320 câu Lý thuyết Polime và vật liệu polime có giải chi tiết (P9)
-
15500 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các polime sau: polietilen; poli(vinyl clorua); nilon -6,6; tơ nitron; cao su buna-S; poli (phenol-fomanđehit); tơ visco; poli (metyl metacrylat). Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là
Chọn đáp án B
Để có phản ứng trùng hợp thì monome có liên kết đôi hoặc vòng kém bền.
⇒ Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp gồm:
+ Polietilen, poli(vinyl clorua), tơ nitron, cao su buna–S và poli(metyl metacrylat).
⇒ Chọn B
Câu 2:
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Dung dịch anilin không làm quỳ tím đổi màu.
(2) Glucozơ còn được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(3) Chất béo là điesste của glixerol với axit béo.
(4) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(5) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(6) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.
(7) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
(8) Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C
(3) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(5) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái lỏng.
(8) Tơ xenlulozo axetat là tơ bán tổng hợp.
⇒ Chọn C
Câu 3:
Tên gọi của polime có công thức –(–CH2–CH2–)n– là
Đáp án C
Tên của các polime thường được lấy theo nên của monome tạo ra polime đó.
Vì monome cần dùng là etilen ⇒ polime có tên gọi là polietilen
Câu 4:
Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là
Đáp án D
Khi kết hợp nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian
Câu 6:
Poli vinyl clorua (PVC) là thành phần chính của chất dẻo được dùng để chế tạo ống nước. Chất nào sau đây được trùng hợp tạo thành PVC?
Đáp án D
Tên của các polime thường được lấy theo nên của monome tạo ra polime đó.
⇒ Monome cần dùng là vinyl clorua
Câu 7:
Trong thành phần hóa học của polime nào sau đây không có nguyên tố Nitơ?
Đáp án C
Tơ nilon-7 thành phần các nguyên tố gồm: C, H, O và N.
Tơ nilon-6 thành phần các nguyên tố gồm: C, H, O và N.
Cao su buna thành phần các nguyên tố gồm: C, H, và O.
Tơ nilon-6,6 thành phần các nguyên tố gồm: C, H, O và N.
Câu 8:
Poli(vinyl axetat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
Đáp án C
Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:
Câu 9:
Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?
Đáp án D
Một số polime có tính dẻo như: polietilen (PE) (túi nilon), poli(vinyl clorua) (PVC) (ống nước), poli(phenol-fomandehit) (PPF) (nhựa bakelit).
Một số polime không dùng làm chất dẻo sau:
poliacrilonitrin (tơ olon hay tơ nitron) dùng dệt sợi, làm len... poli(ure-fomandehit) dùng làm keo dán.
Poliisopren làm cao su, poli(hexametylen-adipamit) là nilon-6,6 làm tơ, vải dệt,...
Câu 12:
Este nào sau đây có phản ứng trùng hợp
Đáp án C
Este có phản ứng trùng hợp HCOOCH=CH2
Câu 13:
Polime nào sau đây không có nguồn gốc tự nhiên
Đáp án A
Polime nào sau đây không có nguồn gốc tự nhiên là : Polietilen
Câu 16:
Có các chất sau: protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; nilon-7; tơ capron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH–CO–?
Đáp án A
Các chất là: protein, nilon-7, tơ capron, tơ ilon-6,6
Câu 19:
Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch không phân nhánh là
Đáp án C
Các chất có cấu tạo không phân nhánh là: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, xenlulozơ, nhựa novolac, tơ nilon-7
Câu 20:
Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
Đáp án A
Các chất tham gia phản ứng là: etilen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, và isopren
Câu 21:
Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
Đáp án A
Câu 22:
Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là
Đáp án B
Câu 24:
Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp
Đáp án A
Định hướng tư duy giải
Chú ý: Để một monome có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp thì có 2 khả năng:
- Có liên kết bội: Metyl metacrylat, Buta-1,3-đien...
- Có vòng kém bền: Caprolactam, etylenoxit...
Câu 25:
Cho các phát biểu sau
(a) Xenlulozơ trinitrat có chứa 16,87% nitrơ
(b) Xenlulozơ triaxetrat là polime nhân tạo
(c) Đipeptit mạch hở có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
(d) Tơ nilon – 6,6 được tạo ra do phản ứng trùng hợp
(e) thủy tinh hữu cơ plexiglas có thành phần chính là poli(metyl metacrylat)
Số phát biểu sai là
Đáp án D
Phát biểu sai là: a; c; d