Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học 450 câu Lý thuyết Amin - Amino axit - Protein có giải chi tiết

450 câu Lý thuyết Amin - Amino axit - Protein có giải chi tiết

450 câu Lý thuyết Amin - Amino axit - Protein có giải chi tiết (P7)

  • 19555 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các amin sau, amin nào có lực bazơ yếu nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Các nhóm đẩy e như ankyl làm tăng tính bazơ của amin

Ngược lại, các nhóm hút e như phenyl làm giảm tính bazơ của amin.


Câu 3:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch  

Có màu xanh tím

Y

trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch trong dư, đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước brom

Kết tủa trắng

 

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

X làm dung dịch đổi màu xanh => Loại A

Y có phản ứng màu bazơ => Loại C

Z có phản ứng tráng gương => Loại B.


Câu 4:

Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng sẽ xảy ra:

Xem đáp án

Đáp án D

Giải: Lòng trắng trứng chứa anbumin mà bản chất là protein hình cầu.

Mặt khác, khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay 1 số muối vào dung dịch protein  protein động tụ lại  tách ra khỏi dung dịch


Câu 6:

Alanin không phản ứng được với chất nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(1) Anilin có thể làm mất màu dung dịch nước brom.

(2) Metyl amin có tính bazơ yếu hơn amoniac.

(3) Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hồ tinh bột là dung dịch iot.

(4) Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.

(5) Tơ visco được sản xuất từ xenlulozơ.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Đúng vì: 

(2) Sai vì gốc metyl (CH3-) đẩy e tăng mạt độ e ở N

tăng lực bazơ   tính bazơ: CH3CH2 > NH3

(3) Đúng vì sẽ sinh ra dung dịch chứa màu tím đặc trưng

(4) Đúng.

(5) Đúng.

chỉ có (2) sai chọn D.


Câu 8:

Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N  ?

Xem đáp án

Đáp án B

4=1 +3 (2 đồng phân) = 2 + 2 (1 đồng phân).

có 3 đồng phân amin bậc 2 của  C4H11N  chọn B.


Câu 9:

Cho các dung dịch: CH3COOH  (1), C2H5OH  (2), C2H5NH2  (3), H2N-CH2-COOH (4), HOOC-CH2CH2-CH(NH2)COOH (5), H2N-CH2-CH(NH2)COOH (6), CH3COOC2H5  (7).

Các dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1), (5) làm quỳ tím hóa đỏ.

(3), (6) làm quỳ tím hóa xanh.

Còn lị không làm đổi màu quỳ tím.


Câu 10:

Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là

Xem đáp án

Đáp án A

15 g X(H2NCH2COOH) -> 19,4 g muối H2NCH2COONa

Tăng giảm khối lượng

nX=(19,4-15):(23-1)=0,2 mol

M_X= 75

=> R=14(-CH2-)

=> X là H2NCH2COOH


Câu 12:

Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch khi đun nóng?

Xem đáp án

C6H5CH2NH3Cl + NaOH C6H5CH2NH2 + NaCl + H2O

A. H2NCH2COOH + NaOH H2NCH2COONa + H2O

B. Không xảy ra phản ứng.

C. HCOOCH3 + NaOH HCOONa + CH3OH

=> Chọn đáp án C


Câu 14:

Cho các nhận định sau:

(1) CH3-NH2 là amin bậc một.

(2) Dung dịch axit glutamic làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

(3) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.

(4) Tetrapeptit mạch hở (Ala-Gly-Val-Ala) có 3 liên kết peptit.

(5) Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin xấp xỉ 15,73%.

(6) Amin bậc ba có công thức C4H9N có tên là N, N-đimetyletylamin.

(7) Benzylamin có tính bazơ rất yếu, dung dịch của nó không làm hồng phenolphtalein.

(8) Ứng với công thức C7H9N, có tất cả 4 amin chứa vòng benzen. Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

(1)Đúng.

(2) Sai. Dung dịch axit glutamic không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

(3) Sai. Dung dịch anilin không làm quỳ tím hóa xanh.

(4) Đúng.

(5) Đúng.  

(6) Sai. Amin bậc ba có công thức C4H9N có tên là N,N-đimetyletanamin.

(7) Sai. Benzylamin có thể làm hồng phenolphtalein.

(8) Sai. Ứng với công thức C7H9N, có 5 amin chứa vòng benzen là:

    C6H5CH2NH2   C6H5NHCH3     CH3C6H4NH2 (o, p, m)

=> Chọn đáp án C.


Câu 15:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu xanh lam

Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng. Trung hòa sản phẩm, thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo kết tủa Ag

Y

Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4

Tạo dung dịch màu xanh lam

Z

Tác dụng với quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh

T

Tác dụng với nước Brom

Có kết tủa trắng


Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

Mẫu

Thí nghiệm

Hiện tượng

X: Saccarozo

Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu xanh lam

C12H22O11 + H2O -> glucozo + fructozo

C6H12O6 AgNO3/NH3 Ag

Tạo kết tủa Ag

Y

triolein

(C17H33COO)3C3H5 + 3naOH -> 3C17H33COONa + C3H5(OH)3

Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 xảy ra phản ứng tạo phức của CuSO4 với glixerol

Tạo dung dịch màu xanh lam

Z

lysin

Tác dụng với quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh

T

alanin

Tác dụng với nước Brom

Có kết tủa trắng

 


Câu 16:

Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau:

- Dung dịch X làm quì tím chuyển màu xanh.

- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

- Dung dịch Z không làm quì tím đổi màu.

- Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom.

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là dung dịch:

Xem đáp án

Dung dịch X làm quỳ tím chuyển màu xanh: X là metyl amin.

- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2: Y là lòng trắng trứng.

- Dung dịch Z không làm quỳ tím đổi màu: Z là alanine.

- Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom: T là anilin.

=> Chọn đáp án A.


Câu 18:

Trong số các phát biểu sau về anilin:

(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.

(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.

(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.

(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.

Các phát biểu đúng là

Xem đáp án

(1)Sai. Anilin tan ít trong dung dịch NaOH.

(2) Đúng. Tính bazơ của anilin yếu, không đủ là đổi màu quỳ tím.

(3) Đúng.  

(4) Đúng. Anilin có nhóm -NH2 hoạt hóa nhân thơm nên dễ tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm hơn benzen.

=> Chọn đáp án A.


Câu 19:

Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

Xem đáp án

Amin thơm có lực bazơ yếu hơn amoniac.

Ankyl amin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

Gốc ankyl đẩy e càng mạnh, lực bazơ của N càng mạnh.

=> Thứ tự lực bazơ tăng dần: C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2.

=> Chọn đáp án C.


Câu 20:

Chất nào sau đây là amin bậc 2?

Xem đáp án

Chỉ có CH3NHC2H5 là amin bậc 2.

=> Chọn đáp án C


Câu 22:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

 

X

Y

Z

T

Nước brom

Không mất màu

Mất màu

Không mất màu

Không mất màu

Nước

Tách lớp

Tách lớp

Dung dịch đồng nhất

Dung dịch đồng nhất

Dung dịch AgNO3/NH3

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Có kết tủa

Không có kết tủa

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

X: etylaxetat.

· Y: anilin.

Y phản ứng với nước brom:

· Z: fructozơ.

Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa:

 

· T: axit aminoaxetic.

=> Chọn đáp án D.


Câu 23:

Có ba dung dịch riêng biệt: H2N-CH2-COOH, HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH và CH3CH2NH2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt ba dung dịch trên?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Dùng quỳ tím để phân biệt 3 dung dịch trên.

+ H2N-CH2-COOH không đổi màu quỳ tím vì số nhóm amin bằng số nhóm COOH.

+ HOOC-[CH2]2-CH(NH )-COOH đổi màu quỳ tím sang đỏ vì số nhóm amin nhỏ hơn số nhóm COOH.

+ CH3CH2NH2 đổi màu quỳ tím sang xanh


Câu 24:

X, Y, Z là ba hợp chất hữu cơ cùng có công thức phân tử là C3H7O2N và có các đặc điểm sau:

+ X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối.

+ Y tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol.

+ Z tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một khí nhẹ hơn không khí. X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

X: CH3CH(NH2)COOH

Y: H2NCH2COOCH3

Z: CH2=CHCOONH4.

Phương trình phản ứng:


Câu 25:

Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Axit glutamic vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.

HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH + HCl HOOC(CH2)2CH(NH3Cl)COOH

HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH + 2NaOH NaOOC(CH2)2CH(NH2)COONa + 2H2O


Câu 26:

Dùng giấy quỳ tím có thể phân biệt dây các dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Dùng giấy quỳ tím có thể phân biệt dãy các dung dịch: alanin, axit glutamic, lysin.

Alanin không làm đổi màu quỳ tím.

Axit glutamic hóa đỏ quỳ tím.

Lysin hóa xanh quỳ tím.


Câu 28:

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Tên gọi của CH3CH(CH3)NH2: isopropylamin.


Câu 29:

Cho các nhận định sau:

(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

(2) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy khá cao, khi nóng chảy thì bị phân hủy.

(3) Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng.

(4) Các amino axit đều có tính lưỡng tính.  

(5) Ở dạng kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, trong dung dịch dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

(6) Các amin thơm đều độc. Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

(1)Đúng. Amino axit phân cực (tồn tại ở dạng lưỡng cực) nên dễ tan trong nước.

(2) Đúng. Giữa các phân tử amino axit có liên kết tĩnh điện nên nhiệt độ nóng chảy cao.

(3) Đúng. Phương trình trùng ngưng có dạng:

(4) Đúng. Các amino axit có chức -NH2 có thể phản ứng với axit, có chức -COOH có thể phản ứng với axit.

(5) Đúng.

(6) Đúng.


Câu 30:

Cho sơ đồ:

H2N-R-COOH +HCl X1 +NaOH X2

H2N-R-COOH +NaOH Y1 +HCl Y2

Nhận xét đúng là:


Câu 32:

Amin nào sau đây là amin bậc hai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Amin bậc 2 là đimetylamin: CH3NHCH3.


Câu 33:

Chất nào sau đây là aminoaxit?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Aminoaxit là H2NCH2COOH.


Câu 34:

Số amin bậc ba có công thức phân tử C5H13N là.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các amin bậc 3 có CTPT C5H13N là:

        (CH3)2NCH2CH2CH3     (CH3)2NCH(CH2)2       (CH3CH2)2NCH3.


Câu 35:

Câu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

A sai. Thủy phân protein phức tạp ngoài các amino axit thu được thì còn có axit nucleic, lipit, cacbohidrat

B đúng.

C đúng. Các amino axit trong nước tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, dễ tan trong nước.

D đúng. Protein có cấu trúc cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.


Câu 36:

Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

A đúng. Nhóm -C6H4OH của một số gốc amino axit trong protein đã phản ứng với HNO3 cho hợp chất mang nhóm NO2 có màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO3 thành kết tủa

 

B sai. Lòng trắng trứng bản chất là protein tham gia phản ứng màu biure với CuSO4 trong NaOH tạo phức màu tím.  

C đúng. Protein bị đông tụ bởi nhiệt.

D đúng.


Câu 37:

Peptit X có công thức cấu tạo là H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

A sai. Kí hiệu của X là Gly-Ala-Ala.

B đúng.

C sai. X tác dụng với NaOH thu được 2 loại muối hữu cơ.

D sai. Thủy phân không hoàn toàn X chỉ có thể thu được Gly-Ala, Ala-Ala, Gly, Ala.


Câu 38:

Dùng giấy quỳ tím có thể phân biệt dây các dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 39:

Alanin có công thức là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Alanin có công thức là CH3CH(NH2)COOH.


Câu 42:

Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Chỉ có H2NCH2CONHCH(CH3)COOH là đipeptit


Câu 43:

Để rửa sạch lọ đã chứa anilin người ta dùng

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Để rửa sạch lọ đã chứa anilin người ta dùng dung dịch HCl và nước. HCl có tính axit, phản ứng với anilin tạo muối tan và bị nước rửa trôi.

C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl


Câu 44:

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Etylamin, metylamin và trimetylamin làm quỳ chuyển sang màu xanh.

Anilin không làm quỳ tím chuyển màu.


Câu 45:

Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Ta có phương trình hóa học


Câu 46:

Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Có 4 chất phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat


Câu 47:

Phát biểu nào sau đây sai ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

B sai vì protein được tạo thành từ nhiều gốc α-amino axit (số gốc α-amino axit > 50)

=> Số liên kết peptit > 49


Câu 49:

Chất có phản ứng màu biure là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Chỉ có protein có phản ứng màu biure


Câu 50:

Số amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là:

CH3NHCH2CH2CH3

CH3NHCH(CH3)2

CH3CH2NHCH2CH3


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương