Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng có đáp án

Dạng 1: Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ đoạn thẳng có đáp án

  • 449 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Biểu đồ sau cho biết điểm trung bình môn Toán giữa học kỳ I, II và cuối học kỳ I, II năm lớp 6 của một bạn học sinh:

Biểu đồ sau cho biết điểm trung bình môn Toán giữa học kỳ I, II và cuối học (ảnh 1)

Trục đứng là trục biểu diễn:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm.

Đại lượng ta đang quan tâm trong bài này là: điểm trung bình.

Do đó ta chọn đáp án A.


Câu 2:

Cho biểu đồ sau:

Cho biểu đồ sau: Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất các ngày trong tuần (ảnh 1)

Đơn vị của trục đứng là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trục đứng biểu diễn nhiệt độ.

Đơn vị của nhiệt độ là: °C.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 3:

Cho bảng số liệu sau về diện tích cây công nghiệp lâu năm (đơn vị: nghìn ha) giai đoạn 1975 – 2005:

Năm

1975

1980

1985

1990

1995

2000

2005

Diện tích

172,8

256

470

657,3

902,3

1451,3

1633,6

Nếu biểu diễn bảng số liệu trên lên biểu đồ đoạn thẳng, em hãy cho biết trục ngang, trục đứng và đơn vị của trục đứng lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trục ngang biểu diễn thời gian (năm).

Trục đứng biểu diễn diện tích.

Đơn vị trục đứng: nghìn ha.

Do đó ta chọn đáp án D.


Câu 4:

Cho biểu đồ sau:

Cho biểu đồ sau: Sản ượng dầu thô qua một số năm  (ảnh 1)

Mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn thông tin gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta thấy trục ngang biểu diễn thời gian là năm.

Dựa vào tên biểu đồ, ta biết biểu đồ trên thể hiện sản lượng dầu thô.

Do đó mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn sản lượng dầu thô tại năm tương ứng.

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 5:

Cho bảng số liệu sau về sản lượng thủy sản cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (đơn vị: triệu tấn):

Năm

1995

2000

2005

Cả nước

1,58

2,25

3,47

Đồng bằng sông Cửu Long

0,82

1,17

1,85

Nếu biểu diễn bảng số liệu trên vào biểu đồ đoạn thẳng, em hãy cho biết tên biểu đồ là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tên biểu đồ cần thể hiện đầy đủ nội dung chính có trong biểu đồ.

Tên biểu đồ là: “Sản lượng thủy sản cả nước và đồng bằng sông Cửu Long”.

Do đó ta chọn đáp án C.


Câu 6:

Cho bảng số liệu sau về số dân thành thị (đơn vị: triệu người) ở nước ta:

Năm

1990

1995

2000

2003

2005

Số dân

12,9

14,9

18,8

20,9

22,3

Biểu đồ nào sau đây thể hiện số dân thành thị ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn năm, trục đứng biểu diễn số dân.

Bước 2. Với mỗi năm trên trục ngang, giá trị của số dân tại năm đó được biểu diễn bởi một điểm.

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng;

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ:

+ Trục ngang: Năm.

+ Trục đứng: Số dân (triệu người).

+ Tên biểu đồ: Số dân thành thị ở nước ta.

Cho bảng số liệu sau về số dân thành thị (đơn vị: triệu người) ở nước ta: (ảnh 1)

Vậy ta chọn đáp án B.

Đáp án A sai vì đơn vị của số dân ở đây là triệu người, không phải đơn vị là người.

Đáp án C sai vì trục ngang biểu diễn thời gian (năm).

Đáp án D sai vì nhầm lẫn mô tả của trục ngang và trục đứng.


Câu 7:

Giá trị xuất khẩu ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (đơn vị: tỉ USD):

Năm

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2005

Giá trị xuất khẩu

2,4

2,5

4,1

7,3

9,4

14,5

32,4

Biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn cho bảng số liệu trên là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn năm, trục đứng biểu diễn giá trị xuất khẩu;

Bước 2. Với mỗi năm trên trục ngang, giá trị xuất khẩu tại năm đó được biểu diễn bởi một điểm;

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng;

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ:

+ Trục ngang: Năm.

