Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

PHÂN DẠNG CÂU HỎI TỔNG HỢP KIẾN THỨC (P2)

  • 19565 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phản ứng nhiệt phân không đúng là :


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn C

Urê có công thức là (NH2)2CO.

Phát biểu đúng là : “Urê có công thức là (NH2)2CO”.

Các phát biểu còn lại đều sai. Vì :

+ Thành phần chính của supephotphat kép là muối Ca(H2PO4)2. Bản chất của quá trình hóa học điều chế supephotphat kép là : 

Ca3PO42+4H3PO43CaH2PO42

+ Supephotphat đơn có Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Bản chất quá trình hóa học điều chế supephotphat đơn là :

Ca3PO42+2H2SO4CaH2PO42+2CaSO4

 


Câu 3:

Khi làm thí nghiệm với SO2 và CO2, một học sinh đã ghi các kết luận sau :

(1) SO2 tan nhiều trong nước, CO2 tan ít.

(2) SO2 làm mất màu nước brom, còn CO2 không làm mất màu nước brom.

(3) Khi tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, chỉ có CO2 tạo kết tủa.

(4) Cả hai đều là oxit axit.     

Trong các kết luận trên, các kết luận đúng là

Xem đáp án

Chọn B

Trong các kết luận về tính chất của SO2 và CO2, có 3 kết luận đúng là :

(1) SO2 tan nhiều trong nước, CO2 tan ít.

(2) SO2 làm mất màu nước brom, còn CO2 không làm mất màu nước brom.

(4) Cả hai đều là oxit axit.     

Giải thích :

CO2 là phân tử không phân cực nên tan ít trong nước. SO2 là phân tử phân cực nên tan nhiều trong nước.

SO2 làm mất màu nước brom vì SO2 có tính khử : 

SO2+Br2+H2OH2SO4+2HBr

CO2 không có tính khử nên không có khả năng làm mất màu nước brom.

Cả CO2, SO2 đều tan trong nước tạo thành dung dịch axit nên chúng là các oxit axit.

Có 1 kết luận sai là : (3) Khi tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, chỉ có CO2 tạo kết tủa. Thực tế, khi tác dụng với Ca(OH)2 thì cả CO2 và SO2 đều tạo ra kết tủa là CaCO3 và CaSO3.


Câu 4:

Cho các phát biểu sau:

(1) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(2) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon.

(3) Trong khí quyển, nồng độ CO2  vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

(4) Trong khí quyển, nồng độ NO2  và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn A

Cả 4 phát biểu trên đúng :

(1) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh .

(2) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon

(3) Trong khí quyển, nồng độ CO2  vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

(4) Trong khí quyển, nồng độ NOvà SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.


Câu 6:

Cho các oxit SO2, NO2, CrO3, CO2, CO, P2O5. số oxit trong dãy tác dụng với nước trong điều kiện thường là :

Xem đáp án

Chọn B

Trong các oxit SO2, NO2, CrO3, CO2, CO, P2O5, có 5 oxit tác dụng với nước trong điều kiện thường, đó là SO2, NO2, CrO3, CO2, P2O5.

Phương trình phản ứng :


Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

 (1) K2CrO4 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.             

 (2) Kim loại Al và Cr đều tan trong dung dịch kiềm đặc.

 (3) Kim loại Cr có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại   

 (4) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

 (5) Ở trạng thái cơ bản kim loại crom có 6 electron độc thân.

 (6) CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn B

(1) K2CrO4 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh

(3) Kim loại Cr có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại   

 (4) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

 (5) Ở trạng thái cơ bản kim loại crom có 6 electron độc thân.

 

 (6) CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…


Câu 12:

Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là :

Xem đáp án

Chọn B

Trong số các chất trên, có 5 chất đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là : Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, (NH4)2CO3. Trong đó Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, (NH4)2CO3 là các chất lưỡng tính, còn Al tan trong dung dịch kiềm vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính.

Phương trình phản ứng :


Câu 15:

Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3, Cu và FeCl3, BaCl2 và CuSO4, Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là:

Xem đáp án

Chọn D

Trong số 4 hỗn hợp trên, chỉ có một hỗn hợp có thể hòa tan hoàn toàn trong nước dư là Na2O và Al2O3. Phương trình phản ứng :

Như vậy, dung dịch sau phản ứng chứa một muối tan là NaAlO2.

3 hỗn hợp còn lại khi phản ứng với nước đều tạo ra kết tủa.

Vì các chất trong hỗn hợp có số mol bằng nhau nên sau phản ứng Cu còn dư.


Câu 18:

Cho các phản ứng sau :

a) FeO + HNO3 (đặc, nóng)

b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) 

c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng)

d) Cu + dung dịch FeCl3 

e) CH3CHO + H2 (Ni, to)

f) glucozơ + AgNO3 trong dung dịch NH3 (to)

g) C2H4 + Br2 

h) glixerol (glixerin) + Cu(OH) 

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là :

Xem đáp án

Chọn A

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử, làm thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố tham gia phản ứng.

Các phản ứng a, b, d, e, f, g thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử. Sơ đồ phản ứng :


Câu 25:

Khi cho hỗn hợp gồm MgSO4, Ba3(PO4)2, FeCO3, FeS, Ag2S vào dung dịch HCl dư thì phần không tan chứa những chất nào ?

Xem đáp án

Chọn B

Khi cho hỗn hợp gồm MgSO4, Ba3(PO4)2, FeCO3, FeS, Ag2S vào dung dịch HCl dư thì phần không tan chứa các chất Ag2S và BaSO4. Trong đó Ag2S không tan trong nước, còn BaSO4 sinh ra như sau:


Câu 26:

Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, thu được dung dịch X. Sau đó ngâm Cu dư vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Dung dịch X, Y gồm :

Xem đáp án

Chọn D

Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì Fe bị AgNO3 oxi hóa lên Fe3+. Vậy dung dịch X gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 dư. Cho Cu dư tác dụng với dung dịch X thì Cu sẽ khử hết Ag+ về Ag và Fe3+ về Fe2+. Vậy dung dịch Y gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2


Câu 27:

Hoà tan hỗn hợp gồm : K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là :

Xem đáp án

Chọn A

Chất rắn Y có Fe3O4 và có thể còn Al2O3 chưa phản ứng hết. Dung dịch X có có Ba2+, K+, AlO2- và có thể có OH- . Sục CO2 dư vào X chỉ thu được kết tủa là Al(OH)3.


Câu 29:

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là :

Xem đáp án

Chọn A

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Suy ra X có chứa ion âm. NO3-

X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Suy ra X chứa ion dương NH4+.

Vậy X là NH4NO3 (amoni nitrat).

Phương trình phản ứng :


Câu 30:

Cho sơ đồ biến hóa sau :

Trong các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hóa - khử ?

Xem đáp án

Chọn B

Khí A có mùi trứng thối, chứng tỏ A là H2S. Từ đó suy ra : X là S, B là SO2, E là FeS, D là H2O, Y là HBr, Z là H2SO4, G là H2O.

Phương trình phản ứng :

Vậy có 5 phản ứng là thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử


Câu 31:

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

 X1 + H2 có màng ngănđin phânX2 + X3­ + H2 ­

 X2 + X4  BaCO3¯ + K2CO3 + H2O

Hai chất X2, X4 lần lượt là :

Xem đáp án

Chọn D

KOH, Ba(HCO3)2

Dựa vào sơ đồ phản ứng điện phân, ta thấy X2 là dung dịch kiềm.

Dựa vào sơ đồ phản ứng còn lại, ta thấy X2, X4 là hợp chất của K và Ba.

Vậy hai chất X2, X4 lần lượt là KOH, Ba(HCO3)2.

Phương trình phản ứng minh họa :

 


Câu 38:

Trường hợp nào sau không tạo ra đơn chất? 

Xem đáp án

Chọn D

Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương