DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
-
19390 lượt thi
-
43 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho dãy các kim loại : Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là
Đáp án D
Ag
Câu 3:
Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tính khử tăng dần
Đáp án D
Al, Mg, Ca, K
Câu 10:
Dãy cation kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là
Đáp án B
Mg2+, Fe2+ , Cu2+.
Câu 11:
Cho các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Fe3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là
Đáp án B
Ag+ và Zn2+
Câu 12:
Dãy ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
Đáp án A
Ag+, Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+, Zn2+
Câu 13:
Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất
Đáp án D
tính khử
Câu 16:
Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch
Đáp án B
Kim loại khử được Fe2+ khi nó có tính khử mạnh hơn Fe
Câu 17:
Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây
Đáp án C
Fe có thể khử được Cu2+ vì Fe có tính khử mạnh hơn Cu.
Câu 19:
Dung dịch muối không phản ứng với Fe là
Đáp án D
Fe có tính khử yếu hơn Mg nên không thể đẩy Mg ra khỏi dung dịch muối.
Câu 21:
Phát biểu không đúng là
Đáp án A
Fe2+ có tính oxi hóa yếu hơn Cu2+ nên Fe2+ không oxi hóa được Cu.
Câu 31:
Trong các kim loại: Mg; Al; Ba; K; Ca và Fe có bao nhiêu kim loại mà khi cho vào dung dịch CuSO4 tạo được kim loại Cu
Đáp án A
Kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu phải là những kim loại không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường và có tính khử mạnh hơn Cu. Vậy có 3 kim loại thỏa mãn là Mg, Al, Fe
Câu 32:
Dãy kim loại nào sau đây khi cho mỗi kim loại vào dung dịch FeCl3 dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn không thu được chất rắn
Đáp án A
Kim loại phản ứng với dung dịch FeCl3 dư không thu được chất rắn phải là những kim loại không phản ứng với H2O và có tính khử mạnh hơn Fe2+.
Câu 33:
Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là
Đáp án C
Để tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu thì cần một dung dịch hòa tan được Cu, Ni, Fe mà không hòa tan được Ag, đó chính là dung dịch FeCl3.
Câu 36:
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
Đáp án A
Vì Fe còn dư nên H2SO4 đã hết và dung dịch Y không có muối Fe(III). Vậy Y chứa MgSO4 và FeSO4
Câu 38:
Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
Đáp án D
Tính oxi hóa của NO3-/H+ mạnh hơn H+ nên phản ứng giải phóng H2 chứng tỏ NO3- đã hết.
Chất rắn không tan là Fe còn dư nên muối sắt trong dung dịch là Fe2+.
Vậy dung dịch X có các muối FeCl2, NaCl.
Câu 43:
Khi cho kim loại M tác dụng với dung dịch chứa Fe3+ chỉ xảy ra phản ứng: M + nFe3+ Mn+ + nFe2+
Vậy Mn+/M thuộc khoảng nào trong dãy điện hóa của kim loại
Đáp án A
Từ phản ứng cho thấy M là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt(II) và yếu hơn hoặc bằng Fe.
Vậy Mn+/M thuộc khoảng nào trong dãy điện hóa của kim loại từ Fe2+/Fe đến Fe3+/Fe2+.