Đề kiểm tra học kì 1 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)
-
1130 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thủy phân tristearin ((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
Đáp án D
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Câu 2:
Đáp án B
Công thức phân tử của glucozơ là C6H12O6.
→ Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là 6
Câu 3:
Cho 3 chất: Glucozơ, axit axetic, glixerol. Để phân biệt 3 chất trên chỉ cần dùng 2 hoá chất là
Đáp án B
- Thuốc thử là quỳ tím
+ Làm quỳ tím hóa đỏ: axit axetic
+ Không làm quỳ tím đổi màu: glucozơ và glixerol
- Thuốc thử là AgNO3/NH3
+ Xuất hiện kết tủa sáng trắng bám vào thành ống nghiệm: glucozơ
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
+ Không hiện tượng: glixerol
Câu 4:
Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?
Đáp án B
Phản ứng cộng H2 (Ni, ) của glucozơ là phản ứng thể hiện tính oxi hóa của glucozơ
→ Phản ứng này sinh ra sobitol.
Câu 5:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
Ở bước 3, glucozơ chuyển thành phức đồng-glucozơ
Câu 6:
Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
Đáp án A
Câu 7:
Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?
Đáp án A
Các loại polime bán tổng hợp: Tơ visco và tơ xenlulozơ axetat
Câu 8:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
Đáp án B
A, C, D là polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
B là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Câu 9:
Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
Đáp án B
Chất có liên kết bội hoặc vòng kém bền thì có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
A loại vì có toluen
B thỏa mãn
C loại vì propan chỉ chứa liên kết đơn bền.
D loại vì clobenzen không tham gia phản ứng trùng hợp.
Câu 10:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
Đáp án D
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1
Câu 11:
Kết luận nào sau đây sai?
Đáp án A
A. Sai. Vì He có cấu hình e lớp ngoài cùng là 1s2 và là khí hiếm
Câu 12:
Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
Đáp án B.
4 tính chất vật lí chung của kim loại là: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiêt, tính ánh kim.
Câu 13:
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
Đáp án B.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
→ Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng hóa học.
Câu 14:
Một học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :
(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.
(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.
(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.
Kết luận không đúng là
Đáp án B
(I) Đúng. Sau phản ứng, dung dịch có màu xanh nhạt của ion Fe2+
(II) Sai. Vì
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Gọi số mol Cu phản ứng là x mol
→ = 108.2x – 64x = 152x > 0
→ Khối lượng thanh đồng tăng lên sau phản ứng
(III) Đúng. Vì
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Gọi số mol Fe phản ứng là y mol
→ = 64y - 56y = 8y > 0
→ Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng
→ Kết luận (II) không đúng.
Câu 15:
Có các phát biểu sau:
(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.
(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.
(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.
(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Đáp án B
(1) Sai vì hợp kim thép (Fe-C) bị ăn mòn nhanh hơn sắt.
(2) Đúng
(3) Đúng
(4) Sai vì hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy thấp, ở khoảng 65oC.
→ Các phát biểu đúng : (2) và (3)
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
Câu 17:
Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
Đáp án B
Thép cacbon để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa
Tại anot (-)Fe → Fe2+ + 2e
Tại catot (+)O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Các đáp án còn lại kim loại bị ăn mòn hóa học.
Câu 18:
Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?
Đáp án D
Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Nhỏ thêm dung dịch X là CuSO4 thỏa mãn điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa với hai điện cực là Zn và Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Thanh kẽm bị ăn mòn nhanh hơn.
Câu 19:
Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
Đáp án C
Điều chế kim loại là quá trình khử ion kim loại thành kim loại
Rn+ + ne → R
Ion kim loại Rn+ đóng vai trò là chất oxi hóa (chất bị khử)
Câu 20:
Đáp án C
Kim loại nhôm chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit nhôm
2Al2O3 4Al + 3O2
Câu 21:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
Đáp án B
Dung dịch metylamin (CH3NH2) làm quỳ tím chuyển sang màu xanh vì có chứa nhiều
Câu 22:
Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?
Đáp án D
X là chất lỏng → A, C sai.
Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng → X là anilin
Câu 23:
Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
Đáp án B
Gọi công thức của amin là RNH2
Phương trình:
Câu 24:
Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là
Đáp án D
Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là 4.
Axit glutamic là C5H9NO4, có cấu tạo: HOOC – CH2 – CH2 − CH(NH2) – COOH.
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, tạo ra 8,16 gam muối. Giá trị của m là
Đáp án D
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có:
mmuối = mX + 22n-COOH (X)
Câu 26:
Chất có phản ứng màu biure là
Đáp án B
Từ tripeptit trở lên và protein có phản ứng màu biure.
Câu 27:
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nỗi lên là do
Đáp án D
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nỗi lên là do sự đông tụ của protein khi đun nóng.
Câu 28:
Cho một pentapeptit (A) thỏa điều kiện: Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các amino axit gồm: 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn peptit A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit là Gly- Gly-Val. Công thức cấu tạo của A là
Đáp án B
Số lượng gốc Gly trong A là
Số lượng gốc Ala trong A là
Số lượng gốc Val trong A là
Thủy phân không hoàn toàn peptit A thu được Ala-Gly; Gly-Ala; Gly- Gly-Val
→ peptit A là Gly-Ala-Gly-Gly-Val
Câu 29:
Nhóm kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là
Đáp án A
Một số kim loại như Fe, Cr, Al thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
Câu 30:
Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là
Đáp án D
nNaOH = 0,3 mol
= 0,1 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
meste + mNaOH = m rắn +
136.0,1 + 40.0,3 = m rắn + 18.0,1
→ m rắn = 23,8 gam