+ Trục đứng: Giá trị xuất khẩu (tỉ USD).

+ Tên biểu đồ: Giá trị xuất khẩu ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.

Giá trị xuất khẩu ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (đơn vị: tỉ USD): (ảnh 1)

Vậy ta chọn đáp án D.

Đáp án A sai vì sai tên biểu đồ. Sửa lại: Giá trị xuất khẩu ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.

Đáp án B sai vì nhầm lẫn mô tả trục ngang và trục đứng.

Đáp án C sai vì sai mô tả của trục ngang. Sửa lại: Năm.


Câu 8:

Cho bảng số liệu năng suất cả năm của cả nước, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long (đơn vị: tạ/ha):

Năm

Cả nước

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

1995

36,9

44,4

40,2

2000

42,4

55,2

42,3

2005

48,9

54,3

50,4

Nếu biểu diễn bảng số liệu trên vào biểu đồ đoạn thẳng, em hãy cho biết trục ngang, trục đứng, đơn vị trục đứng lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trục ngang biểu diễn thời gian (năm).

Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm. Đại lượng ta đang quan tâm ở đây là năng suất.

Đơn vị của trục đứng (hay đơn vị của năng suất) là: tạ/ha.

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 9:

Cho bảng số liệu sau về diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm giai đoạn 1975 – 2000 (đơn vị: nghìn ha):

Năm

1975

1980

1985

1990

1995

2000

Cây công nghiệp lâu năm

172,8

256

470

657,3

902,3

1451,3

Cây công nghiệp hàng năm

210,1

371,7

600,7

542

716,7

778,1

Nếu biểu diễn bảng số liệu trên lên biểu đồ đoạn thẳng, em hãy cho biết mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn thông tin gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biểu đồ:

Cho bảng số liệu sau về diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây  (ảnh 1)

Ta thấy trục ngang biểu diễn năm.

Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm giai đoạn 1975 – 2000.

Do đó mỗi điểm trên đường màu xanh của biểu đồ biểu diễn diện tích cây công nghiệp lâu năm tại năm tương ứng (1).

Và mỗi điểm trên đường màu đỏ biểu đồ biểu diễn diện tích cây công nghiệp hàng năm tại năm tương ứng (2).

Từ (1), (2), ta suy ra mỗi điểm trên biểu đồ biểu diễn diện tích cây công nghiệp lâu năm hoặc diện tích cây công nghiệp hàng năm tại năm tương ứng.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 10:

Cho bảng số liệu sau về sự biến động diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 – 2005:

Năm

1943

1975

1983

1990

1999

2005

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

14,3

9,6

7,2

7,2

10,9

12,4

 
Cho bảng số liệu sau về sự biến động diện tích rừng nước ta thời kỳ  (ảnh 1)

Các số còn thiếu ở các vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điểm ở vị trí số (1) biểu diễn tổng diện tích rừng năm 1943.

Ta quan sát bảng số liệu, ta thấy năm 1943 có tổng diện tích rừng là 14,3 triệu ha.

Do đó vị trí (1) ta điền 14,3.

Tương tự ta có:

Điểm ở vị trí số (2) biểu diễn tổng diện tích rừng năm 1975.

Ta quan sát bảng số liệu, ta thấy năm 1975 có tổng diện tích rừng là 9,6 triệu ha.

Do đó vị trí (2) ta điền 9,6.

Điểm ở vị trí số (3) biểu diễn tổng diện tích rừng năm 1990.

Ta quan sát bảng số liệu, ta thấy năm 1990 có tổng diện tích rừng là 7,2 triệu ha.

Do đó vị trí (1) ta điền 7,2.

Ta suy ra các số cần điền ở vị trí (1), (2), (3) lần lượt là 14,3; 9,6; 7,2.

Vậy ta chọn đáp án B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương