IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 5)

  • 2032 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

Chiều của dãy điện hóa đi từ trái sang phải là chiều tăng dần về tính oxi hóa của các chất oxi hóa trong các cặp oxi hóa – khử và là chiều giảm dần về tính khử của các chất khử trong các cặp oxi hóa khử.

Trong dãy trên Ag+ có tính oxi hóa mạnh nhất Ag có tính khử yếu nhất

Câu 2:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
Xem đáp án

Đáp án C

W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.

Nhiệt độ nóng chảy của wonfram (W) khoảng 3410oC

Câu 3:

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:
Xem đáp án

Đáp án A

 “Ăn mòn kim loại” là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh

Câu 4:

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
Xem đáp án

Đáp án D

+) CuSO4: Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học:

Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu

Sau đó xảy ra ăn mòn điện hóa. Hai điện cực là Ni và Cu cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.

+) ZnCl2: Không xảy ra ăn mòn hóa học vì Ni có tính khử yếu hơn Zn nên không đẩy được Zn ra khỏi muối để xuất hiện hai điện cực kim loại.

+) FeCl3: Không xảy ra ăn mòn hóa học vì

Ni + 2FeCl3 → NiCl2 + 2FeCl2

Không có hai điện cực.

+) AgNO3: Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học

Ni + 2AgNO3 → Ni(NO3)2 + 2Ag

Sau đó xảy ra ăn mòn điện hóa. Hai điện cực là Ni và Ag cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.

Câu 5:

Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả hai điện cực (ngay từ lúc mới bắt đầu điện phân)?
Xem đáp án

Đáp án C

Hai ion K+SO42 đều không điện phân

Nên nước điện phân ngay ở cả hai điện cực, sinh ra khí H2 ở catot và khí O2 ở anot

Catot (-): H2O + 2e → H2 + 2OH-

Anot (+): 2H2O → O2 + 4e + 4H+

Câu 6:

Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.

Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau:

(a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.

(b) Thuyền bốc cháy.

(c) Nước chuyển màu hồng.

(d) Mẩu natri nóng chảy.

Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là
Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 dự đoán đều đúng.

- Chiếc thuyền làm bằng giấy thấm nước làm cho mẩu Na phản ứng với nước.

Phương trình phản ứng:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

- Khí H2 sinh ra đẩy mẩu Na cũng như đẩy chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.

- Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt khiến cho chiếc thuyền bốc cháy, mẩu Na nóng chảy và vo tròn lại (do sức căng bề mặt).

- Vì NaOH là dung dịch bazơ nhỏ phenolphtalein làm dung dịch chuyển màu hồng.

Câu 7:

Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí nào?
Xem đáp án

Đáp án C

NaOH rắn là chất hút nước. NaOH có thể làm khô các khí không có phản ứng với nó ở điều kiện thường.

Câu 8:

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2
Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng xảy ra theo thứ tự sau

HCl+Na2CO3NaHCO3+NaCl(1)0,02         0,02             0,02
 
HCl    +         NaHCO3CO2+NaCl+H2O  (2)(0,030,02)   (0,02+0,02)    0,01

Phản ứng (2) NaHCO3 dư nên số mol CO2 được tính theo HCl

nCO2= 0,010 mol.

Câu 9:

Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là
Xem đáp án

Đáp án A

Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3

Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2

CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2

nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2= 0,09 mol

Dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong trong dung dịch có muối axit.

CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 + H2O

2CO2 + Ba(OH)2  Ba(HCO3)2

Bảo toàn nguyên tố Ba: nBaCO3+nBa(HCO3)2=nBa(OH)2

nBa(HCO3)2 = 0,09 – 0,08 = 0,01 mol

Bảo toàn nguyên tố C trong hai muối

nBaCO3+2nBa(HCO3)2=nCO2

nCO2= 0,08 + 2.0,01 = 0,1 mol

nCO2= nMCO3 = 0,1 mol

MMCO3=7,20,1=72  (g/mol) 

MM = 12 (g/mol).

Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp có M < 12 là Be (MBe = 9).


Câu 10:

Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là
Xem đáp án

Đáp án A

CaCO3 to CaO + CO2

Giả sử số mol CaCO3 trong hỗn hợp đầu là 1 mol

nCO2= nCaCO3= 1 mol

mtrước – msau = mCO2 = mtrước mtrước

mtrước = 3.mCO2 = 3.1.44 = 132g

%mCaCO3 = 1.100132.100 = 75,76%


Câu 11:

Trong công nghip, Mg được điu chế bng cách nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án A

Kim loại Mg được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua.

MgCl2 dpnc Mg + Cl2


Câu 12:

Cho các quặng sau: pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, đolomit. Số quặng chứa nhôm là
Xem đáp án

Đáp án B

Pirit: FeS2

Thạch cao: CaSO4.nH2O

Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.

Apatit: Ca5F(PO4)3 hay 3Ca3(PO4)2.CaF2

Criolit: Na3AlF6 hay AlF3.3NaF

Boxit: Al2O3.nH2O

Đolomit: CaCO3.MgCO3 (đá bạch vân)

Vậy quặng mica, criolit, boxit chứa nhôm


Câu 13:

Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
Xem đáp án

Đáp án C

3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + H2O + CO2

NaAlO2 + KOH → không phản ứng

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,12 mol khí NO2 và 0,08 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m
Xem đáp án

Đáp án A

Bảo toàn số mol electron:

 3nAl = nNO2 + 3nNO

3.nAl = 0,12 + 3.0,08 nAl = 0,12 mol

Vậy mAl = 0,12.27 = 3,24g.


Câu 15:

Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M với điện cực trơ, I = 5A. Sau 19 phút 18 giây, khối lượng Ag thu được ở catot là
Xem đáp án

Đáp án D

Đổi 19 phút 18 giây = 19.60 + 18 = 1158 giây

Theo công thức Faraday: mAg=AItnF

mAg=108.5.11581.96500=6,48g

Câu 16:

Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt, khi để trong không khí ẩm thì kim loại bị ăn mòn trước là
Xem đáp án

Đáp án B

Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước.

Theo dãy điện hóa của kim loại, tính khử: Fe > Sn

Vậy sắt sẽ bị ăn mòn trước

Câu 18:

Cho 100 ml dung dịch AlCl3 0,15M vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án B

nAlCl3=0,015  molnAl3+=0,015  mol

nNaOH=0,05  molnOH=0,05  mol

Phương trình hóa học:

      Al3++3OHAl(OH)30,0150,0450,015

Sau phản ứng, OH- dư: 0,05 – 0,045 = 0,005 mol

Al(OH)3+OHAlO2+2H2O   0,005   0,005

Sau phản ứng: nAl(OH)3=0,0150,005=0,01  mol

 

mkết tủa = 0,01.78 = 0,78 gam.


Câu 19:

Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử 19K là
Xem đáp án

Đáp án A

Cấu hình electron của K là: 1s22s22p63s23p6 4s1

Câu 20:

Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở anot thu được:
Xem đáp án

Đáp án B

Tại anot (cực dương): 2Cl- → Cl2 + 2e

Câu 21:

Nhận xét nào sau đây về NaHCO3không đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

NaHCO3 là muối được tạo nên bởi cation của bazơ mạnh và anion của axit yếu nên dung dịch NaHCO3 có pH > 7

Câu 22:

Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3, Al(OH)3, Ca(HCO3)2., Cr(OH)3, CrO Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH
Xem đáp án

Đáp án B

Các chất phản ứng được với NaOH là: FeCl2; CuSO4; Al(OH)3; Ca(HCO3)2; Cr(OH)3.


Câu 23:

Cho V lít CO2 tkc) vào 600 ml dd NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có số mol bằng nhau. Giá trị V là
Xem đáp án

Đáp án A

Theo bài ra, sau phản ứng thu được hai muối NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (x mol)

Bảo toàn Na có: nNa(muối­) = nNaOH  x + 2x = 0,6 x = 0,2 mol

Bảo toàn C có: nkhí = x + x = 0,4 mol

Vkhí = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Câu 24:

Cho Ba kim loại đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X và kết tủa Y. Dung dịch X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau?
Xem đáp án

Đáp án C

Ba + H2SO4 → BaSO4 ↓ + H2

Do Ba dư nên Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Vậy dung dịch X có chứa Ba(OH)2, có thể tác dụng được với Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn(OH)2.

Câu 25:

Trong việc sản xuất nhôm từ quặng boxit, criolit ( 3NaF.AlF3) có vai trò nào dưới đây?

1) Tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.              

2) Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

3) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt.                           

4) Tạo dung dịch tan được trong nước.

5) Tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ, nổi lên trên bề mặt nhôm, bảo vệ cho nhôm không bị oxi hóa.
Xem đáp án

Đáp án A

Vai trò của criolit:

2) Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

3) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt.                           

5) Tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ, nổi lên trên bề mặt nhôm, bảo vệ cho nhôm không bị oxi hóa.


Câu 26:

Nung hỗn hợp gồm 10,8g bột nhôm với 16g bột Fe2O3 không có không khí, nếu hiệu suất phản ứng 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là
Xem đáp án

Đáp án A

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,4         0,1                       mol

Nhận thấy: 0,42>0,11 → số mol Al2O3 tính theo Fe2O3

H = 80% mAl2O3=0,1.102.80%=8,16g.


Câu 27:

Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số mol Na là x mol; số mol Al là 2x mol

Theo bài ra chất rắn không tan sau phản ứng là Al dư.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

x                             x       0,5x       mol

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

x          x                                     1,5x           mol

0,5x + 1,5x = 0,4 → x = 0,2 (mol)

Al dư 0,2 mol, m = 0,2.27 = 5,4 gam

Câu 29:

Cho 27,84 gam FexOy tác dụng CO dư, nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, cho toàn bộ khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư được 48 gam kết tủa. Công thức oxit sắt là
Xem đáp án

Đáp án B

Theo bài ra:

Bảo toàn C có: nO(oxit)=nCO2=n=48100=0,48 mol

nFe (oxit) = mFexOymO(oxit)56=27,840,48.1656=0,36 mol

x : y = nFe : nO = 0,36 : 0,48 = 3 : 4. Vậy oxit sắt là Fe3O4

Câu 30:

Để nhận biết các dung dịch muối: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, Na2SO4  đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là dung dịch:
Xem đáp án

Đáp án A

Sử dụng Ba(OH)2:

+ Xuất hiện kết tủa trắng → Na2SO4

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 trắng + 2NaOH

+ Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan khi Ba(OH)2 dư → Al(NO3)3.

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3trắng

Al(OH)3 trắng + OH-AlO2 + 2H2O

+ Xuất hiện kết tủa trắng và thoát ra khí mùi khai → (NH4)2SO4.

Ba2+ + SO42 → BaSO4 trắng

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

+ Thoát ra khí có mùi khai → NH4NO3

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

+ Không có hiện tượng xuất hiện → NaNO3


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương