IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 có đáp án (Mới nhất) (Đề 16)

  • 2038 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kim loại K tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí H2.

2K + 2H2O ® 2KOH + H2­


Câu 2:

Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kim loại Na có tính khử mạnh, dễ bị oxi hóa khi để trong không khí nên được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.


Câu 3:

Thành phần chính của quặng boxit là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.


Câu 4:

Chất X được dùng làm bột nở. Công thức của X là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Chất X được dùng làm bột nở. Công thức của X là NaHCO3.


Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al trong dung dịch KOH dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

nAl = 0,1 (mol).

Bảo toàn e: 3nAl = 2nH2 ® nH2 = 0,15 (mol).

® VH2 = 0,15×22,4 = 3,36 (lít).


Câu 6:

Thạch cao nung có công thức hóa học là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thạch cao sống: CaSO4.2H2O.

Thạch cao nung: CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O.

Thạch cao khan: CaSO4.

Đá vôi: CaCO3.


Câu 7:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba.


Câu 8:

Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên được gọi là nước mềm.

Tính cứng tạm thời của nước cứng là do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra.

Có thể dùng K2CO3 để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.

Ca2+ + CO32 ® CaCO3¯

Mg2+ +  CO32 ® MgCO3¯

® Lọc bỏ kết tủa, được nước mềm.


Câu 9:

Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Muối Na2CO3 không bị nhiệt phân.

Các muối: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaCO3 bị nhiệt phân.

Ca(HCO3)2 to CaCO3 + CO2 ↑ + H2O

Mg(HCO3)2 to MgCO3 + CO2 ↑ + H2O

CaCO3 to CaO + CO2


Câu 10:

Cho dãy các chất: KOH, KCl, Na2SO4, Ba(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: KOH, Na2SO4, Ba(OH)2 (3 chất).

Ba(HCO3)2 + 2KOH ® BaCO3¯ + K2CO3 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 ® 2BaCO3¯ + 2H2O


Câu 11:

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương trình hóa học:

CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O.

nBaCO3=nCO2=0,15 (mol).

®mBaCO3 = 0,15×197 = 29,55 (gam).


Câu 12:

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại Zn.

® Phần vỏ tàu thép là cực dương, các lá Zn là cực âm.

+ Ở anot (-): Zn bị oxi hóa (Zn ® Zn2+ + 2e).

+ Ở catot (+): O2 bị khử (2H2O + O2 + 4e ® 4OH-).

Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là “vật hi sinh”, nó bị ăn mòn.


Câu 13:

Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIA là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kim loại nhóm IIA có hóa trị II.

® Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIA là RO.


Câu 14:

Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kim loại kiềm (nhóm IA) gồm: Li, Na, K, Rb, Cs.

® Kim loại Ca không phải là kim loại kiềm.


Câu 15:

Khí X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình hóa học:

CaCO3 to CaO + CO2 ↑.

® Khí X là CO2.


Câu 16:

Công thức phân tử của nhôm clorua là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Công thức phân tử của nhôm clorua là AlCl3.


Câu 18:

Khử hoàn toàn 8 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ m gam Al. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình hóa học:

Fe2O3 + 2Al to 2Fe + Al2O3.

nFe2O3 = 0,05 (mol).

nAl = 2nFe2O3 = 0,1 (mol)

® m = mAl = 0,1×27 = 2,7 (gam).


Câu 19:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cơ sở của phương pháp thủy luyện là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN, … để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn.

Phương pháp thủy luyện (còn gọi là phương pháp ướt) được dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu, Hg, Ag, Au, …

® Kim loại Ag được điều chế bằng phương pháp thủy luyện.


Câu 20:

Trên bề mặt của đồ vật làm bằng nhôm được phủ kín một lớp hợp chất X rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua. Chất X là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trên bề mặt của đồ vật làm bằng nhôm được phủ kín một lớp hợp chất X rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua. Chất X là nhôm oxit (Al2O3).


Câu 21:

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển màu hồng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dung dịch bazơ KOH làm phenolphtalein chuyển màu hồng.

