355 câu Lý thuyết Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (P10)
-
14639 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khí H2.
(2) Dùng nước để dập tắt các đám cháy magiê.
(3) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu da cam.
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(5) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).
(6). Các nguyên tố có 1e; 2e hoặc 3e ở lớp ngoài cùng (trừ Hidro và Bo) đều là kim loại.
Số nhận định đúng là.
Giải thích:
Định hướng tư duy giải
(1). Đúng theo tính chất của kim loại kiềm và kiềm thổ (Ca; Ba; Sr)
(2). Sai vì ở nhiệt độ cao Mg + H2O → MgO + H2.
(3). Sai tạo dung dịch có màu vàng
(4). Sai phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(5). Đúng
(6). Sai vì có He là khí hiếm.
Đáp án B
Câu 3:
Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy không tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
Giải thích: Đáp án A
Câu 4:
Cho các chất sau: NH4Cl, Al(OH)3, ZnCl2, (NH4)2CO3, NaHCO3, Al2O3, KHSO4. Số chất là chất lưỡng tính là:
Giải thích:
Định hướng tư duy giải
Số chất là chất lưỡng tính là: Al(OH)3, (NH4)2CO3, NaHCO3, Al2O3
Mở rộng thêm:
Chất vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng với bazơ gồm : các kim loại Al, Zn, Sn, Be, Pb,.. và các chất lưỡng tính
Chất lưỡng tính:
+ Là oxit và hidroxit: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2; Cu(OH)2 Cr(OH)3 và Cr2O3.
+ Là các ion âm còn chứa H có khả năng phân li ra ion H+ của các chất điện li trung bình và yếu ( HCO3-, HPO42-, H2PO4- HS-…)
( chú ý : HSO4- có tính axit do đây là chất điện li mạnh)
+ Là muối chứa các ion lưỡng tính; muối tạo bởi hai ion, một ion có tính axit và một ion có tính bazơ ( (NH4)2CO3…)
+ Là các amino axit,…
Chất có tính axit:
+ Là ion dương xuất phát từ các bazơ yếu (Al3+, Cu2+, NH4+....), ion âm của chất điện li mạnh có chứa H có khả năng phân li ra H+ (HSO4-)
Chất có tính bazơ:
Là các ion âm (không chứa H có khả năng phân li ra H+)của các axit trung bình và yếu : CO32-, S2-, …
Chất trung tính:
Là các ion âm hay dương xuất phát từ các axit hay bazơ mạnh : Cl-, Na+, SO42-,..
Chú ý :1 số kim loại có phản ứng được với axit và bazơ nhưng không được gọi là chất lưỡng tính.
Đáp án B
Câu 5:
Cho các phát biểu sau :
(1). Propan – 1,3 – điol hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.
(2). Axit axetic không phản ứng được với Cu(OH)2.
(3).Từ các chất CH3OH, C2H5OH, CH3CHO có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(4) Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
(5) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
(6) Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước.
(7) Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước.
(8) FeCl3 chỉ có tính oxi hóa.
(9) Trong các phản ứng hóa học Fe(NO3)2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa nhưng Fe(NO3)3 chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(10) Chất mà tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện thì chất đó là chất điện li.
Số phát biểu đúng là :
Giải thích: Đáp án B
Câu 6:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(7) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.
(9) Cho Cr vào dung dịch KOH loãng
(10) Nung NaCl ở nhiệt độ cao.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:
Giải thích:
Định hướng tư duy giải
Đáp án C
Câu 10:
Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần (từ trái sang phải) là
Giải thích: Đáp án D
Câu 12:
Cho các phát biểu sau:
(1). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa đen.
(2). Tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C ) các ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc một, số C lớn hơn 1 đều có thể cho sản phẩm là anken.
(3). Với các chất NaNO3, Al, Zn, Al2O3, ZnO có 4 chất tan hết trong dung dịch NaOH dư.
(4). Trong công nghiệp người ta sản xuất H2S bằng cách cho S tác dụng với H2.
(5). Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C.
(6). Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic.
(7). Tất cả các ancol no, đơn chức, bậc một đều có thể tách nước cho anken.
(8). CH3COOCH=CH2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(9). Các este đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(10). Gly-Gly-Ala-Val có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là:
Giải thích:
Định hướng tư giải
(01). Sai vì thu được S màu vàng.
(02). Sai ví dụ (HO-CH2)3-C-CH2-OH.
(03). Sai cả 5 chất đều có thể tan được.
(04). Sai trong công nghiệp người ta không sản xuất H2S.
(05). Đúng theo tính chất của phenol (SGK lớp 11)
(06). Đúng theo tính chất của phenol (SGK lớp 11).
(07). Sai ví dụ CH3OH không thể tách cho anken.
(08). Đúng vì có thể tác dụng với O2 và H2
(09). Đúng theo tính chất của este (SGK lớp 12).
(10). Đúng theo tính chất của peptit (SGK lớp 12).
Đáp án A
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây khi so sánh 3 kim loại Mg, Al, Cr là đúng?
Giải thích:
Định hướng tư duy giải
Giải thích: Đáp án B đúng, các Giải thích: Đáp án còn lại đều sai ở các điểm sau đây:
- Cr ở nhóm VIB trong bảng tuần hoàn.
- Al phản ứng với HCl theo tỷ lệ 1:3 trong khi Mg và Cr theo tỷ lệ 1:2.
- Tính khử giảm theo thứ tự Mg, Al, Cr.
Đáp án B
Câu 15:
Hai dây phơi làm bằng hai kim loại nguyên chất là Cu và Al, được nối với nhau rồi để trong không khí ẩm. Chỗ nối của 2 dây kim loại có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây?
Giải thích: Đáp án D
Câu 16:
Cho các phát biểu sau:
(1). Các hợp sắt Fe3+ chỉ có tính oxi hóa.
(2). Axit (vô cơ) có bao nhiêu nguyên tử H trong phân tử thì có bấy nhiêu nấc.
(3). Các ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc 1 và số nguyên tử H lớn hơn 4 khi tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C) thì luôn thu được anken.
(4). Các chất Zn, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3 là các chất lưỡng tính.
(5). Dầu máy và dầu ăn có cùng thành phần nguyên tố.
(6). Để phân biệt glucozơ và fructozơ người ta có thể dùng nước Br2.
Số phát biểu đúng là:
Giải thích:
Định hướng tư duy giải
(1). → Sai. Ví dụ như FeCl3, Fe(NO3)3 vẫn có tính khử.
(2). → Sai. Ví dụ H3PO3 là axit hai nấc.
(3). → Sai. Ví dụ như (CH3)3 – C – CH2 – OH
(4). → Sai. Al, Zn không phải chất lưỡng tính
(5). → Sai. Dầu máy là các hidrocacbon còn dầu ăn là este.
(6). → Đúng. Vì Glu có nhóm – CHO còn fruc thì không có.
Đáp án A
Câu 17:
Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
Giải thích: Đáp án A
Câu 18:
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:
Giải thích: Đáp án D
Câu 19:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho từ từ đến dư dd NaOH loãng vào dd gồm CuCl2 và AlCl3.
(d) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dd Ca(OH)2.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] .
(f) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
(g) Đổ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi các thí nghiệm kết thúc là
Giải thích:
a, b, d, f, g
Đáp án D
Câu 20:
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Giải thích: Đáp án A
Câu 21:
Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
Giải thích: Đáp án B
Câu 23:
Kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ là
Giải thích: Đáp án A.
Câu 24:
Cho các phát biểu sau :
(1) Tách nước các ancol no đơn chức bậc 1 có số trong H2SO4 (đn) 170oC luôn thu được anken tương ứng.
(2) Trong công nghiệp người ta điều chế Clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl.
(3) Trong các muối sau FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 , Fe2O3 có 3 chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
(4) Trong các hợp chất thì số oxi hóa của mỗi nguyên tố luôn khác 0.
(5) Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C và H có thể có thêm O,N…
(6) Axit HNO3 có thể hiện tính oxi hóa hoặc khử.
Số phát biểu đúng là :
Giải thích:
Định hướng trả lời
(1) Tách nước các ancol no đơn chức bậc 1 có số C≥2 trong H2SO4 (đn) 170oC luôn thu được anken tương ứng.
Sai.Vì các ancol dạng (R)3 – C – CH2 – OH chỉ có thể tách cho ete.
(2) Trong công nghiệp người ta điều chế Clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl.
Sai.Người ta điều chế Clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
(3) Trong các muối sau FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 , Fe2O3 có 3 chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.
Sai.Có 1 là Fe2O3 các chất còn lại đều có khả năng thể hiện tính oxi hóa và khử.
(4) Trong các hợp chất thì số oxi hóa của mỗi nguyên tố luôn khác 0.
Sai.Ví dụ C(CH3)4 thì C ở trung tâm có số oxi hóa là 0.
(5) Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C và H có thể có thêm O,N…
Sai.Ví dụ CCl4 là hợp chất hữu cơ
(6) Axit HNO3 có thể hiện tính oxi hóa hoặc khử.
Đúng.Tính oxi hóa Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O
Tính khử : 4HNO3 → O2 + 4NO2 + 2H2O
Đáp án A.
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a). Cho Al tan trong dung dịch NaOH thì Al là chất khử còn NaOH là chất oxi hóa.
(b). Cho Cl2 đi qua bột Fe (dư) nung nóng thu được muối FeCl2.
(c). Các chất béo lỏng có thể làm nhạt màu dung dịch nước Br2.
(d). Nước chứa nhiều HCO3- là nước cứng tạm thời.
Tổng số phát biểu đúng là:
Giải thích:
Định hướng tư duy giải
(a). Sai vì H2O mới là chất oxi hóa.
(b). Sai vì luôn thu được muối FeCl3. Chú ý phản ứng Fe + Fe3+ chỉ xảy ra trong dung dịch.
(c). Đúng. Vì các chất béo lỏng có chứa liên kết pi không bền ở mạch các bon.
(d). Sai vì phải chứa Ca2+ và Mg2+ mới là nước cứng.
Đáp án A.
Câu 27:
Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là
Giải thích: Đáp án A.
Câu 28:
Trong số các kim loại : vàng, bạc, đồng, nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là
Giải thích: Đáp án C.
Câu 29:
Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl đậm đặc?
Giải thích: Đáp án A.