Câu 27:
Để tổng hợp tơ Lapsan từ các monome tương ứng, người ta dùng phản ứng
Đáp án B
Trùng ngưng
Câu 28:
Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon – 6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
Đáp án D
(2), (3), (5), (7).
Câu 29:
Trong các loại tơ sau: tơ nilon-6,6; tơ tằm; tơ axetat; tơ capron; sợi bông, tơ enang (nilon7); tơ lapsan; tơ visco có
Đáp án A
2 tơ thiên nhiên là tơ tằm, sợi bông; 2 tơ bán tổng hợp là tơ visco, tơ xenlulozơ axetat còn lại là tơ tổng hợp.
Câu 30:
Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là
Đáp án C
CH2=C(CH3)−CH−CH2→ caosu isopren