Các dung dịch: HCl, KCl, NaNO3 không làm phenolphtalein chuyển màu.


Câu 22:

Trong công nghiệp, kim loại Na được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kim loại kiềm Na có tính khử mạnh, do đó được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của nó.

Ví dụ: 2NaCl dienphannongchay 2Na + Cl2 ↑.


Câu 23:

Kim loại Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra muối và
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình hóa học: Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2­.

® Kim loại Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra muối và khí H2.


Câu 24:

Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch MgCl2 thu được kết tủa.

Na2CO3 + MgCl2 ® MgCO3↓ + 2NaCl


Câu 25:

Chất nào sau đây tan trong dung dịch NaOH?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Al2O3 là hợp chất lưỡng tính ® Al2O3 tan trong dung dịch NaOH.

Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O


Câu 26:

Một mẫu nước có chứa các ion: Ca2+, Na+, SO42;HCO3. Mẫu nước này thuộc loại

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.

Có 3 loại nước cứng:

+ Nước cứng tạm thời: do các ion Ca2+, Mg2+, HCO3 gây ra.

+ Nước cứng vĩnh cửu: do các ion Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42.

+ Nước cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

® Mẫu nước có chứa các ion: Ca2+, Na+SO42;HCO3 thuộc loại nước cứng toàn phần.


Câu 27:

Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua viết gọn là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Công thức hóa học của phèn chua là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, viết gọn là: KAl(SO4)2.12H2O.

Chú ý: Trong công thức hóa học phèn chua, nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+ hay NH4+  ta được các muối kép khác có tên chung là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).

Câu 28:

Ở nhiệt độ thường, kim loại K phản ứng với H2O, thu được H2 và chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương trình hóa học: 2K + 2H2O ® 2KOH + H2↑.

® Ở nhiệt độ thường, kim loại K phản ứng với H2O thu được bazơ KOH và khí H2.


Câu 30:

Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Viết phương trình hóa học và tính khối lượng của MgO trong hỗn hợp X.

Xem đáp án

Cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư, chỉ có Al phản ứng.

Al + NaOH + H2O ® NaAlO2 + 32 H2­

nH2 = 0,15 (mol) ® nAl = 2nAl3 = 0,1 (mol).

® mAl = 0,1×27 = 2,7 (gam).

mMgO = mX – mAl = 10,7 – 2,7 = 8 (gam).


Câu 31:

Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng của rắn Z.
Xem đáp án

Sơ đồ phản ứng:

MgCO3RCO3 + H2SO4 ® Y MgSO4RSO4 + CO2­ + H2O + Rắn X (dư) MgCO3RCO3.

® nCO2=4,4822,4=0,2 (mol) =nH2SO4=nH2O. 

Bảo toàn khối lượng:

 mmuối + mH2SO4 = mX + mYmCO2+mH2O 

® 115,3 + 0,2×98 = mX + 12 + 0,2×44 + 0,2×18

® mX = 110,5 (gam).

Nung X đến khối lượng không đổi:

 MgCO3RCO3t0  Rắn Z + CO2­.

nCO2=11,222,4=0,5 (mol).

Bảo toàn khối lượng:

mX = mZ + mCO2 ® 110,5 = mZ + 0,5×44 ® mZ = 88,5 (gam).


Câu 32:

Cho 4 chất rắn dạng bột: MgSO4, CaCO3, CaO, KCl. Trình bày cách nhận biết 4 chất trên.

Xem đáp án

Lấy các mẫu thử.

Hòa tan 4 chất rắn vào nước.

+ Mẫu chất rắn không tan là: CaCO3.

+ Mẫu chất rắn tan là: MgSO4, CaO, KCl.

CaO + H2O ® Ca(OH)2

Dùng quỳ tím:

+ Dung dịch làm đổi màu quỳ tím là Ca(OH)2 ® Nhận ra mẫu CaO.

+ Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím: MgSO4, KCl.

Dùng dung dịch BaCl2:

+ Thấy xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch MgSO4.

MgSO4 + BaCl2 ® BaSO4↓ + MgCl2

+ Không có hiện tượng gì là KCl.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương